LÝ THUYẾT CẤU TRÚC CHỨC NĂNG Lý thuyết chức năng cấu trúc là một lý thuyết xã hội ban đầu nhằm cố gắng giải thích các thiết chế xã hội. Thiết chế xã hội là những ràng buộc mang tính bắt buộc chung được mỗi cá nhân chấp nhận và tuân thủ nhằm thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của xã hội. Ý nghĩ ban đầu bắt nguồn từ ý tưởng của E.Durkheim quan tâm đến tại sao các xã hội duy trì được tính ổn định bên trong và tồn tại theo thời gian ? Émile Durkheim (1858- 1917) Ông tìm cách giải thích sự liên kết và ổn định xã hội thông qua ý tưởng của sự đoàn kết trong xã hội nguyên thủy hơn thì sự đoàn kết mang tính cơ học , ở những xã hội hiện tại phức tap, thi các thành viên thực hiện nhiều công việc khác nhau, phụ thuộc lẫn nhau gjữa các cá nhân ông cho rằng các xã hội hiện đại, phức tạp được gắn kết với nhau bởi sự đoàn kết hữu cơ. Dựa vào đó Talcott Parsons và Robert Melton đã đưa ra lý thuyết chức năng cấu trúc và nó là lý thuyết xã hội học thống trị trong nhiếu năm. Lý thuyết cấu trúc _ chức năng đầu tiên chính là lý thuyết phân tầng xã hội. I. Lý thuyết chức năng về sự phân tần : Theo Kingsley Davis và Wilbert Moore khi đưa ra lý thuyết này là vấn đề chức năng chủ yếu là một xã hội thúc đẩy và xếp đặt mọi người vào vị trí “thích hợp” của họ trong một hệ thống phân tầng ra sao. Sự xếp đặt địa vị thích hợp vì có 3 lí do: Một số địa vị phù hợp khi chiếm giữ hơn một số khác; Một số địa vị quan trọng cho sự tồn tại của xã hội ; Các địa vị xã hội khác nhau đòi hỏi các tài năng và năng lực khác nhau. Nhưng Davis và Moore chỉ quan tâm đến địa vị có chức năng quan trọng trong xã hội .Theo đó thì xã hội phải cung cấp cho những cá thể này các đền bù khác nhau như lương cao và ưu thế lớn để có đủ người tìm cách chiếm giữ chúng, và các cá nhân đã thực hiện việc chiếm giữ chúng sẽ làm việc một cách cần mẫn .Do đó lý thuyết này đã gặp các phê phán như: Phê phán cơ bản nhất là lý thuyết chức năng về sự phân tầng đơn giản chỉ duy trì vị trí đặc quyền của những người đã có sẵn quyền lực, ưu thế, tiền củ a . Thứ hai là vì đã giả đoán một cấu trúc xã hội phân tầng đã tồn tại trong quá khứ, nó phải tiếp tục tồn tại trong tương lai. Rất có thể trong tương lai các xã hội sẽ không có sự phân tần . Bị chỉ trích là không thể xem xét được sự thay đổi về xã hội bởi nó chỉ tập trung vào trật tự xã hội và sự cân bằng trong xã hội Nó ủng hộ hiện trạng và do đó có xu hướng trở thành quan điểm nổi bật của các nhà bảo thủ . Thuyết cấu trúc chức năng cũng đã lý luận rằng, ý tưởng về các vị trí chức năng trong xã hội có tầm quan trọng khác nhau là khó tán thành được. Trong thực tế, có nhiều người có khả năng chiếm giữ các vị trí ưu thế, vị trí có thứ hạng cao trong xã hội nếu họ được đào tạo. II. Lý thuyết chức năng- cấu trúc của Talcott Parsons: Talcott Parsons (1902- 1979) Nổi bật là sự phát triển của ông về lí thuyết cấu trúc_chức năng, thể hiện trong lược đồ AGIL: một chức năng là “ một phức hợp các hoạt động trực tiếp hướng tới sự gặp gỡ một nhu cầu hay những nhu cầu của hệ thống”. Có bốn yêu cầu tất yếu đối với một hệ thống: sự thích nghi(A), sự đạt được mục tiêu(G), sự hoà hợp(I), sự tiềm tàng(L). Một hệ thống xã hội phải thực hiện bốn chức năng: Thích nghi: một hệ thống phải đương đầu với các nhu cầu khẩn yếu của hoàn cảnh bên ngoài. Nó phải thích nghi với môi trường của nó và làm cho môi trường thích nghi với các nhu cầu của nó. Đạt được mục tiêu: một hệ thống phải xác định và đạt được các muc tiêu cơ bản của nó. Hòa hợp: một hệ thống phải điều hòa mối tương quan của các thành tố bộ phận. Nó cũng phải điều hành mối quan hệ trong 3 yếu tố tất yếu chức năng còn lại. Sự tiềm tang: một hệ thống phải cung cấp, duy trì và kiến tạo cả động lực thúc đẩy của các cá thể cũng như các khuôn mẫu văn hóa đã sáng tạo và duy trì động lực thúc đẩy. _Tuy nhiên lý thuyết này cũng gặp phải các phê phán: Không xử lý lịch sử một cách tương ứng; Không giải quyết một cách có hiệu quả các quá trình biến đổi xã hội; Không nói tới vấn đề biến đổi ngay cả khi họ làm điều này, nó nằm trong phạm vi phát triển hơn là tiến hóa; Không thể xử lý một cách có hiệu quả sự xung đột; Mơ hồ, không rõ rang.