MỞ ĐẦU Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BÁO CÁO TÓM TẮT KẾ HOẠCH TỔNG THỂ THU DỌN MỎ “RỒNG” và “NAM RỒNG – ĐỒI MỒI” Vũng Tàu – 2012 TỔNG QUAN KẾ HOẠCH TỔNG THỂ THU DỌN MỎ RỒNG VÀ NAM RỒNG – ĐỒI MỒI Kế hoạch tổng thể thu dọn mỏ Rồng và Nam Rồng - Đồi Mồi trong giai đoạn 2012-2030 được soạn thảo trên cơ sở luật Dầu khí Việt Nam và Quốc tế. Các số liệu của mỏ Rồng và Nam Rồng - Đồi Mồi được lấy từ tài liệu “Sơ đồ công nghệ và xây dựng mỏ Rồng và Nam Rồng - Đồi Mồi năm 2012 hiệu chỉnh”. Đây là tài liệu đầu tiên của LD Việt- Nga Vietsovpetro về việc lập kế hoạch, lựa chọn công nghệ và thực hiện dự toán cho việc thu dọn mỏ Rồng và Nam Rồng - Đồi Mồi. Vì mỏ Rồng và Nam Rồng - Đồi Mồi có qui mô lớn và có rất nhiều công trình cần phải thu dọn, bao gồm 3 giàn cố định gồm 8 giàn nhẹ, 364 km đường ống ngầm, 123 giếng khoan, 1 giàn nén khí DGCP (PV GAS), 2 cầu dẫn, 1 hệ thống neo của trạm rót dầu không bến (UBN) và 58,1 km Cáp ngầm. Vì vậy trong tài liệu này chỉ trình bày kế hoạch tổng thể cho việc thu dọn từng nhóm hạng mục cụ thể. Kế hoạch thu dọn chi tiết sẽ được soạn thảo riêng cho từng dự án cụ thể ở giai đoạn cuối của quá trình khai thác mỏ hoặc từng công trình cụ thể trên cơ sở các số liệu khảo sát về đối tượng thu dọn, khả năng kỹ thuật của LD Việt-Nga Vietsovpetro, cũng như các công nghệ được ứng dụng ở thời điểm thu dọn. Nội dung của Kế hoạch tổng thể thu dọn mỏ Rồng và Nam Rồng - Đồi Mồi bao gồm: Chương 1. Tổng quan về mỏ Rồng và Nam Rồng – Đồi Mồi. Chương 2. Các quy định về công tác thu dọn mỏ. Chương 3. Các công việc chuẩn bị trước khi thu dọn mỏ Chương 4. Các phương án thu dọn Chương 5. Công tác làm sạch mỏ sau khi thu dọn Chương 6. An toàn và bảo vệ môi trường Chương 7. Chi phí thu dọn Chương 7. Kế hoạch thực hiện Chương 7. Quản lý dự án và chế độ kiểm tra Kết luận và kiến nghị Tài liệu tham khảo Phụ lục Chương 2. Các qui định về công tác thu dọn mỏ Kế hoạch thu dọn mỏ Rồng và Nam Rồng - Đồi Mồi được đề xuất có các mục tiêu sau: · Đảm bảo phù hợp theo các yêu cầu của luật Dầu khí Việt Nam và thoả mãn các cam kết về các điều khoản của hợp đồng dầu khí trước đây về thăm dò và khai thác mỏ Rồng - Đồi Mồi. · Đảm bảo phù hợp theo các quy định Quốc tế về thu dọn các mỏ dầu khí sau khi kết thúc hoạt động của mỏ. · Đảm bảo không ảnh hưởng tới hoạt động của các ngành nghề khác (giao thông biển, khải thác hải sản..) khi hoạt động trên vùng biển. · Tạo cơ hội cho việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến về thu dọn mỏ trong tương lai. · Đảm bảo tất cả các hoạt động thu dọn được thực hiện một cách an toàn và thân thiện với môi trường. · Thông báo cho các cơ quan quản lý hàng hải về tình trạng mỏ sau khi thu don để họ có kế hoạch khai thác vùng biển. · Lập dự toán chi phí thu dọn và trích lập quỹ thu dọn mỏ Rồng - Đồi Mồi. Kế hoạch thu dọn mỏ Rồng và Nam Rồng - Đồi Mồi được đề xuất phù hợp với các quy định của Việt Nam, bao gồm: Luật Dầu khí 1993, Luật dầu khí sửa đổi năm 2000; QĐ số 395/1998/QĐ BKHCNMT về “Qui chế BVMT trong hoạt động dầu khí”; Qui chế bảo quản và hủy bỏ giếng khoan – Bộ Công nghiệp, số 37/2005/QĐ BCN và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 40/2007/QĐ-TTg về việc “Thu dọn các công trình cố định, thiết bị và phương tiện hoạt động dầu khí” ngày 21/3/2007. Cũng như các quy định của Quốc tế, gồm: Hiệp định Geneve của LHQ 1958 về thềm lục địa; Hiệp định London 1972, OSPA 1998 về bảo vệ môi trường biển; Hướng dẫn của Tổ chức hàng hải thế giới (IMO) năm 1989 về thu dọn công trình biển và Luật Huỷ bỏ các công trình dầu khí biển của Mỹ năm 2002. Chương 3 Các công việc chuẩn bị trước khi thu dọn mỏ Trước khi tiến hành công việc thu dọn mỏ, Vietsovpetro sẽ lập Kế hoạch tổng thể thu dọn mỏ để trình Bộ Công Thương xem xét và phê duyệt. Trên cơ sở Kế hoạch tổng thể đã được phê duyệt, vào cuối thời kỳ hoạt động của mỏ sẽ lập kế hoạch thu dọn mỏ chi tiết đối với từng hạng mục công trình để trình các cơ quan chức năng xem xét và phê duyệt. Nội dung phê duyệt liên quan đến chức năng quản lý của các Bộ: Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Tài chính, Thuỷ sản. Các hoạt động sau sẽ được trình phê duyệt, bao gồm: Phê duyệt kế hoạch dừng hoạt động cho từng giàn riêng lẻ và cho toàn bộ mỏ; Phê duyệt về kế hoạch thu dọn mỏ chi tiết; Phê duyệt về kế hoạch làm việc trên biển, các công tác lặn, nổ mìn v.v.; Phê duyệt về địa điểm ngoài khơi dành cho “khối đá ngầm nhân tạo” (nếu áp dụng) hoặc cho mục đích sử dụng khác (nếu áp dụng); Phê duyệt cuối cùng về điều kiện của vùng biển sẽ thực hiện công việc thu dọn mỏ. Chương 4. Các phương án thu dọn mỏ 1.1. Thu dọn giếng khoan dầu khí Công tác hủy giếng phải được thực hiện phù hợp với các yêu cầu "Quy định về bảo quản và hủy bỏ các giếng khoan dầu khí," đã được phê duyệt bởi quyết định số 37/2005/QĐ-BCN ký ngày 25 tháng 11 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp. Trường hợp đặc biệt phải có văn bản gửi Tập đoàn dầu khí Dầu khí Việt Nam xem xét quyết định”. Các công việc cần phải thực hiện khi huỷ và thu dọn giếng khoan bao gồm: a) Đổ cầu xi măng cách ly vỉa b) Đặt cầu cơ học trong giếng c) Đánh giá chất lượng cầu cơ học và cầu xi măng d) Bơm dung dịch khoan cách ly giữa các cầu xi măng trong giếng e) Loại trừ áp suất giữa các cột ống chống g) Cắt tổ hợp ống chống và thu dọn chúng 1.2. Thu dọn phương tiện nổi Các phương tiện nổi, các kết cấu và thiết bị đi kèm phải được đưa ra khỏi vị trí đã sử dụng, chuyển tới nơi khác để tái sử dụng hoặc cất giữ hoặc thải theo quy định của pháp luật. 1.3. Thu dọn đường ống trên biển Theo yêu cầu của Điều 9 Quyết định số 40/2007/QĐ-TTg “ Tổ chức, cá nhân phải tiến hành thu dọn toàn bộ đường ống nổi, đoạn ống treo. Việc thu dọn đường ống nổi, đoạn ống treo chỉ được tiến hành khi tổ chức, cá nhân đã làm sạch dầu, khí và các hoá chất trong đường ống đó. Tổ chức, cá nhân không phải thu dọn đường ống chôn ngầm, nhưng phải làm sạch dầu, khí và các hoá chất trong đường ống đó”. 1.4. Thu dọn các kết cấu thiết bị ngầm Các kết cấu và thiết bị ngầm ở mỏ Rồng và Nam Rồng - Đồi Mồi bao gồm các Template giữ các Conductor của giếng khoan, các cọc neo của tàu UBN, cáp điện ngầm sẽ được thu dọn phù hợp với các qui định của Việt Nam. 1.5. Thu dọn các giàn cố định Mọi công trình khi không còn sử dụng ở độ sâu nhỏ hơn 75m nước và trọng lượng phần trên mặt nước nhỏ hơn 4000 tấn cần phải được tháo dỡ hoàn toàn. Các kết cấu ngầm được lắp đặt sau 01-01-1998 ở độ sâu nước biển nhỏ hơn 100m nước có trọng lượng nhỏ hơn 10.000 tấn phải dỡ bỏ hoàn toàn”. Các giàn cố định ở mỏ Rồng và Nam Rồng - Đồi Mồi sau khi kết thúc hoạt động sẽ được tháo dỡ và thu dọn hoàn toàn phù hợp với các yêu cầu của luật pháp Việt Nam và Quốc tế. Các chân đế của các giàn cố định sẽ được thu dọn phù hợp với Quyết định số 40/2007/QĐ-TTg. 1.6. Các phương pháp cắt dưới nước cột, ống và giêng khoan · Phương pháp cơ khí · Phương pháp thủy lực áp lực cao · Phương pháp nổ mìn Chương 5. Công tác làm sạch mỏ sau khi thu dọn Sơ đồ xử lý chất thải trên các công trình biển vietsovpetro Chương 6. An toàn và bảo vệ môi trường 6.1. Mục tiêu công tác an toàn và BVMT Nhằm đảm bảo an toàn và bảo vệ môi trường trong quá trình thu dọn mỏ, để đảm bảo bảo vệ sức khỏe cho người làm việc, phòng chống cháy nổ, an toàn cho máy móc và phương tiện thu dọn công trình, bảo vệ lòng đất, không gây ô nhiễm môi trường và khôi phục trạng thái môi trường sinh thái, an toàn giao thông và các nguồn lợi khác của biển. 6.2. Chương trình thực hiện. + Trước khi bắt đầu thu dọn mỏ: Soạn thảo các tài liệu sau và đệ trình cho Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam trước khi tiến hành công tác thu dọn mỏ: · Báo cáo đánh giá rủi ro khi thu dọn mỏ; · Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp. · Chương trình quản lý an toàn: Kế hoạch an toàn cho toàn bộ quá trình thu dọn mỏ. + Trong quá trình thu dọn mỏ: · Quan sát việc chấp hành các qui định của các tài liệu, quy phạm, tiêu chuẩn của nhà nước, PVN và Vietsovpetro về an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường và bảo vệ lòng đất. · Tổ chức các tàu trực sự cố - cứu hộ, chữa cháy, ứng cứu tràn dầu và các tình huống khẩn cấp khác. 6.3. Quan trắc môi trường Quy trình xác định và đánh giá tác động môi trường được dựa theo cấu trúc của Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT, ngày 18/4/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường “Hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường” và một số yêu cầu luật pháp hiện hành của Việt nam cũng như phù hợp với Hệ thống quản lý An toàn- Sức khỏe- Môi trường của Vietsovpetro. Theo phương pháp cuốn chiếu, dứt điểm theo từng công trình thu dọn đơn lẻ bao gồm quan trắc hiện trạng môi trường và quan trắc tác động môi trường từ hoạt động trước và sau khi thu dọn mỏ; được thực hiện hai giai đoạn như sau: · Trước khi thực hiện hoạt động thu dọn mỏ tiến hành quan trắc và lập báo cáo đánh giá hiện trạng môi trường tự nhiên khu vực bao gồm chất lượng không khí, chất lượng nước biển, đặc điểm của trầm tích đáy biển và môi trường sinh học, trình Bộ Tài nguyên và Môi trường · Trong thời hạn 09 tháng, kể từ khi việc thu dọn công trình cố định, thiết bị và phương tiện kết thúc, tổ chức quan trắc môi trường lần hai, lập Báo cáo đánh giá được những tác động môi trường đã xảy ra qua quá trình thu dọn mỏ, trình Bộ Tài nguyên và Môi trường. Chương 7. Chi phí thu dọn mỏ Chi phí tháo dỡ và thu dọn các công trình biển mỏ Rồng và Nam Rồng – Đồi Mồi được tính toán trên cơ sở công nghệ thu dọn mỏ được trình bày ở các phần trên. Các loại đơn giá sử dụng trong tính toán chi phí thu dọn mỏ bao gồm: - Đơn giá nhân công nội bộ LDVN “Vietsovpetro” năm 2011; - Đơn giá vận hành phương tiện nổi nội bộ của LDVN “Vietsovpetro" năm 2011; - Giá thuê tàu trên thị trường. 7.1. Chi phí thu dọn mỏ Rồng TỔNG CHI PHÍ THU DỌN MỎ RỒNG Stt Danh mục Đ.v. tính Số lượng Đơn giá (ng.USD/đ.v) Tổng (tr.USD) 1 RP giàn. 3 20,776.01 62.328 2 RC-1 -"- 1 8,060.02 8.060 3 RC-2,3,5,6,7 -"- 5 8,870.24 44.351 4 Cầu dẫn và chân đế -"- 2 2,000.00 4.000 5 Hệ thống neo UBN -"- 1 1.546 1.546 6 Đường ống ngầm km 309.9 499.61 154.822 7 Cáp ngầm km 58.1 120.19 6.983 8 Giếng khoan trên RP Giếng 54 2,934.74 158.476 9 Giếng khoan trên RC Giếng 55 3,699.50 203.472 10 Quan trắc môi trường 1.290 11 Làm sạch mỏ 3.012 12 AT&BVMT 1.657 Tổng chi phí 649.998 Từ năm 2013 mức trích lập vào quỹ thu dọn mỏ Rồng sẽ là: (649.998 tr.USD – 125.23 tr.USD)/19.08305 tr. tấn dầu = 27.499 USD/tấn dầu khai thác. Mức trích lập = 27.499 USD/ tấn dầu khai thác. 7.2. Chi phí thu dọn mỏ Nam Rồng – Đồi Mồi TỔNG CHI PHÍ THU DỌN MỎ NAM RỒNG – ĐỒI MỒI Stt Danh mục Đơn vị tính Đơn giá (ng.USD/đv) Theo EPP Theo quỹ giếng hiện tại SL Giá trị (tr.USD) SL Giá trị (tr.USD) 1 Giàn RC-4, RCDM Giàn 8,870.24 2 17.740 2 17.740 2 Đường ống ngầm km 499.61 54.1 27.012 54.1 27.012 3 Giếng khoan giếng 23 85.021 14 51.592 4 Quan trắc môi trường 0.731 0.731 5 Làm sạch mỏ 0.900 0.900 6 AT&BVMT 0.331 0.331 Tổng cộng 131.737 98.307 Từ năm 2013 mức trích lập vào quỹ thu dọn mỏ Nam Rồng – Đồi Mồi sẽ là: Mức trích lập Theo EPP Theo cập nhật dự báo sản lượng của VSP * (USD/tấn) 10.816 28.632 của VRJ (USD/tấn) 11.763 32.091 Hiện nay tại mỏ Nam Rồng - Đồi Mồi đã kết thúc giai đoạn khai thác sớm (3 năm), do vậy trữ lượng và sản lượng khai thác dầu của mỏ như trong EPP là không còn phù hợp, cần phải tiến hành tính toán lại. Tổng chi phí thu dọn mỏ và mức trích lập cho quỹ thu dọn mỏ sẽ được chính xác hoá trong FDP (Kế hoạch phát triển đại cương mỏ NR-ĐM). Trước khi báo cáo FDP được phê duyệt, đề nghị tạm trích quỹ thu dọn mỏ Nam Rồng – Đồi Mồi theo mức dự báo sản lượng cập nhật (phụ lục 2), cụ thể như sau: · Mức trích lập của VSP: 28.632 USD/tấn · Mức trích lập của VRJ: 32.091 USD/tấn Chương 8. Kế hoạch thực hiện 8.1. Khái quát Tất cả công trình biển cố định sau khi kết thúc giai đoạn làm việc có lợi nhuận cần phải huỷ bỏ. Việc đánh giá tính hiệu quả của từng công trình riêng lẻ hiện nay chủ yếu là dựa vào giá dầu thô và chi phí cho các hoạt động sản xuất. Tuy nhiên các công trình biển cố định ở mỏ Rồng và Nam Rồng - Đồi Mồi đều nằm trong một hệ thống công nghệ chung của toàn mỏ, cho nên nếu một giàn cố định được tính là không hiệu quả theo cách tính trên, nhưng việc huỷ bỏ giàn cần phải dựa trên cơ sở xem xét chức năng làm việc của từng giàn đối với sơ đồ công nghệ chung của mỏ (các giàn cố định được kết nối với nhau bởi các đường ống trên biển dẫn dầu, khí, cáp điện…) và việc huỷ giàn phải đảm bảo không ảnh hưởng tới sự làm việc bình thường của các giàn còn lại. Hiện nay và trong các năm tiếp theo rất khó khăn trong việc dự báo giá dầu, cho nên việc xác định một giàn nào đó làm việc không hiệu quả chỉ mang tính chất tương đối. Đối với các giàn không còn hiệu quả sẽ tiến hành thu dọn theo trình tự sau: · Thu dọn các giếng khoan không còn hoạt động; · Thu dọn các block modun của tổ hợp khoan cố định; · Thu dọn các cụm thiết bị năng lượng và thiết bị bơm ép vỉa (nếu có). · Thu dọn toàn bộ giàn nếu đảm bảo được điều kiện an toàn của toàn mỏ và không ảnh hưởng tới hiệu quả khai thác của các giàn còn lại. Đối với các giàn có các giếng khoan đã kết thúc hoạt động (không có nhu cầu khoan và sửa giếng) sẽ tiến hành thu dọn các block modun của tổ hợp khoan cố định. 8.2. Trình tự thu dọn mỏ Việc thu dọn mỏ có thể chia thành những giai đoạn sau: 1. Lập kế hoạch chi tiết và soạn thảo qui trình thực hiện; 2. Dừng từng giàn riêng biệt; 3. Dừng hoạt động mỏ; 4. Quan trắc môi trường; 5. Thu dọn giếng khoan dầu khí; 6. Chiến dịch thu dọn đường ống và các giàn cố định; 7. Công tác làm sạch khu vực mỏ; 8. Khảo sát sau khi thu dọn; 9. Kết thúc công tác thu dọn; 10. Quan trắc môi trường; Chương 9. Quản lý dự án và chế độ kiểm tra 9.1. Các hoạt động của Ban dự án gồm: · Nghiên cứu chi tiết các phương án thu dọn; · Xác định năng lực cụ thể thu dọn mỏ của Vietsovpetro. · Lập tiến độ thu dọn mỏ. · Tính toán chi phí thu dọn mỏ. · Xác định các rủi ro khi thu dọn mỏ và các biện pháp phòng ngừa; · Lập kế hoạch về an toàn lao động, bảo vệ môi trường cho việc thu don mỏ. · Biên soạn quy trình giải quyết sự cố trong trường hợp khẩn cấp. · Làm việc với cơ quan chức năng để phê duyệt các tài liêu. · Biên soạn quy trình trình dừng hoạt động của các hệ thống, thiết bị, xả nước làm sạch các tuyến ống ngầm và các thiết bị công nghệ. · Biên soạn qui trình thu dọn mỏ; · Lập khối lượng công việc thu dọn và các yêu cầu kỹ thuật để đấu thầu. · Chuẩn bị hồ sơ thầu và tổ chức đấu thầu. · Xét thầu và lựa chọn nhà thầu . · Quản lý công việc của nhà thầu . · Giám sát hiện trường các hoạt động thu dọn mỏ. 9.2. Quản lý tài chính và chế độ kiểm tra · Nguồn tài chính để lập Quỹ thu dọn mỏ Rồng và Nam Rồng - Đồi Mồi được hình thành từ phần dầu để lại để trang trải chi phí sản xuất hàng năm của Vietsovpetro và VRJ. Khoản trích lập vào Quỹ thu dọn mỏ hàng năm được tính vào chi phí sản xuất hợp lý và được hạch toán vào giá thành khai thác dầu khí của Vietsovpetro và VRJ. · Việc trích lập Quỹ thu dọn mỏ sẽ được thực hiện hàng năm theo từng mỏ trong phạm vi hoạt động của Vietsovpetro và VRJ. Quỹ thu dọn mỏ được xác định trên cơ sở tổng chi phí được dự tính cho công tác thu dọn mỏ và sản lượng dầu thu hồi còn lại đến khi chấm dứt hoạt động của mỏ. Thời điểm Vietsovpetro bắt đầu trích lập Quỹ thu dọn mỏ Rồng từ năm 2006, VRJ cho Nam Rồng – Đồi Mối từ năm 2013 . Mức trích lập Quỹ thu dọn mỏ hàng năm tỷ lệ thuận với sản lượng dầu khai thác hàng năm của mỏ và được Hội đồng Vietsovpetro và VRJ phê duyệt. · Quỹ thu dọn mỏ được sử dụng với mục đích duy nhất là trang trải chi phí cho công tác thu dọn mỏ trong phạm vi Vietsovpetro và VRJ. Mức kinh phí, thời gian sử dụng Quỹ thu dọn mỏ do Vietsovpetro và VRJ phê duyệt. · Quỹ thu dọn mỏ được hạch toán riêng trên các tài khoản trong hệ thống tài khoản của Vietsovpetro và VRJ. · Tiền lãi ngân hàng hàng năm thu được từ Quỹ thu dọn mỏ, sau khi nộp thuế thu nhập, được nhập vào Quỹ. · Chi tiêu từ Quỹ thu dọn mỏ được thực hiện trên cơ sở kế hoạch và dự toán chi phí cho các công trình biển cần thu dọn trong năm kế hoạch và phải được Hội đồng Vietsovpetro và VRJ phê duyệt. Khi kết thúc công tác thu dọn mỗi công trình phải tiến hành tổng quyết toán và phê duyệt để làm cơ sở hạch toán giảm Quỹ thu dọn mỏ. · Việc quản lý Quỹ thu dọn mỏ sẽ tuân theo các Qui định hiện hành của luật pháp Việt Nam. KẾT LUẬN 1. Công việc thu dọn mỏ dầu khí ở ngoài biển là công việc mới ở Việt nam, vì vậy để lập kế hoạch thu dọn mỏ chi tiết đòi hỏi cần phải tiếp tục nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trong khu vực và thế giới nhằm đảm bảo cho công việc được tiến hành an toàn và hiệu quả. 2. Hiện nay các qui định của Việt nam về công tác thu dọn mỏ vẫn chưa được cụ thể và chi tiết. Do đó để có cơ sở lập kế hoạch chi tiết, cần thiết phải nghiên cứu và xem xét áp dụng các qui định và thông lệ của Quốc tế. 3. Tổng chi phí thu dọn mỏ được tính trong báo cáo là số liệu được tạm tính tại thời điểm tháng 03/2012 là 649.998 triệu USD đối với mỏ Rồng và 98.307 triệu USD đối với mỏ Nam Rồng - Đồi Mồi (theo quỹ giêng hiện tại). Chi phí phí này sẽ được hiệu chỉnh ở thời điểm lập kế hoạch chi tiết có tính đến sự thay đổi về phương tiện, thiết bị của Vietsovpetro, cũng như sự thay đổi công nghệ thu dọn mỏ của thế giới. KIẾN NGHỊ 1. Đối với các giếng khoan đã kết thúc hoạt động, cần tận dụng các thiết bị khoan hiện có trên các giàn khoan biển cố định để thực hiện công tác huỷ giếng theo từng cụm đơn lẻ. 2. Trên cơ sở kinh nghiệm của một số nước trên thế giới (Mỹ, Nhật, Đài Loan), có thể xem xét một vị trí biển thích hợp để chở một phần hay toàn bộ các phần kết cấu của giàn giàn cố định ra đó đánh chìm nhằm tạo thành các “Khối đá ngầm nhân tạo” làm môi trường sống cho các sinh vật biển phát triển 3. Do chi phí thu dọn đường ống ngầm rất lớn (~499.610 USD/1km). Kiến nghị các đường ống không nhiễm bẩn các chất Hydrocacbon như ống dẫn nước ép vỉa PPD, ống dẫn khí Gaslift được để lại đáy biển trong trường hợp chúng được làm sạch, bơm đầy nước, nút kín các đầu và chôn các đầu xuống đáy biển. Chất thải thu gom (phân loại) Chất thải y tế Chất thải sản xuất Chất thải sinh hoạt Vị trí tập kết chất thải Máy nghiền chất thải thực phẩm Thải xuống biển Máy đốt rác Container chúa chất thải không nguy hại Container chứa chất thải nguy hại Vận chuyển về bờ bằng tàu dịch vụ PAGE 9