CÔNG TY DỆT 8 – 3 HÀ NỘI XÍ NGHIỆP DỆT NỘI QUY AN TOÀN LAO ĐỘNG PHỔ BIẾN NỘI QUY AN TOÀN LAO ĐỘNG NĂM 1991. NỘI QUY A.T.L.Đ CHUNG CỦA XÍ NGHIỆP DỆT 1. Mọi CNVC trong xí nghiệp hàng năm phải tham gia học tập nội quy, quy phạm ATLĐ. Người được giao sử dụng máy móc thiết bị nào phải học nội quy, quy trình thao tác máy đó trước khi vận hành máy và kí xác nhận vào sổ học nội quy ATLĐ của xí nghiệp. 2. Khi sản xuất phải sử dụng đầy đủ trang bị BHLĐ được cấp phát. Không đi giầy, guốc cao gót. Không đi chân đất, không để tóc lòa xòa. Không giặt, phơi quần áo trong gian máy. 3. Không đi lại lung tung trong gian máy gây mất trật tự, làm ảnh hưởng đến sản xuất của người khác. 4. Không uống rượu, bia trong giờ làm việc. Không hút thuốc trong gian máy, không mang các chất dễ cháy nổ, chất hóa học vào nơi sản xuất. 5. Chỉ vận hành máy hoặc thiết bị được giao quản lí, trong quá trình vận hành máy phải thường xuyên theo dõi tình trạng của máy đó nếu phát hiện thấy dấu hiệu không an toàn phải đóng máy, cắt điện và báo ngay cho người có trách nhiệm để xử lý, không tự ý sửa chữa. 6. Khi phát hiện cháy, hoặc dấu hiệu có nguy cơ bị cháy phải báo động cho người xung quanh đồng thời cùng mọi người tham gia chữa cháy. Phải bảo quản, giữ gìn các dụng cụ phương tiện phòng cháy, chữa cháy không tự ý di chuyển, không sử dụng sai mục đích các dụng cụ cứu hỏa, không vứt rác bẩn hoặc các đồ vật khác vào thùng nước cứu hỏa. 7. Phải giữ gìn nơi làm việc và mặt bằng xung quanh gọn gang, sạch sẽ, ngăn nắp. Không vứt giấy rác, lá bánh, sợi rối xuống nền nhà làm ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường. Không được để tư trang dụng cụ chữa máy hoặc đồ vật lên máy. 8. Mọi người phải tuyệt đối chấp hành các nội quy ATLĐ của xí nghiệp. Ai vi phạm sẽ chịu xử lí kỷ luật theo quy chế. NỘI QUY AN TOÀN LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI CÔNG NHÂN NGÀNH BẢO TOÀN BẢO DƯỠNG 1. Phải kiểm tra phương tiện làm việc như máy khoan, tiện mài, 2. 3. 4. 5. các dụng cụ như búa, đục, kìm, cơ lê...trước khi sử dụng. Nếu không an toàn phải sử chữa hoặc đổi dụng cụ khác. Trước khi thi công trình mới ngoài kế hoạch phải tập huấn nội quy ATLĐ và ký nhận vào sổ của xí nghiệp. Nếu chưa tập huấn và ký nhận thì không được thi công. Khi làm việc với các máy cắt gọt kim loại cấm đeo găng tay, người tóc dài phải đội mũ. Các chi tiết gia công phải được kẹp chặt đảm bảo loại trừ khả năng văng bắn chi tiết gia công trong quá trình cắt gọt; cấm dùng tay để tỳ hãm các bộ phận của máy và các chi tiết gia công đang quay; cấm đo đạc kiểm tra chi tiết gia công khi nó đang quay; khi cắt gọt kim loại có tạo phoi phải có bộ phận che chắn phoi bắn ra, cấm dùng tay để lấy phoi ra. Khi làm việc với máy mài phải sử dụng kính bảo hộ và chú ý không đứng đối diện viên đá, mài phải có bệ tì cơ kiện, khoảng cách khe hở giữa mép bệ tỳ và đá phải ≤ 1mm, mặt bệ tỳ phải cao hơn tâm đá 5 ÷ 10mm. Khi đánh búa phải lưu ý người và thiết bị xung quanh, đạt biệt người thợ phụ không được đứng, ngồi đối diện với phưong đánh búa của thợ chính. Nếu đục bê tông phải sử đung kính bảo hộ lao động. TẬP HUẤN NỘI QUY ATLĐ ĐỐI VỚI CN ĐIỆN – THÔNG GIÓ NĂM 1991 A.NGOÀI CÁC NỘI QUY ATLĐ CHUNG CỦA XÍ NGHIỆP DỆT, YÊU CẦU CÔNG NHÂN ĐIỆN, THÔNG GIÓ PHẢI CHẤP HÀNH THÊM CÁC ĐIỀU SAU ĐÂY: 1. Sử dụng đầy đủ trang bị BHLĐ, dụng cụ BHLĐ điện đã được cấp phát như: ủng cách điện, găng ca su cách điện, dây an toàn ..v.v.v 2. Khi làm việc trong trạm phân phối hạ thế, phòng điều không, thao tác tủ động lực bắt buộc phải có hai người để giám sát thao tác. 3. Phải treo các biển báo khi thi công các cong trình điện , khi thao tác đóng cắt điện ở trạm, tủ động lực thuộcc hệ thống điện được nhà máy giao xí nghiệp quản lý. 4. Thực hiện ghi sổ giao ca đầy đủ những xử lý trong ca sản xuất, người giao và nhận phải ghi rõ ngày tháng giao nhận ca và kí tên. 5. Thường xuyên đi tua kiểm tra khu máy và thiết bị được giao quản lý, đặc biệt lưu s đến tiếp địa, các phòng điều không, trạm phân phối hạ thế .v.v.. 6. Làm việc ở độ cao từ 2,5m ttrở lên phải sử dụng dây an toàn khi làm việc đứng trên thang phải có người giữ chân thang. 7. Công nhân đi ca ( 1 ca gồm 2 công nhân điện, 1CN vận hành thông gió) khi hết ca làm việc nếu ca sau thiếu người phải báo ngay cho người có trách nhiệm (hoặc tổ trưởng điện hoặc trưởng ca ngày, hoặc trưởng ca dệt, hoặc trực xưởng) chờ quyết định xử lý. 8. Khi có mưa bão tổ phải bố trí người trực 24/24h, đóng toàn bộ cửa sổ trời, ngừng vận hành các phòng điều không, cắt điện hệ thống ánh sáng các nhà phụ như: nhà nấu nước, nhà giữ xe, nhà guồng.v.v... B.TẬP HUẤN PHƯƠNG PHÁP HÀ HƠI THỔI NGẠT SƠ CỨU TAI NẠN ĐIỆN. NỘI QUY ATLĐ ĐỐI VỚI CÔNG NHÂN HÀN ĐIỆN 1. Trước khi hàn phải kiểm tra an toàn máy móc, dụng cụ, dây tiếp địa, hộp che chắn, bu lông đầu cốt, dây hàn, v.v...nếu không an toàn thì không được sử dụng.Phải báo trước để có kế hoạch để phòng cháy chữa cháy. 2. Trong khi hàn phải sử dụng găng tay, giày hàn, mặt nạ hàn, kính hàn đầy đủ. 3. Không hàn khi máy hàn, dây hàn bị ướt. Cấm đấu nối tiếp các máy điện với nhau.Cấm tiến hành công việc sơn trước khi hàn trong các thùng kín , bể kín, khoang kín v.v... 4. Khi hàn, cắt trên cao phải đeo dây an toàn, phải có biển báo cấm người qua lại bên dưới. 5. Khi hàn ở nơi có các chất dễ cháy như: vải,sợi v.v...phải bố trí người cảnh giới và chuẩn bị đủ phương tiện chữa cháy. 6. Khi hàn ở những chỗ nguy hiểm và độc hại (giếng ngầm, bể kín, khoang kín, dường ngầm, dưới nước v.v...) phải bố trí hai thợ hàn thay nhau lam việc, quan sát và xử lý khi có sự cố. 7. Trước khi hàn các thùng đã chứa chất dễ cháy, hóa chất phải rửa sạch chúng. 8. Phải có giấy chứng nhận thợ hàn, giấy kiểm tra định kỳ cho phép tiếp tục hàn mới được làm công việc hàn. NỘI QUY ATLĐ ĐỐI VỚI CÔNG NHÂN SỬA KHỔ 1. Công nhân làm việc với máy ken khổ, máy xe sợi phải chú ý kiểm tra an toàn về người và thiết bị trước khi vận hành. Trong quá trình làm việc phải thường xuyên kiểm tra tình trạng máy, đặc biệt lưu ý các bánh xe truyền động, khớp nối trục. 2. Công nhân nấu nhựa đường bằng bếp điện phải chú ý kiểm tra bếp, phích cắm, dây dẫn đảm bảo an toàn mới được sử dụng. Trong khi nấu nhựađường phải đeo khẩu trang, găng tay. 3. Dụng cụ đục, chặt sắt thép phải đảm bảo tiêu chuẩn an toàn không rạn nứt, mẻ, gãy v.v…khi đục, chặt phải chú ý phương bắn ra của vật cắt không để bắn vào người hoặc thiết bị khác. NỘI QUY ATLĐ ĐỐI VỚI CÔNG NHÂN LAU MÁY, CÔNG NHÂN CHẾ DẦU, CÔNG NHÂN QUÉT NHÀ. 1. Công nhân lau máy, chế dầu khi làm việc ở máy nào, trước tiên phải đóng máy, cắt điện máy đó, sau đó thực hiện quy trình lau máy, chế dầu như đã được phổ biến. 2. Không để dầu, mỡ đổ xuống nền nhà, vào vải , sợi. 3. Công nhân lau máy, chế dầu, quét nhà khi làm việc không làm rơi, vỡ các thiết bị điện, đứt dây điện, đứt dây tiếp địa.Nếu có sơ xuất làm hỏng phải báo ngay cho tổ điện để xử lý. 4. Không đi qua khe hở giữa hai động cơ của hai máy dệt. NỘI QUY ATLĐ ĐỐI VỚI CÔNG NHÂN BA TĂNG. 1. Trước khi làm việc phải kiểm tra dụng cụ như búa, đục, cưa bào v.v…đảm bảo an toàn mới được sử dụng. 2. Công nhân làm việc với máy khoan, bàn máy mài phải chấp hành đúng nội quy máy khoan, máy mài. 3. Tuyệt đối không đun nấu, hút thuốc trong nơi làm việc. 4. Khi chuyển hoặc xếp ba tăng phải chú ý người xung quanh, phải dùng dây để cố định ba tăng tránh rơi, đổ vào người khác hoặc thiết bị khác. NỘI QUY ATLĐ ĐỐI VỚI CÔNG NHÂN ĐỨNG MÁY ỐNG. 1. Phải kiểm tra an toàn về người và thiết bị trước khi mở máy 2. 3. 4. 5. nếu thấy không an toàn thì phải đóng máy chờ xử lý. Không làm vệ sinh , hiệu chỉnh máy khi máy đang vận hành. Khi đóng máy hoặc mất điện phải nâng toàn bộ quả sợi lên khỏi ống rãnh. Khi sợi quấn vào ống rãnh phải đóng máy mới được cắt sợi. Khi quả sợi xốp phải lấy quả sợi khỏi máy mới được xử lý. Không được mở cửa đầu máy, mở nắp hộp điện nếu không có nhiệm vụ. NỘI QUY ATLĐ ĐỐI VỚI CÔNG NHÂN ĐỨNG MÁY VẬN CHUYỂN MÁY MẮC. 1. Phải kiểm tra an toàn về người và thiết bị trước khi mở máy. 2. Khi nối sợi hoặc tìm đầu mối không được đứng sát vào thùng quay. Thao tác lên xuống trục phải cẩn thận. 3. Phải lưu ý quan sát công nhân vận chuyển thùng sợi trên đường ray treo để tránh tai nạn. 4. Công nhân vận chuyển sợi máy mắc phải thường xuyên kiểm tra chốt ngang phẳng, palăng, đường ray. Nếu phát hiện hệ thống không an toàn phải báo ngay cho công nhân sửa chữa hoặc người có trách nhiệm để xử lý. NỘI QUY ATLĐ ĐỐI VỚI CÔNG NHÂN ĐỨNG MÁY HỒ. 1. Trước khi mở máy phải kiểm tra an toàn về người và thiết bị, đặc biệt là hệ thong nắp bao che, bánh răng truyền động đường ống và van hơi. Nếu máy không đảm bảo an toàn thì không được mở máy. 2. Khi thay đổi tốc độ máy phải thao tác theo đúng quy trình nâng tốc độ lần lượt từ thấp đến cao, hạ tốc độ lần lượt từ cao xuống thấp. 3. Khi luồn đĩa tách sợi phải quan sát phía sau, đảm bảo an toàn mới thao tác. 4. Khi xả nước trong thùng sấy, bình ngưng phải hết sức thận trọng tránh để nước nóng sả ra bắn vào người gây bỏng hoặc bắn vào thiết bị gây hỏng máy. 5. Không được sử dụng hơi để nấu nướng , sấy các đồ vật, tư trang. 6. Khi máy đang chạy không được làm vệ sinh lau chùi, không được để nước bắn vào động cơ và các thiết bị điện. 7. Khi lên xuống trục, vận chuyển trục sợi phải lưu ý tránh để trục rơi hoặc lăn vào người hoặc thiết bị khác. 8. Phải thường xuyên kiểm tra tình trạng làm việc của máy để phát hiện kịp thời các sự cố hỏng hóc, không tụ tập ngồi nói chuyện, uống nước ở đầu máy, không ngồi lên các trục cửi. 9. Sau khi sử dụng xong phải đóng các van nước lại không để chảy lãng phí. NỘI QUY ATLĐ ĐỐI VỚI CÔNG NHÂN ĐIỀU HỒ. 1. Phải kiểm tra an toàn về người và thiết bị trước khi mở máy. 2. Khi làm việc với hóa chất phải sử dụng ủng cao su, găng cao su, kính bảo hộ. 3. Không được đổ nước vào axit H2SO4, không dùng nước nóng hòa tan NaOH. Không đổ các hóa chất ra sàn thao tác và mặt bằng làm việc. 4. Phải kiểm tra hệ thống nắp bao che, tiếp địa, nắp cống, đường ống và van hơi trong quá trình vận hành, nếu có dấu hiệu không an tòn phải đóng máy, cắt điện báo cho người có trách nhiệm để xử lý. 5. Không được dùng hơi để đun, nấu, tắm giặt trong phòng điều hồ. NỘI QUY ATLĐ ĐỐI VỚI CÔNG NHÂN VẬN HÀNH NHIỆT LỰC 1. Phải kiểm tra toàn bộ hệ thống khi nhận bàn giao ca sản xuất, ghi sổ giao ca các diễn biến trong ca, các số liệu áp lực, nhiệt độ, nước v.v… người giao và nhận đều phải ký sổ đầy đủ. 2. Trong quá trình vận hành phải thường xuyên kiểm tra đường ống, van hơi, van an toàn đồng hồ chỉ thị áp lực, nhiệt độ… Nếu có dấu hiệu không an toàn thì phải ngừng vận hành, đóng van cấp hơi và báo cho người có trách nhiệm xử lý. 3. Khi mở van cấp hơi phải thao tác từ từ để áp lực tăng dần đến mức cần thiết nhưng không được vượt quá các vạch đỏ đã đánh dấu trên đồng hồ chỉ thị. 4. Chấp hành đúng quy trình thao tác vận hành hệ thống đun nước nóng đã ban hành. 5. Khi ngừng sản xuất, đóng máy phải đóng chặt toàn bộ các van cấp hơi ào hệ thống, mở van xả, bơm cạn nước hầm chứa, tắt điện. 6. Không được bỏ vị trí hoặc làm việc khác trong giờ sản xuất. Không để người không có nhiệm vụ vào trong phòng nhiệt lực. Trường hợp hết ca chưa có người đến nhận ca thì không tự động bỏ về mà phải chờ lãnh đạo Xí nghiệp quyết định. NỘI QUY ATLĐ ĐỐI VỚI CÔNG NHÂN GO, NỐI 1. Khi thao tác mắc sợi phải lưu ý kiểm tra xe để sợi, phải chốt móc an toàn để tránh thùng sợi rơi xuống. 2. Thường xuyên kiểm tra dây tiếp địa của giá máy nối, giá go nếu thấy đứt hoặc mất phải báo tổ điện xử lý. NỘI QUY ATLĐ ĐỐI VỚI CÔNG NHÂN ĐỨNG MÁY CHỮA MÁY DỆT 1511-M 1. Trước khi mở máy phải kiểm tra an toàn về người, thiết bị. Nếu thấy máy không đảm bảo an toàn thì không được mở máy. 2. Đặc biệt lưu ý các bộ phận nguy hiểm như bánh xe truyền động dây curoa, tay đập, ba tăng, đầu máy. 3. Không đi tua qua khe hở giữa hai động cơ của hai máy liền nhau. 4. Không sử dụng sai thoi trên máy (R-L 5. Không mở hoặc đóng cùng một lúc 2 máy. 6. Không dùng tay lấy thoi trong hộp thoi khi máy đang chạy. 7. Không làm vệ sinh khi máy đang vận hành. 8. Khi nghỉ giữa ca, đi ăn cơm phải đóng máy, cắt điện. 9. Công nhân chữa máy phải sử dụng các dụng cụ đủ tiêu chuẩn, nếu gẫy vỡ, rạn nứt phải đổi ngay. NỘI QUY ATLĐ ĐỐI VỚI CÔNG NHÂN ĐỨNG MÁY DỆT KIẾM, CTT, GA 615 D Ngoài các điểm trong nội quy ATLĐ đối với CN đứng máy dệt Trung Quóc 1511, các công nhân đứng máy kiếm, CTБ, GA phải chấp hành thêm các điểm sau: 1. Do kích thước máy cao, dài, rộng đều lớn hơn loại máy dệt 1511- M nên khâu kiểm tra an toàn về người và thiết bị trước khi mở máy phải đặc biệt chú ý. 2. Khi thao tác máy dệt kiếm phải sử dụng tay gạt an toàn đúng quy định. 3. Đối với máy dệt GA chú ý điện áp tự hãm khi đứt dọc là 24 V, mặc dù không nguy hiểm song khi thao tác nối sợi cần lưu ý. 4. Với các máy trên mở máy bằng nút bấm điện, yêu cầu thao tác phải chính xác dứt khoát tránh gây hỏng thiết bị. 5. Khi có sự cố hỏng hóc về điện phải báo ngay cho công nhân điện, tuyệt đối không tự ý sửa chữa, hoặc thay thế các vỉ điện, linh kiện điện tử từ máy này sang máy khác. 6. Công nhân các ngành nghề khi sửa chữa, thực hiện lịch xích đại, tiểu tu, hiệu chỉnh máy kiếm, CTБ, GA 615 D đều phải cắt điện toàn bộ ổ công tắc chính. ( Thực hiện ghi sổ giao, nhận ca đầy đủ, rõ ràng). NỘI QUY AN TOÀN MÁY DỆT PLEAN Vì máy Plean là máy dệt mới, hiện đại có giá trị cao nên Giám đốc Xí nghiệp quy định một số điều về bảo quản, vận hành máy như sau: 1. Mọi người không xó nhiệm vụ không được vào khu vực máy. 2. Người chưa được phổ biến quy trình vận hành máy dệt plean không được thao tác mở máy. Không được sờ mó vào những khu vực đưa sợi ngang và đường dệt, khổ, ba tăng v.v… trong khi máy vận hành. 3. Trước khi mở máy phải kiểm tra đóng điện cho máy nén khí hoạt động. Khi mở máy nhất thiết phải quan sát dọc theo tay mở máy hết hai khổ vải nếu thấy an toàn mới đc mở máy. 4. Mở máy nháy một để kiểm tra an toàn cho máy bằng cách tay phải kéo tay máy lên và ấn tay máy trở xuống đồng thời tay trái ấn nút điện “ Dừng máy bình thường”. Kiểm tra lại đường thoi đi, nếu an toàn mới cho máy chạy tiếp. 5. Khi phát hiện có sự cố đặc biệt mới được thao tác ấn nút : DỪNG MÁY ĐỘT NGỘT”, sau đó phải xoay nút điện này một góc nhất định để nó trở về vị trí ban đầu. 6. Thường xuyên theo dõi phát hiện những tiếng kêu khác lạ trong quá trình vận hành máy, nếu thấy không bình thường phải lập tức đóng máy, cắt điện báo cho người phụ trách trực tiếp để có biện pháp xử lý. 7. Mỗi ca công nhân vận hành máy phải vệ sinh máy sạch sẽ. trước khi hết ca đóng máy phải kiểm tra toàn bộ khu vực làm việc, cắt điện máy dệt và máy nén khí đảm bảo an toàn. NỘI QUY ATLĐ ĐỐI VỚI CÔNG NHÂN MẮC SỢI 1. Phải liểm tra palang, đòn gánh móc trục, xe vận chuyển thường xuyên nếu không đảm bảo an toàn thì không được sử dụng. 2. Khi đặt thùng sợi trên xe mắc sợi phải chốt móc an toàn để tránh thung sợi rơi xuống. 3. Trên đường vận chuyển phải lưu ý đường đi và va đập vào người và thiết bị khác, đặc biệt là các thiết bị điện. 4. Khi mắc thùng sợi lên máy dệt, cần chạy máy để hiệu chỉnh phải thực hiện đầy đủ nội quy ATLĐ như công nhân đứng máy dệt. NỘI QUY ATLĐ ĐỐI VỚI CÔNG NHÂN VẬN CHUYỂN 1. Công nhân vận chuyển các loại xe chở suốt, quả sợi, xe mắc sợi Việt Nam và Nam Triều Tiên, xe chở các thiết bị, cơ kiện khác phải lưu ý kiểm tra xe trước khi sử dụng, nếu thấy không an toàn phải báo ngay để sửa chữa. 2. Khi vận chuyển bằng xe phải chú ý đường đi để tránh va đập vào người và thiết bị khác, đặc biệt là các thiết bị điện như hộp cầu chì, tủ điện, dây tiếp địa v.v… 3. Sau khi sử dụng xe phải để vào nơi quy định, không để xe cản trở việc đi lại của người và xe khác. 4. Giữ gìn và bảo quản xe cẩn thận, khong đẩy đổ quăng quật làm gẫy hỏng xe. NỘI QUY ATLĐ ĐỐI VỚI CÔNG NHÂN CHỈNH LÝ 1. Những công nhân làm việc trên máy có động cơ điện như kiểm tra máy chải phải kiểm tra an toàn về người và thiết bị trước khi mở máy. 2. Thường xuyên kiểm tra dây tiếp địa của máy, nếu thiết bị đứt hoặc mất phải báo tổ trưởng để xử lý ngay. 3. Không nằm ngồi trên mặt bàn làm việc, trên đống vải hoặc chân các đống vải. Không xếp vải cao quá 2m trên kệ và 1m trên xe vận chuyển. 4. Công nhân đổ vải, vận chuyển vải phải lưu ý tránh va đập vào người và thiết bị khác đặc biệt là các thiết bị điện, Không để trục vải nằm ngoài móc đỡ trục trong lúc vận chuyển. NỘI QUY AN TOÀN MÁY ĐÁNH SUỐT 1. Những người chưa được huấn luyện thao tác máy đánh suốt thì không được vận hành máy. 2. Trước khi mở máy phải kiểm tra xung quanh, nếu thấy đảm bảo an toàn thì mới được mở máy. 3. Trong khi máy đang vận hành không được hiệu chỉnh, sửa chữa, làm vệ sinh tránh xảy ra tai nạn. 4. Không được để dụng cụ, đồ vật , tư trang lên đầu máy. Không được phơi phóng quần áo trong gian máy. 5. Trước khi hết giờ làm việc ra về phải cắt điện toàn bộ máy và đèn chiếu sáng. NỘI QUY AN TOÀN MÁY TIỆN 1. Người không có trách nhiệm, tuyệt đối không được vận hành máy tiện. Trước khi vận hành phải kiểm tra máy (đặc biệt là các nắp bao che, dây tiếp địa v.v…) nếu đảm bảo an toàn mới được sử dụng máy. 2. Các loại đồ gá kẹp chặt vật gia công ( ụ động, mâm cặp v.v…) phải đảm bảo tốt trong quá trình làm việc. 3. Đối với các chi tiết dài (L/D ≥ 12) khi tiện phải lắp thêm giá đỡ. 4. Khi gia công các kim loại dẻo sinh ra phoi dây phải sử dụng dao có góc vẻ phoi hay thiết bị bẻ phoi. 5. Phôi liệu thanh phải được nắn thẳng trước khi đưa vào gia công. Đối với những thanh dài, phần thanh nhô ra phía sau máy phải bao che và phải sử dụng tốc độ cắt thích hợp để tránh hiện tượng thanh bị uốn gây ra lực va đập. 6. Khi sử dụng dao tiện có gắn miếng thép gió, hợp kim cứng, các mối hàn phải đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật. 7. Khi vận hành máy tiện phải đội mũ bao tóc gọn gàng, cấm đeo găng tay, cấm dùng tay lấy phoi ra, cấm đo đạc kiểm tra chi tiết gia công khi nó đang quay. 8. Sau khi sử dụng máy tiện phải cắt điện,, làm vệ sinh máy sạch sẽ. NỘI QUY AN TOÀN MÁY KHOAN 1. Trước khi sử dụng máy khoan phải kiểm tra máy ( đặc biệt là các bộ phận bao che, tiếp địa v.v…) đảm bảo an toàn mới được vận hành. 2. Các đầu cặp, áo khoan không được để đầu vít hay chốt nhô ra ngoài. Nếu không thể khắc phục được thì phải bao che chắc chắn. Các đầu cặp , áo khoan phai kẹp chặt mũi khoan và đảm bảo độ đồng tâm với trục chính. 3. Các chi tiết khoan phải kẹp chặt trực tiếp hoặc qua đồ gá xuống bàn máy. Cấm: • Dùng tay để giữ chi tiết khoan • Mang găng tay để khoan 4. Khi mũi khoan đang chuyển động không được dung tay để hãm trục chính, gỡ phoi trong lỗ khoan hay trên mũi khoan. 5. Không được sử dụng các áo khoan, đầu cặp, mũi khoan đã có hiện tượng hư hỏng. Khi tháo lắp mũi khoan, áo khoan ra khỏi trục chính phải sử dụng nêm hình côn bằng kim loại mềm. 6. Khi dung các mũi khoan ruột gà để khoan kim loại dẻo phải mài them rãnh bẻ phoi. 7. Sau khi sử dụng máy mài phải cắt điện và làm vệ sinh máy sạch sẽ. NỘI QUY AN TOÀN MÁY MÀI HAI ĐÁ 1. Trước khi sử dụng máy mài phải kiểm tra tình trạng máy (đặc biệt các bộ phận bao che, bệ tỳ, tiếp địa v.v…) nếu thấy an toàn mới được vận hành 2. Khi máy mài làm việc không được đứng đối diện với phần hở của hộp bao che đá. Cấm sư dụng các máy mài không có bệ tỳ và hộp bao che đá. 3. Khe hở từ mép đá đến bệ tỳ không > 1mm. Mặt bệ tỳ có chiều cao sao cho khi đặt vật gia công thì điểm tiếp xúc so với tâm trục đá trong mặt phẳng nằm ngang không quá 10 mm. 4. Những viên đá đang sử dụng, nếu phần còn lại (tính từ mép mặt bích) nhỏ hơn 5 mm thì phải thay đá mới. Các bích kẹp phải có chiều dày và đường kính bằng nhau. Giữa đá và bích kẹp phải có vòng đệm bằng vật liệu đàn hồi. 5. Cấm dung búa thép để gõ, điều chỉnh đá. 6. Đối với máy mài không có lá chắn che bụi phải sử dụng kính lúc mài. 7. Sau khi sử dụng máy mài xong phải cắt điện.
Comments
Report "Noi Quy an Toan Lao Dong-xi Nghiep Det 8-3"