CHƯƠNG 2. HÌNH TƯỢNG CHẰN TRONG ĐỜI SỐNG CƯ DÂN KHMER NAM BỘ 2.1. Tín ngưỡng dân gian Dân tộc Khmer là một dân tộc cư trú lâu đời ở đồng bằng sông Cửu Long, với kho tàng văn hoá nghệ thuật vô cùng phong phú thể hiện qua những lễ hội, nghi thức tôn giáo… Dân tộc Khmer chịu ảnh hưởng bởi tư tưởng tôn giáo của Ấn Độ, cụ thể là tín ngưỡng thờ các vị thần của Bà la môn giáo và triết lý Phật giáo Nam tông. Người Khmer hầu hết đều theo đạo Phật (Theravada) với niềm tin về thiện – ác. Họ tin vào thuyết nghiệp báo – luân hồi và quy luật nhân – quả. Cơ bản như làm việc xấu xa thì sẽ nhận quả xấu, còn nếu làm việc thiện thì được nhân lành. Người Khmer tin có kiếp sống sau, kiếp sống sau họ có được sống hạnh phúc, sung sướng hay không là do các hành động của họ ở trong kiếp sống này, vì lẽ ấy mà trong mọi hành động, người Khmer luôn cố gắng sống hướng về điều thiện, vì họ quan niệm thiện bao giờ cũng chiến thắng ác. Bên cạnh sự chiếm ưu thế của Phật giáo, còn có nhiều hình thái tín ngưỡng dân gian vẫn còn được lưu hành như tín ngưỡng vật tổ, tín ngưỡng Arak, Neakta... Những tín ngưỡng này xuất phát từ xa xưa phản ánh đặc trưng của những cư dân nông nghiệp lúa nước, khi mà thiên nhiên còn quá nhiều huyền bí tác động đến thân phận mỏng manh của con người. Con người đã lấy tên những loại động vật, thực vật hay hiện tượng tự nhiên để đặt cho thị tộc, và xem đấy như là cách một thị tộc xác định sự tồn tại biệt lập của mình đối diện với các thị tộc khác. Những nghiên cứu về tín ngưỡng vật tổ các nhà nhân chủng học nổi tiếng như Sigmund Freud, James Frazer, Marcel Mauss, Clifford Geertz... đã chỉ rõ những dạng này. Chẳng hạn người Bororos, một sắc dân trong vùng Amazonie tự hào họ là những con Araras (một giống két to nhiều màu). Trong xã hội Bororos, chỉ có đàn ông tự nhận mình là araras, một thứ két do đàn bà nuôi dạy và quan hệ gia tộc ở đây được tổ chức theo mẫu hệ, người chồng phải về sống bên nhà vợ. Hoặc nghiên cứu của Clifford Geertz về thú chọi gà ở quần đảo Bali cho thấy ẩn sâu qua trò chơi ấy là tâm thức về vật tổ khi mỗi người Bali đều xem gà trống là biểu tượng cho đàn ông. Đến ngày nay, những tín ngưỡng này vẫn tồn tại 32 trong đời sống của họ. Lý thuyết chức năng luận của Bronislaw Malinowski đã nói rằng mỗi yếu tố tồn tại được bởi nó đáp ứng một nhu cầu tập thể, nghĩa là đảm nhận một chức năng nào đấy trong hệ thống xã hội (như một cơ quan trong thân người), và do đó, nó chỉ có thể được hiểu trong tương quan với toàn bộ hệ thống. Theo lối phân tích này, có thể thấy những tín ngưỡng thờ cúng các vị thần tiên, ma quỷ, họ nhà chằn... thật sự là phần không thể thiếu trong đời sống cư dân Khmer và dù ở quá khứ, hiện tại hay tương lai thì chúng ta cũng không thể phủ nhận hay bác bỏ chúng. Những thế lực linh thiêng, huyền bí ấy người Khmer quan niệm chung là thần và ma quỷ, chúng tôi sẽ đi vào phân tích sâu hơn vài tín ngưỡng cụ thể nhằm làm rõ khái niệm về “chằn” trong luận văn. Tín ngưỡng thờ rắn (neak, naga): người Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long, lấy việc trồng lúa nước làm trọng nên nước đóng vai trò rất cần thiết trong đời sống. Nước là tác nhân điều hòa nhịp sống và những động vật sống dưới nước như rắn, cá sấu... từ lâu đã được cư dân Khmer xem là những vật tổ, là vị thần bảo mệnh cho dân tộc. Trong truyền thuyết về thời kỳ lập nước Campuchia kể rằng có vị vua Bà la môn tên là Kaundinya lãnh một cây cung thần do Asvattharman, con của thần Drona tặng. Ông phóng nó xuống để chỉ nơi mà ông sẽ xây đế đô tương lai, rồi ông phối hôn với Nagi Soma – ái nữ của thần rắn bảy đầu Naga và sáng lập một vương triều1. Ngay cả khi nhà nước Campuchia đã ổn định vào cuối thế kỷ XIII thì trong Chân Lạp phong thổ ký, sứ thần Châu Đạt Quan vẫn mô tả một tục lệ thờ rắn mà nhân dân truyền tụng. Theo tục lệ này, nhà vua Campuchia đêm nào cũng vậy, trước khi vào hậu cung đều phải vào tháp ngủ với một vị xà tinh 9 đầu dưới hình dạng một người con gái, nếu không vào nhà vua sẽ bị chết và nếu trong một đêm vị xà tinh đó không hiện lên thì cũng là thời điểm báo hiệu thành phố có hỏa hoạn, nếu trong ba đêm rắn không lên thì đó là dấu hiệu trong nước sắp có thiên tai, còn trong năm, bảy đêm mà rắn không lên thì ắt hẳn Quốc vương sẽ băng hà, dấu hiệu sự sụp đổ của Vương quốc bắt đầu. Ngoài ra, người con trai Khmer sắp sửa đi tu còn được gọi là neak2. Trước khi tu, người ta làm lễ nhuộm răng cho 1 2 Xem thêm: Lê Hương, Người Việt gốc Miên, Trí Đăng xuất bản, 1969, 258tr. Theo truyền thuyết, ngày xưa có một con rắn (Naga) tu luyện thành người và đã theo đức Phật hành đạo. Một hôm, một môn đệ khác của đức Phật phát hiện ra nó là rắn nên đã báo cho đức Phật. Ngài đã trục xuất nó ra khỏi hàng môn đệ vì không phải là người thì không được đi tu. Nhưng Ngài luôn nhớ kỷ niệm này và do đấy, về sau người ta gọi nhà sư tương lai là neak. Thậm chí, về sau khi nhận ai đó vào tu hành, người đó sẽ phải trả lời câu hỏi “Anh là người thật, không phải là chằn hay là rắn chứ?” nhằm ngăn chặn những điều xấu có thể xảy ra. 33 người đi tu gọi là Thvơ thmênh neak, vì theo truyền thuyết, người Khmer thuộc giống rắn (như đã đề cập) nên phải phết thuốc trị nọc độc của rắn thì mới tu hành được. Ngày nay, mô típ rắn Naga đã trở thành nguồn cảm hứng vô tận cho các nghệ nhân điêu khắc từ trang trí trên mái chùa, làm lan can, làm tán che, trên những phù điêu, trên đầu thuyền... đến hình tượng Đức Phật ngồi trên ngai rắn Naga (theo Phật thoại kể về vua rắn Mucilinđa nổi lên cứu Đức Phật trước một trận giông bão khủng khiếp do quỷ Mara gây nên để cản trở sự tu hành của người). Thậm chí ngày nay, trong lễ cưới của cư dân Khmer vẫn có tục chú rể phải nắm lấy vạt áo cô dâu khi vào phòng hoa chúc; đây là một lễ tiết bắt nguồn từ truyền thuyết Preah Thong và Neang Neak, khi Preah Thong nắm vạt áo của Neang Neak xuống thủy cung ra mắt Vua cha Long vương. Mô típ neak trang trí diềm mái chùa Kh’leang, tỉnh Sóc Trăng Ảnh chụp: Nguyễn Thị Tâm Anh Mô típ neak trang trí lan can chùa Rùm Đuôl, ấp Cây Da, xã Đôn Xuân, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh Ảnh chụp: Phương Hoàng Lan Tín ngưỡng thờ Arak: phần đông người Khmer đồng bằng sông Cửu Long hiểu Arak là thần hoặc ma quỷ. Arak không có hình dáng rõ rệt thường là thần trong tự nhiên, và cũng khó mà phân biệt được thiện ác. Arak cũng có thể là linh hồn một người chết nhưng hiển linh như thần. Thờ Arak tượng trưng cho vị thần bảo hộ, giữ gìn. Nói đến Arak, người Khmer liên tưởng trước hết là Arak chua bua (Arak của dòng họ). Các Arak chua bua đều có tên riêng, có lễ vật cúng riêng, và khi cúng phải tuân theo những nghi thức riêng được quy định. Ví dụ như Cần tôn khiêu là một arak nữ lễ vật có thịt ếch, thịt bò...; Chùm Teo Tây cũng là arak nữ, lễ vật phải có đầu heo, đầu gà...; thậm chí có arak A Chut, khi cúng phải ca những lời 34 tục tĩu, đổ rượu bằng gáo dừa, dâng lễ vật bằng chân, vừa dâng vừa chửi rủa 3...Mỗi một dòng họ thờ một arak riêng và người nữ lên đồng làm trung gian giữa con người và arak thì được gọi là rub arak. Có rất nhiều Arak với từng ý nghĩa khác nhau: arak phum (thần bảo hộ phum sóc), arak prey (thần rừng), arak pteh (thần bảo hộ nhà cửa), arak kòl (thần bảo hộ dòng họ), arak viel (thần bảo hộ ruộng đồng)... Ngày nay, trong nhiều làng xóm người Khmer, tín ngưỡng Arak vẫn tồn tại mang dấu ấn sâu đậm. Người Khmer gắn với ruộng đồng, nên khi cày cấy đều cúng arak viel (thần bảo hộ ruộng đồng) với mong muốn mảnh ruộng của mình được giữ gìn, không bị chuột bọ sâu rày phá hoại. Qua kết quả điền dã, quan sát tham dự tại các phum sóc, chúng tôi được bà con Khmer cho biết họ vẫn thờ cúng Arak thường xuyên và rất tin vào thế lực thần linh này. Ví dụ khi bệnh tật ốm đau, họ tìm đến những thầy cúng để được chỉ bảo nên cúng cho Arak nào thì khỏi bệnh; khi xây nhà, khi làm ruộng... người Khmer đều cúng Arak. Tín ngưỡng Neakta: người Khmer thờ Neakta trong một ngôi miếu nhỏ đặt ở góc làng, góc ruộng hay trong những miếu xây bằng gạch. Neakta để thờ thường là những hòn đá nhẵn; một vài địa phương tạo hình Neakta dưới dạng một ông già hiền hậu trong trang phục truyền thống Khmer để thờ cúng. Neakta có khi được gọi theo tên của một vật tiêu biểu trong thiên nhiên hoặc theo tên thực vật, ví dụ như neakta bến đò, neakta giếng...; loại thứ hai gọi theo tên người hay những tính cách có liên quan đến người; loại thứ ba thì cho thấy dấu tích của Bà la môn giáo thể hiện qua cách gọi Neakta Nereay (Vishnu), Neakta Prum (Brahma), Neakta Miếu ôngTà bằng gạch ở TX. Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng Ảnh chụp: Nguyễn Thị Tâm Anh Miếu ôngTà ở ấp Cây Da, xã Đôn Xuân, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh Ảnh chụp: Phương Hoàng Lan 3 Theo Nguyễn Xuân Nghĩa, “Tàn dư các tín ngưỡng Arak và Neak Tà ở người Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long”, Tạp chí Dân tộc học số 3-1979, tr. 42 – tr. 50. 35 Neang Khmau (nữ thần Kali)... Nói chung, tín ngưỡng Neakta chính là thờ cúng những vị thần, tổ tiên nhằm che chở, bảo vệ cho đời sống của cư dân Khmer. Trong quan niệm của người Khmer, những vị thần này cũng mang đầy đủ đặc trưng tính cách như con người: biết ghen ghét, giận hờn, vui mừng, hạnh phúc... nên họ rất tôn trọng và kính sợ Neakta, không dám xúc phạm làm cho các vị nổi giận sẽ bị trừng phạt. Ngày trước, lễ cúng Neakta được tổ chức hàng năm vào khoảng tháng 4, tháng 5 Dương lịch trước khi vào vụ mùa để cầu khẩn Neakta giúp họ thu hoạch tốt trong việc đồng áng... nhưng tục này ngày nay cũng mất dần đi. Tín ngưỡng thờ Reahu: như mô típ rắn naga, Reahu cũng là một mô típ trang trí rất phổ biến tại các chùa Khmer Nam Bộ. Mô típ thể hiện một quái vật vẻ mặt hung dữ, đôi mắt lồi trợn trừng, vành miệng rộng, phun ra những luồng cuồng phong. Đôi khi mô típ Reahu lại được chắp thêm đôi cánh tay với hai bàn tay cầm chặt mặt trăng đưa vào miệng. Reahu bắt nguồn từ truyền thuyết kể về hiện tượng nhật thực, nguyệt thực. Truyền thuyết này được Lê Hương kể trong Người Việt gốc Miên như sau: Ngày xưa, có ba anh em mồ côi cha mẹ ở chung với nhau. Một hôm ba anh em muốn dâng cơm cho một vị La Hán thường qua xóm khất thực. Hai anh lớn bảo đứa em út chụm lửa nấu cơm. Vì củi ướt không cháy nên gần đến giờ vị La Hán đi ngang mà cơm chưa chín. Hai người anh không biết nên rầy mắng đứa em. Người anh lớn quá giận nên lấy muỗng xúc cơm đánh lên đầu đứa em. Người em tức tối, khóc thầm mà chịu. May nhờ đức tốt của anh em mà nồi cơm kịp chín đúng lúc vị La Hán đó đi ngang qua. Khi đặt bát dâng cơm, người em nghĩ rằng kiếp này nó là em nên mới bị hiếp đáp bèn nguyện kiếp sau đầu thai thành thành một người có sức mạnh vô biên, xin thành Reahu tức là thần gió bão, mạnh không ai chặn nổi. Hai người anh nghe lời đứa em nguyện sợ kiếp sau bị em làm khổ nên mới cầu nguyện cho kiếp sau của mình. Người anh lớn thành Mặt Trời, người anh kế thành Mặt Trăng. Nhờ đức tốt của ba anh em đã cúng dường cho vị La Hán nên kiếp sau cả ba anh em đều được toại nguyện. Anh lớn thành thần Mặt Trời gọi là Preah A Tik, anh kế thành thần Mặt Trăng gọi là Preah A Chan, còn em út thành thần Gió gọi là Reahu. Hai người anh bị người em rượt chạy theo núi 36 Sakmêruk. Hai người anh chạy nhanh quá, em út Reahu rượt không kịp nên tức giận vô cùng bèn xuống ao Anotatak tắm rửa. Ao này do chư thiên biến hóa ra, giao quyền cai quản cho thần Komphonlak và dặn rằng dù là chư thiên, chằn tinh hay kẻ nào muốn lấy nước hay tắm ở ao này đều phải có sự đồng ý của vị thần này, ai trái lệnh thần có quyền xử tử. Reahu ỷ mình sức mạnh nên không thèm xin phép trước khi tắm và bị thần Komphonlak chém đứt ngang ngực. Nhờ có phước lớn, Reahu không chết nhưng không còn chân để chạy nữa nên bò lên lưng chừng núi Sakmêruk nằm hả họng chờ Mặt Trời và Mặt Trăng đi ngang qua thì nuốt. Quả nhiên Mặt Trăng bị nuốt một năm một hay hai lần còn Mặt Trời thì hai hay ba năm bị nuốt một lần. Người Khmer tin tưởng rằng nếu Mặt Trăng bị Reahu nuốt từ Đông sang Tây thì sẽ xảy ra nạn đói, ngũ cốc hao hụt, còn Reahu nhả Mặt Trăng ra từ Tây sang Đông thì lúa gạo dồi dào. Chính vì thế mà mỗi khi có hiện tượng Nguyệt thực, đồng bào người Khmer hay đánh trống, phèng lên trời cho thần Reahu hoảng sợ mà nhả Mặt Trăng ra. Ngoài ra, người đàn bà có thai thì thường van vái thần Reahu phò hộ cho sanh mau mắn, mẹ tròn con vuông vì thần có miệng rộng, thần nuốt được Mặt Trăng và nhả ra dễ dàng nên người Khmer tin rằng rồi đây họ cũng sinh con được dễ dàng. Ngày nay, mô típ Reahu xuất hiện rất nhiều ở các chùa Khmer, trên vòm chánh điện, vòm cửa, bàn thờ Phật... Đặc biệt, mô típ này thường được đặt ở hướng Đông với ý nghĩa cầu mong cho lúa gạo luôn dồi dào, no đủ. Mô típ Reahu ở chùa Trà Tro, xã Hàm Giang, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh Ảnh chụp: Nguyễn Thị Tâm Anh Mô típ Reahu ở chùa Pôthis Thôm Phđau Pên, xã Viên Bình, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng Ảnh chụp: Nguyễn Thị Tâm Anh 37 Đối với quan niệm Chằn, qua kết quả nghiên cứu của chúng tôi thì cư dân Khmer không có một sự tích riêng nào nói đến một nhân vật cụ thể là Chằn. Chằn trong tâm thức người Khmer là một thế lực xấu, đại diện cho cái ác, nó bắt nguồn từ nền văn hóa Ấn Độ thời kỳ Campuchia ảnh hưởng bởi Bà la môn giáo (người Khmer gọi là đạo Rôm mênh hay đạo Prum). Trải qua quá trình biến thiên của lịch sử, những nét ảnh hưởng của Bà la môn giáo đã được người Khmer tiếp thu và tạo nên dấu ấn riêng của mình. Những hình tượng như Naga, Reahu, Krut, Yak... đã cho chúng ta thấy sự tiếp thu và hội nhập văn hóa này, không chỉ riêng đối với người Khmer mà còn ở các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Lào, Myanmar... Trong đời sống của cư dân Khmer Nam Bộ, hình tượng Chằn có tầm ảnh hưởng nhất định. Chằn nói riêng và các vị thần, ma quỷ khác nói chung theo suy nghĩ của người Khmer đều mang những tính cách như con người. Họ biết tức giận, yêu thương, ganh ghét... do thế, phải đối xử thật tôn kính với những thế lực siêu nhiên này mới nhận được sự bảo vệ. Trước đây, cư dân Khmer có những tục lệ mà chúng ta thấy có sự góp mặt của hình tượng Chằn, nhưng với tư cách là một vị thần bảo vệ. Vốn trong tâm thức, chằn luôn là thế lực đại diện cho ác thần nhưng người dân Khmer đã xây dựng lại hình tượng này, cho chằn quy phục đức Phật Thích Ca và trở thành một vị thần, một vị hộ pháp bảo vệ cho Phật Pháp. Tích truyện được ghi lại qua những điển tích vẽ trong chánh điện các chùa Khmer. Câu chuyện kể rằng trước đây chằn chuyên đi phá hoại dân lành, gây bao tai họa, đau khổ cho người khác. Thế rồi Phật Thích Ca trông thấy đã hóa phép bắt một con chó chết sình thúi cột chặt sau gáy chằn. Chằn không chịu được hôi thối đã đi khắp nơi nhờ người cởi trói giúp nhưng không được. Cuối cùng chằn đành phải quy phục đức Phật để được cởi trói. Từ đó trở đi, ở những nơi Phật thuyết pháp có treo cờ phướng báo hiệu, chằn nhìn thấy sẽ không đến phá phách. Phải chăng sau tích truyện này, điều muốn nói lên chính là Cờ phướng nhiều màu treo trong ngày Tết Ảnh chụp: Nguyễn Thị Tâm Anh 38 sự yếm thế của Bà la môn giáo để nhường chỗ cho sự phát triển của Phật giáo trong nền văn hóa Khmer. Mang ý nghĩa của một vị thần bảo vệ, chằn đã đi vào đời sống cư dân Khmer qua những tục lệ cổ xưa. Chẳng hạn, khi nhà nào có phụ nữ sanh, người ta thường treo một khúc xương rồng trước cửa, có kèm thêm cả một bịch gạo và muối nhỏ. Có nhiều cách để giải thích hiện tượng này, thứ nhất cây xương rồng tượng trưng cho cây trượng của chằn (đằm bọn yeak) nhằm che chở, ngăn chặn cái xấu, cái ác, tà ma xâm hại sản phụ; thứ hai, treo như thế là dấu hiệu báo cho mọi người biết nhà này đang có sản phụ, khi khách đến chơi nhà nên chú ý điều này, không được nói chuyện lớn tiếng và lâu, không được chê hay khen con của sản phụ mập mạp dễ thương, không được chê rằng nhà có nhiều khói quá (vì sản phụ nằm than nên rất nhiều khói). Nếu vị khách không để ý sẽ bị gai xương rồng đâm trúng. Kể từ năm 1994, đồng bào Khmer được tuyên truyền về sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình, bài trừ mê tín dị đoan thì tập tục này hầu như mất đi, sản phụ không còn sanh tại nhà như trước đây nữa, người Khmer cũng như người Việt đều vào bệnh viện để sanh nở. Cũng có cách giải thích khác ý nghĩa của việc treo xương rồng là để báo hiệu cho người khác biết trong nhà đang có người bị bệnh trái rạ, không nên đến hoặc cần cẩn trọng hơn để tránh lây nhiễm. Qua khảo sát tại những địa bàn tập trung đông người Khmer như huyện Trà Cú, huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh chúng tôi không còn thấy hiện tượng treo cây xương rồng trước cửa nhà nữa. Tuy vậy, tại huyện Long Phú và một số khu vực thuộc thị xã Vết tích tục thờ “cậy gậy của chằn” tại huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng Ảnh chụp: Nguyễn Thị Tâm Anh Treo cây xương rồng và bịch muối gạo để trừ ma quỷ gây hại gia đình Ảnh chụp: Nguyễn Thị Tâm Anh 39 Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng vẫn tồn tại tục lệ này nhưng mang ý nghĩa khác. Người Khmer tại những khu vực giải thích rằng họ treo vậy để trấn giữ nhà cửa, xua đuổi tà ma, bịch muối và gạo tượng trưng cho đồ ăn của các vị thần linh, ma quỷ đó. Còn có một tục khác được kể lại là khoảng cuối tháng 4 đầu tháng 5 khi vào cuối mùa khô đang chuyển sang mùa mưa, trong phum sóc thường xảy ra bệnh tiêu chảy (gọi là dịch tả), cư dân Khmer quan niệm là bệnh ngả nước do ma làm, họ bèn lấy một cái chĩnh (loại chĩnh đựng nước mắm) và vẽ mặt nạ chằn lên trên đó rồi để đầu ấp, đầu làng với ý nghĩa tượng trưng sự dữ tợn của chằn sẽ giúp cho dân làng xua đuổi bệnh dịch nữa. Thậm chí, một số gia đình còn tổ chức múa chằn cả đêm. Chằn vừa múa đánh với Khỉ vừa la hét nhằm xua đuổi hết ma quỷ đã gieo bệnh tật đến cho dân làng. Tục này ngày nay cũng không còn. Trẻ nhỏ Khmer biết đến ông chằn cũng nhờ vào các loại hình nghệ thuât diễn xướng. Thỉnh thoảng, trong quá trình điền dã, chúng tôi lại bắt gặp trẻ em Khmer chơi đùa với nhau bằng cách lấy những ngọn sua đũa gắn vào miệng giả làm nanh của ông chằn. Đối với trẻ nhỏ, ông chằn rất dữ và đáng sợ nhưng chúng cũng rất thích ông chằn, luôn đòi đi xem khi nghe nói ở đâu có ông chằn đi tới diễn. Như vậy, có thể thấy rằng những tập tục dân gian mê tín xưa kia đã trở thành hủ tục, không còn thích hợp nữa nên dần bị loại trừ trong đời sống cư dân Khmer. Hình tượng chằn hiện nay lại trở thành một mô típ rất phổ biến trong nghệ thuật sân khấu, tạo hình, kiến trúc và trong những lễ nghi có tính chất tôn giáo. Chúng tôi sẽ phân tích sâu hơn hình tượng chằn ở những khía cạnh trên ở các chương mục sau. 2.2. Các hội lễ Lễ hội đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống của người Khmer, chi phối toàn bộ sinh hoạt tinh thần, vật chất và chiếm khoảng thời gian rất lớn. Lễ hội là dịp để người Khmer cầu kinh, ban phước lành theo tinh thần dân tộc. Ở các hội lễ của người Khmer, chúng ta thấy nổi lên với những đặc điểm như: Chịu ảnh hưởng sâm đậm của tôn giáo (cụ thể là Phật giáo Nam tông). Các lễ hội thường được tổ chức theo nghi thức của đạo Phật, thể hiện qua sự tham gia và đóng một vai trò khá quan trọng của các vị sư sãi. Lễ hội thường được tổ chức tại chùa với các lễ tiết như tụng kinh cầu an, cầu phước, dâng cơm cho sư (ông lục), 40 dâng lễ vật cho chùa… Do ảnh hưởng quá sâu đậm của Phật giáo nên hội lễ của người Khmer chủ yếu diễn ra tại sân chùa. Hội lễ có tính chất hết sức thiêng liêng trang trọng. Đó không chỉ là dịp để người Khmer vui chơi mà còn là cơ hội để họ cầu phước cho người thân, và cho chính mình. Dù nghèo khổ, người Khmer vẫn chuẩn bị lễ vật dâng cho các ông lục trong chùa, hoặc đến chùa nấu cơm, phụ giúp trong các dịp lễ hội. Các nghi thức trong hội lễ thường gắn liền với những truyền thuyết của Phật giáo nên được người Khmer nâng niu và gìn giữ, truyền lại cho con cháu như Lễ đắp núi cát, lễ đua ghe, lễ đặt cơm vắt… Ngày nay, theo thời gian con cháu của người Khmer thực sự đã không còn hiểu hết ý nghĩa của những lễ này nhưng vẫn duy trì và mặc nhiên xem đó là điều hiển nhiên phải làm, phải có trong các dịp lễ. Các lễ vật dâng cúng cũng có vai trò quan trọng, nói lên ý nghĩa, nội dung của Lễ. Ví dụ như Lễ cúng trăng phải có cốm dẹp, Lễ dâng y phải có cà sa, Lễ nhập hạ thì cần có khăn tắm, đèn cầy, nước mưa… Ngoài ra, người Khmer còn có những lễ vật đặc biệt như sla thor: là một vật cúng bằng cây chuối, trên cắm bông hoa, trầu cau để đem vào chùa; cờ may dài nhiều mét có màu sắc sặc sỡ; dàn nhạc ngũ âm… Hội lễ thường kéo dài suốt đêm, trong nhiều ngày tại sân chùa. Trong những ngày này, chùa rất nhộn nhịp, đông đúc phật tử. Khá lý thú là vào dịp lễ thì sân chùa lại mọc lên những hàng quán tự phát, sau dịp lễ hội lại dẹp hết. Gắn với hội lễ là hoạt động văn nghệ truyền thống. Các loại hình sân khấu của người Khmer đồng bằng sông Cửu Long như Rôbăm, Dù kê, múa tập thể Lăm thôn được phát huy cao độ trong dịp này. Lễ hội của người Khmer thường gắn với tính chất nông nghiệp lúa nước lâu đời. Do người Khmer đa số là nông dân nên dịp tổ chức hội lễ thường là khi kết thúc vụ mùa, hoặc khi thu hoạch, chờ mùa sau… Những năm gần đây, cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa nên nhiều phum, sóc của đồng bào Khmer trở thành phum sóc văn hóa. Cùng với đó, phong trào xây dựng chùa văn hóa cũng được một số địa phương chú ý. Hoạt động của các ngôi chùa được phát triển như một trung tâm văn hóa. Những ngôi chùa lớn còn trang bị đội trống, kèn, dàn nhạc, đội đua ghe ngo… Không chỉ vào các dịp lễ, tết truyền thống, hoạt động văn hóa ở các ngôi chùa còn diễn ra thường xuyên trong năm. 41 2.2.1. Vài nét về lễ vật cúng tế của người Khmer Phần lớn các lễ cúng tế của người Khmer đều có lễ vật cúng đi kèm. Nhưng chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề này cho đến nay. Có những đồ cúng đại trà, chúng ta gặp ở nhiều buổi cúng tế, nhưng cũng có những lễ vật đặc thù cho một lễ cúng nào đó. Về nguồn gốc, thì chỉ biết từ tổ tiên người Khmer để lại mà chúng ta không rõ nó mang ý nghĩa như thế nào. Và đồ cúng tượng trưng điều gì, cũng khó mà phân biệt được. Chúng ta thấy đồ cúng thường là những phẩm vật tự nhiên, chủ yếu là cây cỏ. Một số đồ cúng có ý nghĩa tượng trưng sau: Sợi chỉ tượng trưng cho sự trường thọ. Đèn cầy và nhang tượng trưng cho hạnh phúc. (còn được xem là vật tượng trưng cho linga của thần Shiva) Trầu cau, các thức ăn tượng trưng cho sức sống. Tùy theo đối tượng và tính chất của nghi lễ mà người Khmer sử dụng lễ vật rất chính xác. Một vài trường hợp trong nghi thức phải có những đồ cúng sau: Cúng Tevoda: - Bàn thờ Thiên (Rean Tevoda) Chrâm Sla thor cheung thkâ Bay sei ruot (bay sei nhiều tầng) Sla thor thommada (Slathor bình thường) Sla thor sot mon Sla thor đuông (Sla thor làm từ trái dừa) Sla thor phka dông (Sla thor làm từ bông dừa) Tien pram thup pram (nhang, đèn cầy: 5) Tien kôl (đèn cầy gốc, to) Bay ben (cơm phước) Bay bet tbor (cơm cúng ông Tà cai quản xóm) Phka ben (bông phước) Sangkheuk (kiệu khiêng) 42 Cúng Phật: - - - - Cúng Thầy, Tổ: - Bay sei Pakchham Sla thor Thommada Sla chruh (trái cau xắt miếng gắn vào sla thor) Bay sangkhat Tien trêng (đèn cầy cắm thành hàng) Sla truoy (cau ngọn) Tien trêng (đèn cầy cắm thành hàng) Leach pram (cốm nổ để trên 5 dĩa) Tien pram (đèn cầy: 5) Thup pram (5 bó nhang, loại bó có 5 cây) Pê Krong Peali (1 mâm cơm và những câu thần chú gợi nhớ công ơn Peali) Sra (rượu) Sla chruh Pê reay (đồ mặn) Pê ruôt (đồ ngọt) Pê chêng (bột ngọt) Pê hum (đồ thơm) Pê preah phum (đồ cúng cho vong hồn) Pê mochhus (hàng mã) Pê sala (lá dừa xếp thành giỏ đựng) Pê cheung trom (lá dừa xếp thành giỏ đựng nhưng gắn thêm chân đế) Tien trêng Tien snêng krâbei (đèn cầy to như sừng trâu, không đốt) Sla chom - Cúng Visnukar (Thầy bên nghệ thuật, kiến trúc): Cúng Peali4: Cúng Khmoch (ma), Arak: - 4 Cúng Neakta: Về thần Peali có sự tích như sau: Ngày xưa Peali giữ đất, ông có rất nhiều đất. Phật lại không có đất. Một lần nọ, Peali gặp nạn được Phật cứu. Peali đền ơn bằng cách hỏi Phật muốn gì không thì cho. Phật nói muốn xin đất xây chùa. Peali đồng ý và hỏi xin đến đâu. Phật trả lời bóng của chiếc ái ca sa trải đến đâu thì xin đến đó. Thế là khi mặt trời chếch bóng. Phật đưa chiếc áo ca sa lên, bóng casa phủ trùm gần hết đất đai. Peali phải cho đất như đã hứa. Vì thế về sau người dân Khmer khi làm xong một công trình nào đó như nhà, trường, đặc biệt là chùa chiền, phải cúng Peali. Khi chùa làm Lễ seima cúng Peali để bày tỏ lòng biết ơn đối với vị thần này. 43 tiêu biểu: Sla chruh Tien trêng Ở đây, chúng tôi chỉ liệt kê và phân tích vài thành phần của một số ít đồ cúng 1. Rean Tevoda Thông thường Rean Tevoda được cúng cho Tevoda vào lễ đăng quang Đức Phật hoặc lễ Seima chùa. Nó có 9 cái, mà 8 thì được hướng về các hướng Đông, Tây, Nam, Bắc; còn cái thứ 9 để tôn vinh Preah Yomareach (Diêm vương – Yama). Trên mỗi Rean, người ta để 2 baysei pakchham, 5 đèn cầy, 5 cây nhang, 5 bông hoa, 5 kântông (giỏ bằng lá chuối) đựng gạo rang, 2 lọ nước thơm, 2 slathor thommada, 5 trái cau, 5 điếu thuốc, và vào buổi sáng thì người ta thêm một ít bánh. Khi cúng xong, người ta lấy đi tất cả đồ cúng và phá hủy Rean. Không có văn bản cổ nào giải thích về nguồn gốc của vật cúng này. 2. Chram Được dựng lên vào một lễ hội khá quan trọng: cúng cho các vị sư vào giữa ngày hoặc vào lúc các sư cầu nguyện ban đêm ở nhà riêng. Phải dựng 8 Chram ở 8 hướng. Trên mỗi Chram, người ta để 5 trái cau, 5 điếu thuốc, 2 Slathor Thommada. Người ta cũng làm Rean và trên đó, để 2 Bay sei pakchham, 5 đèn cầy, 5 nhang, 5 bông, 5 giỏ gạo rang, 2 lọ nước thơm. Và nếu buổi sáng, thêm vài cái bánh. 3. Baysei Pakchham Thông thường Baysei Pakchham được làm bởi 5 lá chuối cuốn lại và cắm vào quanh thân cây chuối. Trên baysei đó, để 1 giỏ gạo rang được đậy lại bởi 1 nắp vung hình chóp, trên nắp vung là 1 cây đèn cầy. Đồ cúng này dùng để cúng Tevoda hay Krou với ý nghĩa tăng thêm sự huyền nhiệm của những câu bùa chú từ các vị này. 4. Baysei Ruot Nó có thể có từ 3 đến 19 tầng. Nó được làm bởi thân cây chuối có lá cuốn lại và ghim vào, được gọi là “baysei 19 tầng”. Người ta đặt trên baysei 1 giỏ gạo rang, đậy lại giỏ là nắp hình chóp làm bằng lá chuối. Trên đó là cây đèn cầy. Người ta cúng baysei khi các sư cầu kinh. Để cúng Phật, người ta làm baysei 5 tầng. Baysei rất thường được sử dụng. 5. Sla Thor Thommada 44 Nó được làm bằng lá chuối hoặc sống lá chuối hoặc xơ dừa. Nó được nâng lên bởi 3 chân, có 3 lá trầu, 3 cây nhang, 1 trái cau cắm vào. Người ta sử dụng Sla thor để cúng Tevoda, Arak và Krou pháp thuật. Sla thor cũng được dùng khá phổ biến. 6. Sla Thor Sot Mon Nó được làm bởi cây chuối non có lá. Nó được nâng lên bởi 3 chân, có 5 đèn cầy, 5 cây nhang, 5 trái cau và hoa cắm vào. Slathor Sot mon được cúng khi các sư tụng niệm. 7. Sla Thor Kantuy Preus Nó được làm bởi 1 khúc thân chuối và nâng lên bởi 3 chân. Người ta dùng nó khi sư đến tụng niệm cho người sắp chết. Những người hiện diện phải mang đến phần của họ: trầu, cau, đèn cày, nhang. Người ta cắm nó chung quanh Sla thor. Việc sử dụng Sla thor là sự du nhập từ người Lào. 8. Sla Thor Dong Được làm từ trái dừa vạt ngang ở phần đầu. Người ta cắm lên 3 cây nhang, 3 lá trầu, 3 cau, 3 đèn cầy. Nó được dùng vào dịp lên chức của 1 vị sư hay cúng Phật, cúng Krou. 9. Sla Thor Phka Dong Trên mỗi Sla thor, người ta để lên 20 lá trầu, 30 trái cau lột vỏ và 2 đèn cầy. Tất cả được cột nối tiếp lại bởi sợi chỉ, 1 đầu sợi chỉ đặt trong 1 cái chum, đính ở đầu sợi chỉ là bông dừa cột lại với nhau cũng bằng chỉ. Xung quanh nó là một hàng trái cau lột vỏ. Thông thường Sla thor này được gọi là phka sla. Nó được sử dụng vào dịp cưới hỏi. 10. Sla Thor Cheung Thka Nó được làm bằng trái dừa hay khúc thân chuối, trên đó đặt 3 lá trầu, 1 trái cau, 3 cây nhang, 1 đèn cầy. Sau đó người ta dựng 4 chrâm, ở trên đấy để 4 thau nước. Người ta dùng nó khi có hỏa thiêu. Bốn người chịu trách nhiệm việc tắt lửa hay làm bùng lửa lên, họ sẽ sử dụng 4 chậu nước để dập tắt củi, sau cùng họ vứt bỏ chậu lại nơi hỏa thiêu. 11. Sla Chom Được làm bởi 4 đoạn của thân chuối. Trên mỗi Sla chom người ta đặt lên 4 lá trầu, 1 trái cau gói trong lá trầu. Còn có đèn cầy và 3 cây nhang. Dùng nó để cúng thầy pháp hay Krou Arak. 45 12. Sla Chruh Trong 1 cái chum và 1 chén, người ta để vào 8 lá trầu và 3 trái cau. Nó dùng để cúng cho Krou Arak và Khmoch. 13. Sla Truoy Có 2 loại Sla Truoy: a. Được làm với 4 lá trầu và 1 trái cau gói trong lá chuối, 2 đầu được cài bởi 1 cọng tăm tre. Sử dụng nó khi người ta xin đi tu, hay khi có người bất tỉnh hoặc khi mời dự đám cưới. b. chết. 14. Pê Reay Để làm đồ cúng này, cần phải chuẩn bị: Đầu tiên người ta kết những mảnh lá chuối lại, số miếng là bằng số tuổi người bệnh, cạnh của Pê bằng chiều dài cánh tay trước của người bệnh. Pê được giữ bởi thanh tre vót mỏng đan thành lưới, bên trên để 1 lá chuối hay nải chuối. Người ta chuẩn bị 7 kântông đựng gạo đỏ (gạo trộn với đường mật), gạo đen (gạo trộn với tro) và gạo trắng. 7 cây dù 5 tầng bằng bẹ cây chuối được trồng chung quanh Pê. Người ta để một ít rau trong tất cả các kântông và 1 tượng nhỏ bằng tro hoặc bột tượng trưng cho người bệnh được đặt nằm trên Pê có hình dáng như quan tài. Nó được bọc trong miếng vải lấy từ quần áo rách của người bệnh. Người ta đặt một tung chei (mảnh phù hiệu biểu hiện sự chiến thắng) trên Pê. Đồ cúng này mang ý nghĩa giúp bảo vệ người bệnh khỏi gặp điều xấu. 15. Pê Ruot Pê Ruot có bề dày từ 3 cho đến 19 tầng. Pê 3 chiều dày được làm bằng mảnh lá chuối dài phơi khô giữ chặt bởi 4 cây tăm tre. Thêm vào đó gạo trắng, cá, thịt, 3 cây nhang và 1 đèn cầy đang đốt. Pê dùng để cúng ma quỷ, chằn... và vong hồn lang thang. 16. Pê Chêng Có hình tam giác, nó được làm bằng miếng lá chuối dài xếp lại và cột bằng sợi làm bằng lá cây. Đáy của nó được bao bởi lá chuối, trên đó có để gạo trắng hay gạo Được làm bởi 4 lá trầu, 4 lát cau, 2 đèn cầy, 9 cây nhang gói trong lá chuối cuốn lại như hình chóp. Người ta đặt nó trong lòng 2 bàn tay đan vào nhau của người 46 đỏ, cá và thịt. 3 cây nhang và 1 đèn cầy được đặt trên miệng Pê. Đồ cúng này được sử dụng khi có trẻ con bệnh. 17. Pê Hum Người ta xé phần sống của lá chuối ra làm ba để làm khung sườn. Bao quanh nó bằng bẹ thân cây chuối để tạo thành thân cây. Bên trên của Pê, người ta đặt kântông có đựng trong đó gạo trắng, gạo đỏ, cá và thịt. Trên đó người ta cắm 3 nhang và 1 đèn cầy. Người ta cúng Pê Hum cho Preay và Arak. Pê Hum cũng rất thường được cúng. 18. Pê Preah Phum Người ta cắt tỉa lá chuối để làm một Pê vuông có 7 bề dày. 4 Pê Chêng được đặt ở 4 góc của cái Pê lớn. Ở giữa để 7 kântông (giỏ), trong mỗi giỏ đựng bánh gạo rang, hoa, 4 chom mà 2 cái thì có cắm lá trầu còn 2 cái thì cắm lá thốt nốt cắt ra, 1 cây nhang. Cúng Pê hum, người Khmer mong có được sự bảo vệ của Preah phum. Lễ vật cúng của người Khmer Nam Bộ rất thường liên quan đến số 5. Người ta làm những baysei 5 tầng, 7 tầng... và trên mỗi tầng có những nhóm gồm 5 nhánh, hoặc những đồ cúng khác như 5 cây nhang, 5 nhánh bông, 5 lá trầu... Số 5 ở đây được cư dân Khmer giải thích hết sức thú vị. Số 5, chính là biểu hiện tượng trưng cho 5 ngón tay trên bàn tay của con người. Con người được nhân lành hay quả ác đều từ chính bản thân họ tạo thành, là do bàn tay con người tạo ra nghiệp. 2.2.2. Những nghi lễ tiêu biểu Qua kết quả khảo sát thực địa và phỏng vấn cư dân Khmer tại địa bàn tỉnh Trà Vinh, chúng tôi ghi nhận một số hội có sự góp mặt của hình tượng chằn, gồm: Lễ Chol Chnam Thmay, Lễ Kathan Nah Tean và Đoàn múa mặt nạ gồm Khỉ, Chằn, bà mẹ Pìn Pụi (nam hóa trang nữ), vị tướng cưỡi ngựa và các sư sãi Ảnh chụp: Phương Hoàng Lan 47 lễ Lễ Ok Om Bok. Đây là ba lễ hội quan trọng và lớn nhất trong năm của người Khmer. Trong những dịp này thường thấy nhóm người mang mặt nạ giả trang làm chằn, khỉ, bà mẹ Pìn Pụi, vị tướng cưỡi ngựa đi cùng đoàn rước vừa múa vừa la nhằm diễn tả niềm tin của cư dân Khmer vào Phật pháp. Họ tin rằng cái thiện luôn chiến thắng và chế ngự được điều ác. 2.2.2.1. Lễ Chol Chnam Thmay (Lễ vào năm mới) Lễ vào năm mới còn gọi là “Lễ chịu tuổi”, cũng là ngày Tết của người Khmer Nam Bộ. “Chol” tính theo sự vận chuyển của Mặt Trăng và đánh dấu việc thay đổi 12 con thú tượng trưng của 12 con giáp trong một kỳ. “Chnam” tính theo sự vận chuyển của Mặt Trời và đánh dấu bước đầu năm mới. “Thmay” có nghĩa là mới mẻ. Thời gian diễn ra Chol Chnam Thmay là khoảng giữa tháng 4 Dương lịch, đây cũng là thời gian cư dân Khmer hoàn tất việc gặt hái, mọi người được rỗi rảnh hơn. Tết Chol Chnam Thmay ngày xưa được các Hora ấn định, và lễ được cử hành trong 3 ngày (năm nhuận thì trong ngày), thường là vào ngày 13, 14, 15/4 Dương lịch, còn năm nhuận thì rơi vào 14, 15, 16, 17/4 Dương lịch. Ngày đầu tiên của năm mới gọi là Châul Sangkran Thmay, ngày giữa gọi là Vonbât (năm nhuận thì có 2 ngày Vonbât) và ngày cuối cùng gọi là ngày Lơng Sak. Giữ gìn đúng theo tập quán nghìn xưa, người Khmer ăn Tết luôn luôn được tổ chức ở những ngôi chùa thờ Phật và nhờ những quyển Đại Lịch (Maha Sangkran) để bói xem năm mới tốt hay xấu. Điều này là do tin vào huyền thoại Bà la môn về vị thần Bốn Mặt thua trí hoàng tử Thommabal mà chúng tôi đã có dịp đề cập ở phần trên. Người Khmer cũng lấy hình tượng 12 con giáp như người Việt để tính năm. Trong bộ tử vi, con giáp của người Khmer cũng có Chằn. Theo tục lệ, khi sang năm mới người Khmer thường rước cúng và vẽ con giáp mới. Mỗi con giáp đều có 1 người cưỡi lên. Có khi là Tiên, khi là Chằn, khi là người ta. Mỗi vị đều cỡi thú, ăn mặc và sử dụng khí giới khác nhau. Các nhà tiên tri, bói toán, thiên văn sẽ dựa vào những điều ấy để luận ra điềm hung, khiết cho năm mới. Chuột: Bò: Tiên mạng nam (hạng thấp) Người mạng nam (hạng thấp: nông dân) (không có tuổi Trâu) 48 Cọp: Thỏ: Rồng: Rắn: Ngựa: Dê: Khỉ: Gà: Chó: Heo: Chằn mạng nam (hạng thấp) Người mạng nữ (hạng cao) Tiên mạng nam (hạng cao) Người mạng nam (hạng trung) Tiên mạng nữ (hạng thấp) Tiên mạng nữ (hạng cao) Chằn mạng nam (hạng thấp) Chằn mạng nam (hạng thấp) Chằn mạng nữ (hạng cao) Người mạng nữ (hạng cao) (không có tuổi Mèo) Trong bộ con giáp này, thì: Chó, gà, khỉ, cọp: Chằn ngồi trên lưng. Chuột, rồng, dê, ngựa: Tiên ngồi trên lưng. Còn lại là người ngồi trên lưng. Đón năm mới cũng như các dân tộc khác, cư dân Khmer trang hoàng nhà cửa, quét dọn bàn thờ Phật, mua sắm quần áo, thắp hương thơm, nhang khói… Trong đêm giao thừa, nhiều gia đình sẽ vào chùa cùng các sư tụng kinh, thắp hương đưa tiễn Tevoda cũ và đón mừng Tevoda mới. Người Khmer tin rằng Tevoda là vị tiên được trời sai xuống để chăm lo cho dân chúng, hết một năm thì lại đưa vị khác xuống thay thế. Lễ vào năm mới được tiến hành như sau: Ngày thứ nhất, vào khoảng gần cuối chiều, đồng bào Khmer tắm gội rồi mang theo nhang đèn, lễ vật vào chùa để làm lễ rước Maha Sangkran mới. Dưới sự điều Chằn trong đám rước Maha Sangkran Ảnh chụp: Phương Hoàng Lan Chằn và Khỉ Hanuman đang giao chiến Ảnh chụp: Phương Hoàng Lan 49 khiển của một Acha, mọi người đứng xếp hàng và đi vòng chánh điện 3 vòng để làm lễ chào năm mới. Sau khi làm lễ ở chùa, đoàn rước Sangkran sẽ đi vào trong các ấp. Đi đầu đoàn người có dàn nhạc đánh nhịp cho nhóm người mang mặt nạ các nhân vật gồm có Chằn, Khỉ, một phụ nữ (gọi là bà mẹ Pìn Pụi), một vị tướng cưỡi trên một con ngựa. Họ vừa đi vừa múa, nhân vật Chằn làm những động tác hung dữ, phá phách, hù dọa trẻ nhỏ, đến nhà người dân phá làm họ sợ hãi... Sau đấy, Khỉ sẽ đi tới đánh Chằn, ngăn không cho phá nữa; Bà mẹ Pìn Pụi và vị tướng đi theo sau nhưng tác động không đáng kể, họ đóng vai trò can ngăn, làm giảm đi sự quyết liệt nếu thấy Chằn và Khỉ bất phân thắng bại. Thế rồi, các vị sư sãi sẽ đến từng nhà, đọc kinh ban phước lành cho tất cả nhà nhà người người trong ấp, xua đuổi Chằn. Hình tượng chằn ở đây mang ý nghĩa xua đuổi những điều xấu, điều ác trong năm cũ để đón mừng một năm mới an lành và hạnh phúc. Sau lễ rước Maha Sangkran, mọi người sẽ tập trung vào chùa lễ Phật và nghe nhà sư thuyết pháp. Ngày thứ hai, mọi người làm lễ dâng cơm sớm cho các sư. Chiều ngày hôm ấy sẽ tụ tập tại chùa cùng nhau đắp núi cát. Người dân cùng các vị sư đắp cát thành những ngọn núi nhỏ ở tám hướng và làm rào bằng tre hoặc cây bao quanh núi cát. Những ngọn núi này tượng trưng cho vũ trụ và ngọn núi thứ 9 ở giữa tượng trưng cho trung tâm của trái đất, núi Sômêru. Sau đó, mọi người sẽ làm lễ quy y cho núi. Đây là những tập tục bắt nguồn từ một truyền thuyết đã có lâu đời5. Ngày thứ ba, còn gọi là ngày Lơngsak: đây là ngày tiến hành lễ tắm tượng Phật, sau khi đem cơm dâng cho các vị sư người Khmer đem nước có ướp hương thơm và nhang đèn đến đền thờ Phật và làm lễ tắm tượng Phật, sau đó là tắm cho các sư sãi cao niên. Xong lễ tại chùa, các vị sư được mời đến các tháp đựng hài cốt để làm lễ cầu siêu cho người quá khứ. Tiếp theo đó họ tiếp tục tắm cho các tượng Phật ở nhà rồi đến cho ông bà, cha mẹ để bày tỏ lòng biết ơn công dưỡng dục sinh thành. Đến đêm họ cúng bái Tevoda mới và và tổ chức các cuộc vui chơi cho đến khuya mới chấm dứt. Sau 3 ngày lễ chính không khí tết vẫn chưa kết thúc, các sóc vẫn còn kéo dài thậm chí cả tuần lễ. 5 Sự tích kể lại rằng một người từ trẻ đến già làm nghề săn bắn nên đã giết nhiều muông thú, nhưng ông được một nhà sư hướng dẫn tích phước bằng cách đắp núi cát trong một ngôi chùa gần nơi ông ở. Về già ông đau yếu luôn, ông bị ám ảnh bởi bầy muông thú bao quanh ông hành hung đòi nợ oan nghiệt. Do tích phước đức đã từng đắp núi cát nên ông tỉnh táo bảo bọn muông thú cứ đếm hết số cát mà ông đã đắp thành núi rồi hãy đến đòi nợ ông. Bọn thú đồng ý, hè nhau đi đếm nhưng không thể nào đếm hết. Chán nản chúng kéo nhau đi và người thợ săn cũng lành bệnh. Từ đó ông cố gắng tích đức làm việc thiện cho đến khi chết được lên thiên đàng. Do tích truyện này mà người Khmer vẫn giữ tục đắp núi cát đến ngày hôm nay. 50 2.2.2.2. Lễ Ok Om Bok (Lễ cúng trăng hay Lễ đút cốm dẹp) Hàng năm, cứ đến ngày rằm tháng 10 Âm lịch (tương đương với ngày rằm tháng 12 theo Phật lịch Khmer), đồng bào Khmer tổ chức Lễ cúng trăng. Lễ vật cúng chủ yếu, không thể thiếu được là cốm dẹp vì thế mà lễ cúng trăng còn được gọi là “Ok Om Bok” tức là Lễ đút cốm dẹp. Người Khmer là cư dân nông nghiệp, làm ruộng theo hai mùa trong năm. Mùa mưa được tính từ 16/4 đến 15/10 âm lịch, mùa khô được tính từ 16/10 đến 15/4 Âm lịch. Vì thế 15/10 là ngày cuối cùng của mùa hạ và cũng là thời gian thu hoạch hoa màu các loại, trong đó có lúa nếp là sớm nhất. Người ta đã lấy lúa nếp giã thành cốm dẹp cùng các hoa màu khác để cúng trăng. Họ coi mặt trăng là biểu tượng của ẩm ướt, của âm tính, của mùa mưa. Do đó, lễ Ok Om Bok mang ý nghĩa lễ tống tiễn mùa mưa để chào đón mặt trời, đón mùa khô. Lễ cũng nhằm tạ ơn thần trăng đã cho mùa màng tốt tươi, sông ngòi nhiều tôm cá, người người được khoẻ mạnh, nhà nhà yên vui. Vào những ngày này, các gia đình Khmer trong phum sóc đều tụ tập trước sân nhà chờ đón trăng lên. Thanh niên nam nữ rủ nhau đi xem lễ hội và tâm sự, tỏ tình. Người Khmer còn có ý niệm tôn thờ trăng – đem đến niềm hy vọng, niềm mơ ước về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Trước khi trăng lên, mọi người đa số tập trung tại khuôn viên chùa, tại từng nhà hay tập trung đến một nơi rộng rãi không có bóng cây che khuất để chuẩn bị đón trăng. Người ta đào lỗ, cắm hai cây trúc, có trụ bốn bên đầy đủ, một cây ngang làm đà, tạo hình dáng như một cái cổng. Xung quanh cổng được trang trí hoa lá, dưới cổng có một cái bàn. Khi mặt trăng nhú lên khỏi ngọn tre, người ta mang các lễ vật như cốm dẹp, dừa, chuối, khoai lang, khoai mì, khoai môn, trái cây và bánh kẹo bày ra mâm cúng. Các sản phẩm nông nghiệp này mang ý nghĩa mừng cơm mới vào ngày trăng sáng. Mọi người quây quần ngồi hướng về phía mặt trăng, trăng lên cao tỏa sáng, người ta đốt nhanh nến, rót trà và mời một vị Acha làm chủ lễ. Vị Acha khấn vái, nói lên lòng biết ơn của con người đối với mặt trăng, xin thần tiếp nhận những lễ vật do bà con dâng cúng và ban phước cho con người, làm cho mưa thuận gió hòa. Trước đây, căn cứ vào những giọt sáp rơi xuống chiếc lá chuối được đặt bên dưới mà người ta đoán năm tới mưa nhiều hay ít. Lời khấn của người chủ lễ cứ rầm rì, rồi sau những nghi thức cúng lễ, theo tập quán, người lớn tuổi thường kể lại cho con cháu nghe tiền kiếp 51 của đức Phật đã một lần hóa thân làm con thỏ để tế sinh, nay hình thỏ còn in dấu trên mặt trăng6. Cúng lễ xong, ông bà gọi từng đứa cháu lên đút cốm dẹp và một ít đồ cúng khác vào đầy miệng các bé, rồi đấm vào lưng hỏi: “Các con muốn gì?”. Những câu trả lời dù là tiếng cười hay chỉ là một tiếng “muốn…”, thì đó cũng là niềm vui của người lớn. Cuối cùng, là tục thả đèn gió và đèn nổi trên các kênh rạch, các dòng sông. Quang cảnh không gian đêm bao la, rộng lớn, mọi người nhìn ngắm những chiếc đèn gió cứ bay lên mãi, những chiếc đèn nổi lập lờ, thì thầm gởi lời khấn nguyện mong mọi sự an lành đến cõi vô cùng… Lễ Ok Chằn múa trong lễ hội Ok Om Bok Ảnh chụp: Phương Hoàng Lan 6 Om Chuẩn bị thả đèn gió Ảnh chụp: Phương Hoàng Lan Đây là sự tích “Con thỏ và Mặt trăng”: Trong một tiền kiếp của đức Phật Thích Ca, có lần ngài là một con thỏ sống quanh quẩn bên bờ sông Hằng. Thỏ kết bạn với Khỉ, Rái và con Chó rừng. Thỏ hiểu biết hơn 3 con kia, biết tham thiền để cầu mong được gần các đấng cao cả. Ngày tháng qua, một hôm trước ngày trăng tròn, Thỏ nói với các bạn rằng “Trước kia chúng ta cùng hứa rằng đến ngày trăng tròn thì nhịn đói để ngồi thiền, giữ thân thể sạch sẽ và lòng không được bợn nhơ. Nay tôi xin nhắc các bạn sáng sớm mai nhớ tìm thức ăn như mọi ngày để dành cho những người ăn xin”. Cả ba vui vẻ nhận lời rồi cùng chia tay. Sáng sớm, cả ba cùng chia nhau đi kiếm mồi, Rái đem về 5 con cá, Chó rừng đem về một vò sữa, một hũ mỡ nhỏ, một gói cơm, còn Khỉ thì bẻ vài trái xoài chín. Cả ba cùng ngồi một chỗ tham thiền, riêng Thỏ không đi đâu cả mà chỉ ngồi nhập định trước cửa hang. Ý định tốt đẹp của các con vật làm động lòng trời. Thần Sakah, chúa tể của các Têvada bèn giả làm người ăn xin xuống thử lòng các con vật. Thần đến chỗ Rái ngồi xin ăn. Rái mời người ăn xin dùng cá, người ăn xin cảm ơn và nói chờ tôi tắm rửa sạch sẽ rồi sẽ dùng. Người ăn xin đến chỗ Chó rừng và Khỉ thì cũng được mời ăn và ông cũng nói như nói với Rái. Cuối cùng ông đến chỗ Thỏ, Thỏ nói “Xin người chờ tôi đốt lửa và dâng người một món ăn ngon lành”. Nói xong, Thỏ đốt lửa, khi ngọn lửa cháy to, Thỏ nhảy vào và nói “Mời người dùng thịt này”. Nhưng khi nhày vào lửa, Thỏ không thấy nóng mà lại bị gió lạnh, bèn nhảy ra bỏ thêm củi và đốt cho cháy to lên. Lúc ấy người ăn xin biến mất, thần Sakah hiện ra và khen ngợi nghĩa cử của Thỏ. Ông nói: “Đối với tấm lòng hy sinh cao đẹp của Thỏ, ta phải để cho đời noi gương”. Thần biến thân mình cao lớn đụng tới mây xanh, đưa tay vịn vào núi và vẽ hình Thỏ lên mặt trăng. Trước khi về trời, thần nhắc lại: “Ta muốn thế gian này đời đời kiếp kiếp thấy hình Thỏ trên mặt trăng để nhớ mãi sự hy sinh này”. Do đó mà cư dân Khmer cúng Ok Om bok cũng là bày tỏ và đề cao nghĩa cử hy sinh của Thỏ - một tiền kiếp của Đức Phật Thích Ca. 52 Bok là nghi lễ có tính chất nông nghiệp rất rõ nét. Việc đút cốm dẹp và trái cây vào miệng trẻ thể hiện ước mong năm tới mùa màng bội thu đời sống no đủ. Tục thả đèn nổi là nghi lễ nhằm xua đuổi bóng tối, sự ẩm ướt, mùa mưa. Nói đến Ok Om Bok là nói đến hội đua ghe ngo. Đây là vết tích của tục thờ cá sấu, thờ rắn nước, các thuỷ thần. Với ảnh hưởng sâu đậm của đạo Phật, đồng bào Khmer Nam Bộ giải thích các cuộc đua ghe ngo là nhằm để ghi nhớ một chiếc răng của đức Phật ở Thủy cung – nơi ở của các loài rắn nước Naga. Chiếc ghe ngo có chiều dài khoảng 24 – 26 mét, ngang 1,2 mét, có thể chứa từ 50 – 60 người. Ghe ngo là một loại thuyền độc mộc lớn, làm bằng gỗ tốt, thường là gỗ sao. Mũi và lái đều cong, được trang trí sặc sỡ với các mô típ đầu rồng, đầu neak (tức naga – rắn), hình voi, sư tử… Hội đua ghe Ngo lớn nhất hàng năm tổ chức tại Sóc Trăng. Đêm trước hội đua ghe ngo, còn diễn ra các trò dân gian như thả đèn gió, đèn nước, đấu võ, kéo co và tổ chức văn nghệ: hát dù kê, múa lăm thôn… Trong những ngày này, cũng sẽ có đoàn Chằn và khỉ đi múa khắp nơi phục vụ cho bà con trong làng. Với hình thức tương tự như trên, diễn tả sự xung đột giữa hai thế lực thiện (khỉ) và ác (chằn). Cuối cùng, cái thiện luôn chiến thắng và tiêu diệt cái ác. 2.2.2.3. Lễ Kathan Nah Tean (Lễ dâng y cà sa) Là một lễ hội tôn giáo lớn của người Khmer để dâng áo cà sa cho các nhà sư trong chùa. Lễ này do Đức Phật lập ra, vì xưa kia có một vài môn đệ sau ngày xuất hạ đi đặt bát (trì bình) trên những con đường lầy lội hoặc phải băng qua nhiều khu rừng rậm gai góc âm u, vì thế áo cà sa bị lấm bùn và rách nát. Từ đó mà Đức Phật chấp nhận cho các tăng sĩ nhận áo cà sa mới, sạch do tín đồ dâng cúng (theo nguyên tắc người tu hành phải tự may lấy áo cà sa cho mình từ những mảnh vải vụn nhặt được ngoài đường). Lễ dâng y cà sa có ý nghĩa rất lớn đối với các Phật tử Khmer, Cư dân Khmer tiến về chùa chuẩn bị Lễ dâng y cà sa Ảnh chụp: Phương Hoàng Lan thông qua đó phước đức của con người sẽ được tích tụ rất lớn, gấp trăm ngàn lần so với những việc làm 53 từ thiện khác. Dù cuộc sống còn chật vật đến đâu, mỗi Phật tử cũng cố gắng dành dụm tiền bạc của cải, vật lễ để được làm lễ “dâng y” nếu không nhiều thì chí ít cũng phải là một lần trong đời mình. Với tính chất và ý nghĩa lớn lao như vậy mà lễ Kathan nah tean được tiến hành trong khoảng gần một tháng kể từ ngày “xuất hạ” 16/9 cho đến 15/10 Âm lịch. Phật tử sẽ chọn một trong số 29 ngày đó để làm lễ “dâng y” cho các nhà sư trong chùa thuộc khu vực mình. Tuy nhiên mỗi chùa chỉ được làm lễ này một lần trong năm. Theo tập tục, buổi lễ sẽ diễn ra trong một ngày một đêm. Cư dân trong phạm vi ảnh hưởng của chùa được làm lễ này, sẽ tuỳ theo điều kiện vật chất mà chung góp nhau lại thành nhóm do một gia đình làm chủ lễ. Gia đình chủ trì cũng thay đổi theo từng năm, nhưng phải khá giả để đứng ra sắm lễ, đãi cơm tiếp khách. Ngoài áo cà sa, phật tử dâng cả bình bát, mùng, chiếu, bát đĩa, bánh trái và những vật dụng cần thiết khác. Ở mỗi phum có một người đứng ra quyên góp tiền bạc để kết thành những bông hoa rất đẹp dâng lên chùa, nhằm góp phần gây dựng ngôi chùa của phum sóc mình ngày càng khang trang lộng lẫy hơn. Các đoàn Rôbăm cũng thường có mặt trong ngày này. Các diễn viên múa là lực lượng hộ tống những cây bông được dân chúng rước từ nhà vào chùa. Họ cũng đeo mặt nạ, hóa trang, cầm vũ khí... Hình tượng Chằn ở đây mang ý nghĩa là ma quỷ cản trở tín đồ đến chùa dâng lễ vật cúng dường Tam Bảo, nhưng không thể ngăn cản được sự thành tâm của mọi người. Họ nhà Chằn giao chiến với Khỉ Hanuman và Chằn tu (mặt nạ vẽ màu vàng) Ảnh chụp: Phương Hoàng Lan Ngoài ra, trước kia, khi gia đình có người đi tu thì trên đường lúc vào chùa làm lễ có rất nhiều người thân, bà con, gia đình mang lễ vật đi theo sau. Khi ấy, có dàn ngũ âm đánh nhịp đi trước, và có cả nhóm người mang mặt nạ giả làm Chằn, Khỉ, bà mẹ Pìn Pụi vừa đi vừa nhảy múa. Chằn cầm gậy đánh với Khỉ và cản đường đoàn người 54 vào chùa hành lễ. Đó là hình ảnh tượng trưng cho đám quân chằn Mara (mar) khi cản trở Đức Phật Thích Ca đi tu. Ngày nay, hoạt động này gần như không còn thấy nữa, gia đình cho người đi tu vào chùa làm lễ rất ít khi đi bộ mà thường di chuyển bằng xe. 2.2.2.4. Lễ cúng Tổ Bên cạnh những lễ hội nêu trên, trong đời sống người Khmer còn rất nhiều những tín ngưỡng, lễ nghi khác. Tín ngưỡng gắn liền với tâm thức nông nghiệp và tư tưởng Phật giáo. Đặc biệt, qua lễ cúng Tổ của các đoàn biểu diễn nghệ thuật truyền thống, chúng ta có thể nhận thấy khá rõ nét vai trò của các nhân vật: chằn, khỉ, hoàng tử… Ở phần trên chúng tôi đã có dịp đề cập đến hình tượng chằn trong đời sống cư dân Khmer Nam Bộ. Tuy nhiên, cũng cần xác định hình tượng này ngày nay hầu như chỉ còn hiện diện đậm nét nhất qua nghệ thuật diễn xướng truyền thống Khmer mà chủ yếu là sân khấu Rôbăm, thứ đến là sân khấu Dù kê. 2.2.2.4.1. Lễ cúng Tổ Rôbăm Sân khấu Rôbăm là sân khấu diễn xướng và cũng là một sân khấu nghi lễ. Diễn Rôbăm đáp ứng được những ước mơ, niềm tin của người dân. Như đã nói, người dân Khmer rất tin vào nhân quả, bởi thế mà việc thờ cúng Tổ chính là cách thể hiện sự biết ơn tổ tiên, những người thầy đã tạo dựng nên nền nghệ thuật sân khấu này. Người Khmer quan niệm nếu không thờ cúng Tổ thì cũng giống như con cháu làm điều gì đó mà quên đi ông bà, cha mẹ mình vậy. Bất kỳ đoàn Rôbăm nào cũng đều thờ Tổ. Trong mùa diễn, trước khi đến những địa phương khác, bầu đoàn Rôbăm tiến hành làm lễ cúng Tổ. Lễ này sẽ quy tụ đầy đủ diễn viên và người thân thích, nhằm thắt chặt và củng cố niềm tin của mọi người đối với nghề nghiệp và các vị tổ sư. Người Khmer tin rằng nghi lễ cúng Tổ là cách thức giao lưu với thần linh. Họ báo cáo cho thần linh những công việc của mình, từ đó, sẽ nhận được sự phù hộ và những phép màu của các vị thần khiến họ diễn thật hay, thật khoẻ, thật có hồn. Lễ cúng Tổ có thể nói là một nghi thức hết sức quan trọng và thiêng liêng đối với các đoàn Rôbăm. Trước đây, nghi lễ này được thực hiện hết sức trang nghiêm và phải đầy đủ các lễ vật. Ngày nay các đoàn Rôbăm cũng tinh giảm đi vài lễ thức phức tạp nhưng không vì thế mà giảm đi phần trang trọng và thành kính. 55 Qua phỏng vấn, chúng tôi được biết trước khi đi lưu diễn, đoàn Rôbăm chuẩn bị những lễ vật sau để cúng Tổ. Tuy nhiên, tùy theo từng bầu đoàn, từng địa phương mà lễ vật cũng có phần khác biệt đôi chút. Bàn thờ cúng Tổ theo lời ông Thạch Chun, biên đạo chính của đoàn Rôbăm xã (ấp Giồng Lức, xã Đa Lộc, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh), gồm: 2 hột gà 1 con gà luộc 1 nải chuối xiêm 2 cây sla thor 1 chén gạo có cắm cây đèn cầy và bỏ bạc cắc vô vải trắng 5 hak (1 hak = 1 cùm tay (từ cùi chỏ đến lòng bàn tay); 5 hak là khoảng 2m) cốm nổ bằng lúa nếp gói vào giấy 4 túi 1 chai xá xị rượu bịt đầu bằng giấy đỏ 1 chai xá xị nước bịt đầu bằng giấy đỏ 1 bó nhang 1 đèn dầu nhỏ Trong suốt quá trình cúng Tổ và cả khi diễn tuồng không được để nhang tàn. Trước khi diễn, vị trưởng đoàn sẽ tụ họp diễn viên trong đoàn lại trước bàn cúng Tổ và đọc bài cúng, hát Tổ có nội dung mời những vị Tổ về phù hộ cho Đoàn. Tại Sóc Trăng, Đoàn Rôbăm duy nhất còn lại trong tỉnh do ông Lâm Phương chịu trách nhiệm chính thì cúng Tổ lại gồm những vật lễ sau: Đầu heo luộc Gà luộc Vải trắng 5 hak Vải đỏ 5 hak Bánh ngọt Cốm nổ Chom neak ta (Sla thor) Sala chrom: 2 cái (bên 5 tầng, bên 7 tầng) (Sala chorm được làm giống như một hình nón gồm thân cây chuối được trang trí với lá trầu và trái cau) 56 Bay sei 5 tầng Gạo rảy phép Rượu Trà Huyết tươi Trái cây Nhang Đèn cầy Bạc cắc 4 miếng để trên gạo có cắm đèn cầy Trứng gà Khi xuống ấp diễn, các đoàn Rôbăm tiếp tục cúng Tổ như trên nhưng lễ vật không có đầu heo luộc và vải đỏ. Ngoài ra, họ còn cúng xin phép ông Tà tại địa phương đó và cứ mỗi đêm diễn phải cúng cho Tổ một quả trứng tươi. Sau khi mọi người đã tề tựu đông đủ, trưởng đoàn sẽ thắp nhang khấn vái và làm lễ. Sau đó hát bài gọi Tổ về. Trong bài hát cúng Tổ, thường nhắc đến bốn nhân vật mà người Khmer Nam Bộ rất kính sợ. Những vị thần linh này là vết tích của tín ngưỡng Arak đã tồn tại và in dấu ấn sâu thẳm trong tâm thức người Khmer. Prey pone (Vua quỷ): là quỷ rất dữ. Chinh Teo Óc (Bà cô Óc – quỷ) Chinh Teo Tây (Bà cô Tây – quỷ) Cầne Tôn Khiêu (quỷ) 3 bà cô Nội dung của bài hát kêu tên các vị này, mời về dùng lễ vật và phù hộ cho con cháu. Đoàn Rôbăm cầu xin các vị Tổ nhập hồn, nhập xác vào mắt, mặt, mũi, tay chân để diễn viên diễn thật hay, thật có hồn khiến cho khán giả mê thích. Sau khi làm lễ, vị trưởng đoàn sẽ lấy chén gạo rải khắp lên đạo cụ và các mặt nạ với ý nghĩa tiếp nhận sự chứng nhận và phép màu từ các vị Tổ. Một số đoàn Rôbăm còn dùng bùa ngải. Tình trạng này trước đây rất phổ biến, các đoàn Rôbăm cạnh tranh giành khách có thể sử dụng bùa phép để thư lẫn nhau. Như đoàn Rôbăm của ông Lâm Phương hiện nay vẫn dùng những lọ bùa phép này. Ông Phương cho biết ông có 2 lọ bùa: Tần lạch s'nai (chứa phép): khi đọc phép xong mở nắp ra sẽ thấy sôi lên; và Khuot ik (chứa ma quỷ). Thường khi lễ Tổ, ông dùng chúng để bôi lên chân mày, lên tóc của diễn viên, vừa bôi vừa đọc thần chú để lôi 57 cuốn khán giả. Đây cũng là một phương pháp tác động đến tinh thần của người diễn giúp họ nhập thân vào vai diễn cho thật có hồn và không mệt mỏi. Đặc biệt, những diễn viên diễn vai Chằn được chú ý bôi lên cả mặt nạ chằn. Trong buổi lễ cúng Tổ, những mặt nạ chằn, khỉ, chim krut... được cắm một nén nhang và bôi bùa lên chân mày cũng như quanh vòm miệng chỗ có nanh của chúng. Đây là một hiện tượng tâm linh đặc biệt, ở đó chằn được ví như một hình tượng đại diện cho những thế lực thần bí, nếu có gì sơ suất phạm vào thần linh thì chằn sẽ là người đại diện trừng phạt cư dân Khmer. Do đó, những mặt nạ chằn rất được trân trọng. Sau khi cúng Tổ xong, cả đoàn sẽ đồng thanh kêu to 3 lần “Yeak O” và rồi mở màn diễn. Theo lời kể của bà Lâm Thị Sêm, 78 tuổi, nhà ở ấp Bưng Chông, xã Tài Văn, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng, là nghệ nhân đoàn Rôbăm lúc trước, nay ở nhà làm ruộng, chúng tôi ghi nhận về cách sử dụng bùa ngải của người Khmer Nam Bộ, hết sức khó tin để chấp nhận. Tuy nhiên, đối chiếu với những ghi chép do Lê Hương ghi lại ở quyển Người Việt gốc Miên thì đây là những chuyện có thật đã từng tồn tại trong cộng đồng cư dân Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long. Bà Sêm kể rằng các đoàn Rôbăm xưa sử dụng nhiều loại bùa phép, nhưng linh nhất là các loại bùa được làm như sau: 1. Lấy đầu lâu của người con gái còn trinh trắng. Lấy lén trong vòng 7 ngày khi chôn xuống, trước khi lấy ra cúng trước mộ liên tục và mời Thầy cúng làm phép. Sau đó, có đoàn để nguyên đầu lâu để cúng; có đoàn đâm nghiền ra thành bột và cho vào hũ có dầu dừa (keo, sáp…); có đoàn thì nấu đi nấu lại cho thành cao và cho vào hũ có dầu dừa (hay một loại chất dính sệt sệt nào đó). Sau đó, trước mỗi đêm diễn sẽ thoa chất này lên mặt, chân mày, nanh (của Chằn), quần áo (của diễn viên) để diễn cho có hồn, cho hay và không biết mệt. Có đoàn còn thoa lên ghế, lên rạp sân khấu, lên nhạc cụ... để làm khán giả mê thích mà rủ nhau đi xem tuồng. 2. Còn linh thiêng hơn nữa là lấy đầu lâu người phụ nữ có thai nhưng bị chết (thai còn trong bụng) và cũng làm theo cách thức như trên. Những cách thức làm bùa phép như trên đã mất đi, các đoàn Rôbăm hiện nay có dùng bùa bằng các loại dầu sáp đã được những ông thầy làm phép. Họ sử dụng chủ yếu nhằm mục đích lôi kéo khán giả đi xem đoàn diễn cho đông đúc. 58 Nghiên cứu sâu hơn việc cúng Tổ, chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt về nghi lễ cúng giữa cộng đồng cư dân Khmer Nam Bộ và người Khmer ở Campuchia. Ở Campuchia, các đoàn nghệ thuật thường tiến hành lễ cúng Tổ lớn nhất trong năm là dịp Chol Chnam Thmay. Người Khmer cho rằng đây thời điểm tốt nhất trong năm để làm lễ cúng Tổ và biểu diễn nhằm mục đích xua đuổi tà ma, điều xấu trong năm cũ và đón điều lành, may mắn trong năm mới. Ở đây, xin hiểu là lần cúng Tổ lớn nhất trong năm, còn khi đoàn lưu diễn đến đâu sẽ cúng Tổ trước khi diễn ở nơi đó nữa nhưng hình thức nhỏ hơn lần này. Ở Campuchia, những loại hình nghệ thuật này được gọi là Lakhol. Có khoảng 20 loại hình Lakhol còn tồn tại trên đất nước Campuchia. Trong đó, chỉ đó Lakhol Bros (loại hình này khi diễn cũng đeo mặt nạ những diễn viên toàn nam, vai nữ như công chúa cũng do nam đóng) là chọn ngày thứ 7 để tiến hành lễ cúng Tổ (lý do thì ngày nay người ta không còn được biết đến nữa), còn đối với những loại hình Lakhol khác thì cúng Tổ vào ngày thứ 5. Họ chọn ngày thứ 5 vì7: Theo lời giải thích của nhà sư Chunnát: ngày thứ 5 (còn gọi là Ngày Prohok). Mà theo đạo Rômmênh (đạo Bà la môn) thì Prohok là tên của một nhân vật đứng đầu trong việc dùng bùa phép và trong văn học nghệ thuật và còn là thầy (Krou) của tất cả các thần tiên (Tevada). Bắt nguồn là tiếng Phạn: Wahásatếk chuyển thành tiếng Sankrit: Prohok. Theo thiên văn học, Prohok là tên 1 vì sao, do đó các bậc tiền nhân gọi ngày thứ 5 là ngày Prohok rìa chìa Krou (cũng có nghĩa là ngày tốt nhất). Cũng vì thế mà cho đến ngày nay khi nhận đệ tử hoặc bái sư học nghề, người dân Khmer đều chọn ngày thứ 5. Ngay cả những gia đình người Khmer Nam Bộ hiểu biết về lễ nghi thì khi tổ chức đám cưới, đám nói, học nghề… đều có khuynh hướng chọn ngày thứ 5 vì họ tin rằng chọn ngày này sẽ đem lại may mắn, học hành thì mau thuộc, tinh thông… Còn bên mảng nghệ thuật Rôbăm, do xuất phát điểm chịu ảnh hưởng lâu đời của đạo Bà la môn (Rômmênh) nên việc chọn ngày thứ 5 để cúng Tổ là đương nhiên. Trong ngày cúng Tổ thì bắt buộc phải cúng trước 12 giờ sáng, có nghĩa là trước giờ các sư dùng bữa trưa. 7 Theo Pich Tum Kravel, r)aM v (Khmer Dances), PhnomPenh, 2001. 59 Lễ cúng Tổ này sẽ gồm tất cả các diễn viên Rôbăm. Đại đa số diễn viên là những người nông dân ở nông thôn, rất bận rộn với công việc đồng áng do đó mà việc sắp sếp chuẩn bị cho lễ cúng Tổ thường do những người lớn tuổi lo liệu từ việc xếp làm Sla thor Bay sei cho đến những việc khác nữa và chỉ chuẩn bị trong 1 ngày. Bàn thờ cúng, đồ cúng thì người ta chia làm 2 bên: 1 bên dành cho bái Tổ; và 1 bên dùng cúng cho bên Thần linh gồm Arak, Neaktà (giữ đình miếu, hay ở gốc cây…), Pằng pọt (giữ 1 cây hay một góc đường, 1 khúc cua quẹo nào đó…), Tevada (giữ trên cây), Baramây (người có bùa phép)… và những thần có tên gọi và chỗ ở khác nhau trong phum sóc hay xung quanh phum và xung quanh chùa. Trong một ngôi miếu hoặc sảnh đường cúng Tổ, người ta bày 1 bàn thờ nhiều tầng có phủ vải trắng. Tầng trên cùng thường để những vị tối cao như Preah Eysay (Nereay – Vishnu), Preah Eyso (thần Shiva), Phật Thích Ca hoặc những vị thần thánh khác nữa. Bên tay phải của Lục tà Eysay người ta đặt mão, hoặc là mặt nạ của những nhân vật trong Rôbăm (hay Khol) tượng trưng cho bên thiện, tốt đẹp, ví dụ như mão nàng Sida, Preah Ream, Preah Leak, Sugrib, Hanuman, Onkhot, Pipek Hora, Mê thộp Swar (thủ lĩnh quân khỉ), lính khỉ và những chiếc mão của vai nữ. Bên tay trái của Eysay đặt mão và mặt nạ nhân vật tượng trưng cho bên ác, xấu xa, ví dụ như mão, mặt nạ của Krong Reap, Ưnnưchứt, Kumbhakar, Vironlchămpan và những mặt nạ của thủ lĩnh chằn và quân chằn. Những mặt nạ này được sắp xếp từ cao xuống thấp, từ trước ra sau theo địa vị và quyền lực của họ. Phía trước những nhân vật Eysay, Eyso... người ta lót một miếng vải prum (loại vải dày, đẹp) hoặc vải màu đỏ; đặt cạnh 1 cái gối, trên gối lại phủ một miếng vải, trên đó đặt 1 cái thố (bằng đồng hay bạc) đựng nước thơm (tuk op - TWk Gb) hoa nhài (pờ tưl). Trên thố móc những cọng chỉ, dùng cột chỉ tay cho những ai mới gia nhập đoàn (bái sư). Còn có thêm một khay đựng kéo, lưỡi lam, gương soi, phấn trang điểm và 2 ly nước thơm nhỏ 2 bên. Trên cái gối lại đặt trầu cau và 1 khay nhỏ đựng cốm nổ. Phía 2 bên lề vải prum người ta xếp đồ cúng theo 4 hàng dọc. Lễ vật cúng gồm: Sla thor Bay sei 9 tầng: Sla thor Bay sei 7 tầng: 1 cặp 1 cặp 60 Sla thor Bay sei 5 tầng: Sla thor Bay sei 3 tầng: Bay sei pakcham: 1 cặp 1 cặp 1 cặp (Tất cả các Bay sei đều xỏ vào 1 quả trứng luộc phía trên cùng và đặt 1 cây đèn cầy phía trên) Sla thor đài (sla thor bình thường): 1 cặp Đuồng lào (bằng dừa gọt vỏ có dạng hơi vuông): 1 cặp Chuối: Đầu heo: Gà: Vịt: Cá lóc: Thịt heo: 2 nải 2 (có 1 đầu heo sống, 1 đầu heo chín) 2 (1 sống, 1 chín) 2 (1 sống, 1 chín) 2 (1 sống, 1 chín) 2 miếng (1 sống, 1 chín) Ngoài ra, còn có trái cây nhiều loại nhưng được để theo từng cặp. Bánh cũng được xếp trên nhiều mâm và theo từng cặp. Trên mâm có đồ ngọt và đồ mặn bày lên nhưng đều theo cặp. Kântông (lá chuối xếp lại thành dạng giỏ đựng nhỏ, xiên que qua) 1 cặp. Ở phía trước những lễ vật này người ta để nhiều Bay sei Pakchham (hay gọi là Pakchham krông rường) trên đó có cắm nhiều loại hoa khác nhau. Pakchham này do những diễn viên mang tới tùy ý (mỗi người 1 cặp) để tham dự lễ cúng Tổ. Sau khi diễn viên tụ họp đông đủ thì bắt đầu lễ. Chủ lễ là người đứng tuổi có kinh nghiệm, được gọi là “Mò” hay “Tiệp Rôbăm”. Ông Mò sẽ bắt đầu đốt nhang, đèn cầy ở tất cả các bàn thờ. Mọi người xếp ngay hàng thẳng lối và quỳ lạy kính cẩn, trang nghiêm trước bàn thờ. Ông Mò bắt đầu cầu nguyện và đọc bùa chú. "Xin mời các ông pằng pót ở nông thôn - người mà trông coi lãnh địa chùa ... và tất cả Tosa Baramây quản lý đất nước Campuchia. Xin mời các vị thần tiên, các vị ở trên cây cối (Ruk ká Tevada), thần trên không (Akas Tevada), Preah Unl, Preah Prum, Preah Yomareach … Xin mời tất cả các vị tới trông nom, chăm sóc con cháu gặp được nhiều điều may mắn, phù hộ cho được lành nhiều". Phần chi tiết của lễ cúng Tổ gồm nhiều lễ tiết phức tạp. Các đoàn nghệ thuật Rôbăm ở Campuchia cúng rất chi tiết cho cả phần nhạc cụ và đạo cụ: 61 Okarsá phần tồ wasăng kia dồ (tiếng Phạn – Pali: những phần này không dịch được. Nó mang ý nghĩa như một đoạn kinh) Xin cầu nguyện đến tất cả Tevabót, Tevada – người trông nom trần gian hay ngõ ngách của núi (khe núi) và ở trên ngọn cây hoặc ở trong cây, ở trong hang động, hồ ao, đồng ruộng,… Tất cả Tevada – người mà trông coi trần gian này trong đó có: Sàđạch Krum Peali (Vua Krum Bali) và nàng Kồng hinh prạ thô rà nây,… tất cả các vị mà con cháu phải tôn thờ sùng kính từ tầng Bànon (tên 1 tầng trên trời nhưng ở thấp) cho tới Kummawềcha (tầng trời cao hơn), tất cả là 16 tầng và tới tất cả các sao Pra Ồngkia (tên 1 vì sao – cũng có nghĩa là Thứ 3), Pra bút (sao Thứ 4), Pra hók (sao Thứ 5), Pra sók (sao thứ 6), Pra sao (Thứ 7), Preah kờợt8, Preah Rìa, Preah Mặktàdậu, Preak Kar, Preah Chặt tồ lộn; các vị Úp bala (nhóm quỷ thần) gồm: Preah Bạt tosarót, Preah bạt Wirunllahár, Preah Bạt Wirunllabar, Preah Bạt Quysơvan; Chặt tố Maha riek (tên của 1 tầng trời cao hơn) là nơi ở của: Preah Moni Eysay, Preah Mía tô lầy, Preah saray pumirár, Preah Yak Kômar, Preah Kưng kạr rú nằng, Preah Pusnokar, Preah Eyso, Preah Neariay (Narai), Preah Pi ây (gió), Preah Pi runl (mưa) và Preah Unl (thần lớn nhất ở tầng Tavatưng); Sa tạ k'sa Tevada (là người cai trị 7 ngọn núi Sapak rề pân từ núi Yukarthô, Isarthô, Nimuk tarthô, Rạ rìa thô, Asar păn thô, Dara ryây sai cho tới các núi khác thuộc quốc gia Campuchia), các Têvada trông coi núi; Tất cả các vua Kâmpăn có vua Kômêrah, Preah Bạt, Thẹk thuồng sư nguônl, Krum Krồn Rìa chìa Sơpunl Komar, Preah Bạt Vong Praatuk (chủ nhật), Preah Bạt Sân thê sân thất, Preah bạt Koòngchár Liây lak, Bơ tum Komar - người trông nom phum sóc. Xin thỉnh các vị ở trên tới nơi đây trông nom con cháu cho tai qua nạn khỏi, đi đường không bị sợ hãi, đùng có gặp điều xấu, giúp cho con cháu được yên bình, gặp điều may mắn. Hơn nữa, nếu con cháu ở đây làm điều gì sai không đúng lẽ đạo, luật trời thì xin hãy rộng lòng tha thứ, giúp cho con cháu cầu gì được nấy, giúp cho con cháu được lên Si than Sua (thiên đàng)9. Chúng con quỳ gối cầu xin ngài Preah Phummi rìa chìa - người trông nom trần gian này, xin tất cả đến đây nhanh và con cháu ở đây đã đợi sẵn, làm lễ cúng đến các 8 Theo quan niệm của người Khmer một tháng chia làm 2 tuần trăng: Tuần trăng sáng - Preah Kờợt (từ ngày 1 đến ngày 15) và tuần trăng tối - Rô nô ích (Từ ngày 16 đến ngày 30). 9 Theo quan niệm người Khmer, thế giới quan chung có 3 tầng: Sithan Sua: thiên đàng Sithan Mờ nu lục: trần gian Sithan Norok: địa ngục 62 ông vì chúng con muốn xin đất. Xin mời các ông hãy nhất thiết đến và dùng những lễ dâng cúng, dù người đến trước hay đến sau. Nếu có điều gì sai sót mong quý vị bỏ qua cho. Sau khi dùng xong hãy quay lại chúc tụng cho con cháu luôn luôn có sắc đẹp mãi mãi. Chúng con e rằng nếu có làm điều gì sai trái, phạm những luật lệ của các vị pằng pót chằng nà bọt (nông thôn) và các vị coi sóc trên cây cối (Ruk kar Tevada), xin tha thứ cho con cháu cầu gì được nấy. Kết thúc bài này bằng câu do người đến viếng lễ đọc lên “Sathú!sathú!sathúuuuu!” (tương tự như Lành thay!)10. Ông Mò đọc tiếng bằng tiếng Phạn Namô tà sar péck kar wăng tồ arak hák tồ, săm mà săm bụt thăng sar (3 lần) Bụt thăng a rạch tà nằng kar rô mí Thom pằng a rạch tà nằng kar rô mí Săng kăng a rạch tà nằng kar rô mí Tuk tế dằm pế Bụt thăng a rạch tà nằng kar rô mí Thom pằng a rạch tà nằng kar rô mí Săng kăng a rạch tà nằng kar rô mí Ta tế dằm pế Bụt thăng a rạch tà nằng kar rô mí Thom pằng a rạch tà nằng kar rô mí Săng kăng a rạch tà nằng kar rô mí Xin mời (Ôkarsar - tiếng Phạn): xin thỉnh cầu Tiệp Nikor, Ămòkêk đang cư ngụ ở trong phum sóc hoặc ở trên không gian (nak pìa lầy, t’ray niếk, wệt chìa m'kọt); xin mời Preah Saray, ThạksaBaramây, Úp ba bọt baramây, Neak tà Bằng bọt ở trong rừng núi; xin mời thầy lớn, thầy nhỏ; mời Sam puồn sok thom, quỷ 8 đầu (Phriay Kabar Pram bay); xin mời Neak tà Riếp, Neak tà Komponl, Preah Quysovan, Reap, Ream, Preah Eyso, Mêhaklar, Apsaras, Tepida, Hanuman, Swar sor (khỉ trắng), Swar khmau (khỉ đen), Khár nừnl, Khár nùnl, Khun nừnl, Khun nùnl, Vua Krud, Pipek Hora, và tất cả các ông mà không thể biết hết tên và không đếm hết được… Xin mời 10 Khi nhận được lời chúc của ai thì người Khmer nói chung (kể cả người Khmer đồng bằng sông Cửu Long và Khmer Campuchia) sẽ chắp tay lạy và nói “Sathúuuu…” (kéo dài giọng âm a). Câu này mang ý nghĩa tương tự với “Lành thay!” 63 đến đây dùng những lễ vật con cháu đang dâng cúng ở …(kể tên địa phương đang đến diễn và sẽ đến), có đồ mặn, đồ ngọt, trái cây, xin dùng cho thỏa thích… Xin mời: chúng con xin làm lễ mời các bậc thầy đầu tiên (Tổ sư - Krou Kùm nơnl) - người đã khai sinh ra sự nghiệp này, xin mời thầy Sampho, thầy Niết, thầy Sralay, thầy S'kồ (có nghĩa là thầy của các loại nhạc cụ trong Rôbăm)... xin lại chúc phúc cho tất cả học trò ở đây. Xin mời dàn nhạc chơi bài Satukar. 1. Bài Satukar Ôkarsar (xin mời): các ông Preah Krou Prum lại để chúc thành công (prasất 11) cho lễ cúng Tổ này. Achas Rế dăng nạk mô mí hăng (tiếng Phạn). 2. Bài T'ra thom Ôkarsar: xin mời các ông Eysay Sất thí prum chặntồlột karniếk, Eysay sất thí anúttanăng. 3. P'lế - Wănthia bà thê achas rếdàsất thí - Kar mặt tà dà dằng ahăng wăn tìa mí. 4. Bô nhìa đờ Ôkarsar: Pếk dồ thêu wé mờ nu sa nằng Ôkarsar: Khê-càrmêchásrụpbê atháschặtha, sắk khás-răksárkhás, rặtkhêchằnthạta rặkkhêmímanê, thí pề warrạchằn chạkararmêtá thúwănnáthúháthú pạchchadằng thúrákhákrar chásrọttháwêsá nàydáthăntà pachásnàhạkthạk rạkchástasănthạk thê dằng mini rạkwachạnằng sathú mô mê số nòn tố… 5. P'leng hok (hok: nhảy) Ôkarsar: xin mời Tevabót, Tevada, têprák ở khắp nơi, ở trong núi rừng, biển hồ, sông nhỏ, sông lớn… người mà cai quản trần gian; tất cả các vị thần cai quản trên trần gian; xin mời hết tất cả, chúng con xin thắp nhang, đèn cầy (vừa nói, vừa làm) cầu xin những điều tốt lành từ các ông, cho tai qua nạn khỏi, cho không gặp điều xui xẻo, trở ngại, xin được thắng hết mọi kẻ thù, vượt mọi thách thức… 6. 11 Ôkarsar: P'lêng P'lum (p'lum: thổi) Giải thích thêm từ "prasất": đối với người Khmer, sau khi học xong 1 nghề gì đó như đi học võ, học bùa phép… khi hoàn tất sẽ làm 1 lễ hoàn thành - Pithi Prasất. Lễ này chứng tỏ người học được người thầy dạy truyền cho hết cái tinh tuý, hết nghề mà không giấu giếm gì cả. Và sau đó, người học trò mới vận dụng được nghề. Ví dụ như: người đi học bùa cho dao chém không đứt, trong lúc học sẽ không dám thử; nhưng khi học xong và làm lễ, thầy thổi khí vào, truyền hết nghề và thử sẽ thấy hiệu nghiệm. Nếu không làm lễ này bùa phép học được cũng xem như không có! 64 Xin mời Ân t'rìa thì rìa êk và Dùm màriếk, Preah Chặn tồ lột karpan, Preah Pusnokar. Mời các vị đến đây chúc tụng cho con cháu được thành công. 7. P'lêng Phúp phát Xin mời các ông Pra ong (Preah) Arak tà na, Preah Pòrùm, Chinàrạt, Thinakthìkùnl, atằng thalê ếp bòn mồng kunl thás lồ karlồlarlề. Xin mời đến đây chúc phúc cho con cháu, cho con cháu chiến thắng được kẻ thù tứ phương. 8. Đầm pọnl Kằn (kằn: cầm; Đầm pọnl: gậy) Xin mời các ông Teprakrás có bùa phép linh thiêng ở ẩn khắp nơi trong rừng núi; mời Vua Samahê Krud sà đẹt, Kầmhen bòresár, Preah thiết rứtthi k'rai, Kầm hên rứt thi k'lai, Kầm hên nạchsachằn, nạktền thdine… Mời đến để chứng kiến con cháu làm lễ; Mời ông Kầm hên Phiek đến để chúc tụng cho con cháu. 9. P’lêng Kà mằn Chúng con xin quỳ lạy, xin mời những vị thần nhiều phép thuật ở dưới đất Kầm heng barđànl chạk côrquan và tất cả các Kầm heng ở trong rừng, núi, hang động... Xin mời vua Quysovan, vua Coquerak, Wày chók chók wày và lục tà trông coi phum sóc và tất cả các lục tà khác nữa. Xin mời các vị đến đây để biểu diễn bùa phép mà các vị có. 10. P’lêng Maharik Chúng con xin kính mời các ông Sầm đạch, Preah, Krou Achas, Preah Sachê, Preah T’rây, Preah Khoai, Preah Eysay 18 ông, Preah Vishnucar, Preah Quysovan pànhchákárkhê, Têvatót, Preah Mahôsách... Xin thỉnh mời các ông xuống đây chứng kiến, chúc cho con cháu được bình an. Thávòn nà thất!.. 11. P’lêng Rôbầychòn Chúng con xin mời Preah Atứk, Preah Chăn, những vị thần có ánh sáng chiếu mạnh nhất trên trần gian. Chúng con xin Prasất cho 2 vị này có baramây... Sóksênay chạkkhúthắcràthất... 12. P’lêng chơlong s’mứk Pliyô mờ nú sa nằng pà thá ra ú tạ thê rá bành cha wí chạch tà í tê yồ a lồ cà rồn tế yồ bá chê chá sất thí tồ rệch chề thá paksar pêthá rà về thòn chá savannárạ cháthếchchà mahêthi thanatêvuhonta. 13. P'lêng chợtcheng 65 Ôkarsar: Ngày nay là ngày lành tháng tốt, nhiều may mắn, tất cả chúng con xin làm lễ bái Preah Eyso, người là thầy của tất cả các yak. Xin ông xuống đây để chúc phúc cho con cháu. 14. 15. P'lêng sâng thất k'long P'lêng Rôbăm Kùnlì P'lêng Boong Rạp rồn Piyô sô ra ná nằng. Pini sayằng ná mía mihăng. 16. Chúng con xin mời bà Keyney, người con gái có quyền lực ở trong núi, ở biển, rừng Himabiên,... Xin mời pria ây12 bisưakòn thámà, sô kon tha rốch và tất cả các keyney khác (có bùa phép khiến cho người khác mê). Xin xuống đây chúc phúc cho con cháu đi đâu cũng có người ta yêu thích, ưa chuộng. 17. P'lêng Keet vồ chét Chúng con xin lạy và mời ông Maha Eysay – người có quyền lực, sức mạnh phi thường trong thế gian này, tiếp đó xin mời Maha Eysay Agni Nếk13, Maha Eysay Nếk Kô (mắt bò), Eysay Kà sóp, Eysay Thơ mếch Nếk (nhắm mắt), Eysay Phắk vền (mặt dài), Eysay Púk Mông kònl (hiểu và biết được điềm hay, điềm lành), Eysay Preah Moni tếch chù (moni: thông minh; người có tếch chù là người luôn gặp may mắn hay gọi là người cao số), Eysay Tà pó (người ở ẩn) và tất cả các Maha Eysay khác xin lại đây chúc cho chúng con những điều tốt lành. 18. P'lêng Chợt (loại nhạc mở đầu nhằm thu hút sự chú ý của mọi người) Chúng con xin chắp tay lạy và cầu xin Preah Kêmà, neang Thê ra mếch đến đấy chúc phước cho chúng con. Xin mời Tiệp Thida, Tiệp Apsara pà vòn kành nhà và neang Thorani (còn được biết với tên nàng Himthony) và neang Makhala Têvi, Mẹ Preah Kôsúp chômsi – người có ơn nghĩa lớn mau xuống đây xua đuổi những chứng bịnh tật cho no ra khỏi người chúng con. 19. 12 P’lêng chợt chhưng Chia làm: Prẹt: quỷ Pria ây Khmốch: ma 13 Agni: lửa Nếk: mắt Ông này có phép thuật nhìn đến đâu là cháy đến đó. 66 Okasar Piyô carawána . 20. 21. P’lêng Pàthom (khởi đầu) P’lêng Rúc rồn (tìm kiếm) Barì Surệchyà rànárrằng nàmàmíshăng. (Đọc 3 lần) Chúng con xin quỳ lạy cả hai ông. Xin quỳ lạy ông Preah Soreyvon – người có quyền phép phi thường trong thế gian. Xin quỳ lạy ông Preah Nereay Riemie (Ream) và tất cả các chư tiên trông nom thế gian này. Xin các ông chúc cho chúng con chiến thắng mọi kẻ thù và chúc cho chúng con luôn luôn có được điều may mắn và hạnh phúc. 22. P’lêng chợt chạp Sayrùmềcồthávạchcha lồcànhchềvạchchà thêpằnglồ mêsaratê vạchcharucànằng chềpreahsum Preah Riemie Preah Sấtthimề. (Đọc và dâng lễ vật) - Những nhân vật đóng vai chằn thì cầm đầu heo dâng Những nhân vật đóng vai khỉ thì cầm trái dừa dâng 23. P’lêng Maha chầy (chầy: chiến thắng) (Đọc trong khi múa dâng lễ vật) Chúng con xin dâng tất cả các lễ vật này đến tất cả các bậc thầy: xin ông Tôsáponl nhận lễ vật này của chúng con. 24. P’lêng Satốkàr Chúng con xin mời các ông quản lý phum sóc: Preah Bụt thé phum, Preah Tề chá. Mời 2 ông – người mà đang hiện diện ở đây đến chúc cho chúng con đi đến đâu cũng được người ta thích đến đó, gặp nhiều điều tốt. 25. 26. P’lêng Ùm tụch krou thum P’lêng lồ Okasar Buddthăngthommằnsăngthăng tháramís ề tí: thá: ề hí: Chúng con xin mời Preah Bạt kòn chás, Preah Bạt kòn ponl cả 2 ông qua để chúc tụng cho chúng con. 27. P’lêng đằm dờm chơ (trồng cây) 67 Chúng con xin mời Preah Maha Eysay 108 vị có sức mạnh phi thường; xin mời Preah Prum, Preah Unl, Tevabót, Tevada, vua của các bậc thầy (Preah Krou) và tất cả các thầy xin xua đuổi bệnh tật cho chúng con, đừng để xảy ra. 28. P’lêng Brồmrơchệch chiêng Chúng con xin lạy và mời Preah Krou tắm rửa cho sạch thân thể. (lúc này các bậc thầy lớn trong đoàn lên cạo tóc mai và tóc quanh cổ, xịt dầu thơm và làm mặt cho thật đẹp với ý nghĩa tượng trưng cho các Krou đang khấn). 29. P’lêng S’rong kồng kìa hay còn gọi là P’lêng lồng song Chúng con xin mời tất cả các thầy đến đây dùng lễ vật mà chúng con đã cúng dâng theo ý muốn cho no nê thỏa thích. 30. P’lêng Xem lào (Tất cả các đệ tử mỗi người phải nắm một vốc cốm nổ rải lên chỗ cúng) Chúng con xin mời các Vua Priaay ở khắp các nơi, các hướng, gần hoặc xa; xin mời phép thuật (baramay) của Priaay 8 đầu, Priaay Acár (trên không), Priaay Kòn tồng khiêu, Priaay Sôm pù sór thum, các Priaay Bây sách rệch chà pút đến đây để nhận lễ vật có hoa, quả và cốm nổ cùng đầy đủ các món ăn không thiếu thứ gì cả. 31. P’lêng Bà rài lì lệch (Tất cả các nghệ nhân phải múa và hát) Nếu đọc kinh Jàyòntồ14 thì phải đọc 19 lần. Và quay cái pôpì hay gọi là pô pưnl từ trái sang phải hay từ phía Đông quay vòng ra phía Bắc, quay cho đều và lúc này dàn nhạc cũng phải chơi song song 19 lần. (Vừa đọc kinh vừa chơi nhạc 1 lúc) 32. P’lêng Neang Neak hay gọi là P’lêng Vềnne Chhan ềvoằngtvằngvạchchàyồ Đọc kinh Jàyòntồ. (tiếng Pali) Jàyòntồ pồtísyiềmồhê sáckkàyànằng nứkthếvạchthámồ sapàpútthianằng athápàtồ pặmồthạtế. Sốnàkhátằng sốmằnkàlằng sapapiatằng sôhútthếtằng sakhánồ sốmahátồ chàsốyựtthế p’rum màchàrầysố pàthẹchkhếnằng kàiyàkàmằn vìachàkàmằn pàthẹchkhếnằng pàthẹchthếnằng pànôkàmằn pànếthitề pàthẹchthếnà nìcàtòa nalapánhtốtê pàthẹchkênê. 14 hôhếjâyyàsá: jầyyàmằnkàlề ắppàrás: chựttabàlằngkê sế sếppàthá vipôcàrế apísêkiề Kinh Jàyòntồ: lúc Đức Phật còn sống, trên con đường tu hành của Ngài gặp rất nhiều trở ngại do những kẻ phá hoại gây ra. Ngài đã đọc kinh này mà đắc đạo, vượt qua cám dỗ. Sau này, khi muốn chúc cho ai đó thành công trên đường đi và đường đời, không có trở ngại gì thì các vị sư đọc kinh này cầu phúc cho. 68 Tất cả chúng con xin cầu nguyện để tưởng nhớ các bậc thầy. Xin mời tất cả các thầy xuống đây nơi sàn diễn này của chúng con và dùng những lễ vật mà chúng con đã bái tế. Và sau khi dùng xong, xin mời các ngài về chỗ cũ. 33. P’lêng chợt chồi krou Hoặc P’lêng K’re rom Hoặc P’lêng chợt song Hoặc P’lêng chốp krou thum Sau khi hoàn tất lễ cúng Tổ, tối đó họ sẽ không diễn. Và đến sáng hôm sau, những người lớn tuổi sẽ chuẩn bị Bay sei và lễ vật múa dâng Tam bảo. Đến chiều chủ nhật đó, họ sẽ tụ tập và sẽ hát múa dâng Phật trong chánh điện chùa. Lễ vật gồm: Bay sei 5 tầng: Pakchham: Sla thor thường: Nhang Đèn cầy Trầu cau Thuốc hút Bông cúng được đặt trước tượng Phật 1 cặp 1 cặp 1 cặp Sau khi sắp xếp xong lễ vật, tất cả các diễn viên múa, những nhạc công cùng bà con họ hàng của họ mới thắp nhang để tưởng nhớ Phật Thích Ca. Sau khi xong lễ, nhạc cụ sẽ bắt đầu chơi và một vài diễn viên được thầy chọn lựa sẽ chuẩn bị. Họ phải trang điểm sẵn tùy theo vai diễn và chuyên môn của mình. Vai Neayrong: Vai Neang: Vai Yak: Vai Swar 2 hoặc 4 người (vai nam) 2 hoặc 4 người (vai nữ) 2 hoặc 4 người (vai chằn) : 2 hoặc 4 người (vai khỉ) Tất cả những người này sẽ lên diễn múa cúng Phật (Rom thoai Preah). Họ sẽ múa cho đến hết chương trình lễ. Sau lễ cúng Phật, đêm đó người ta sẽ múa diễn cho công chúng xem. Thường diễn cho công chúng xem từ 3 đến 7 đêm tùy theo khả năng của nhóm diễn. Sau đó là lễ bế mạc. Trong buổi lễ bế mạc, có mời mấy vị sư sãi đến tụng kinh 69 cầu siêu và dùng cơm. Người ta còn làm một cái thuyền bằng bẹ chuối thả trôi sông, trên đó để gạo, cốm nổ, cơm nước, bánh, trầu cau, thuốc, cá, thịt và những đồ ngọt cùng nhiều thứ khác. Họ quan niệm chiếc thuyền này sẽ đưa tiễn các thầy Tổ và những người tháp tùng họ về đến chỗ ở bình an. (Pithi chùm đòm mờ Krou). Như vậy, từ những nghi thức cúng Tổ tại Campuchia, chúng ta có thể nhận thấy sự thích ứng với môi trường sống của cư dân Khmer Nam Bộ. Người Khmer Nam Bộ giữ gìn nét văn hóa truyền thống nhưng cũng tiếp thu những yếu tố văn hóa khu vực, nghi lễ cúng Tổ của cư dân Khmer Nam Bộ đã giản tiện đi nhiều nhưng vẫn không mất đi sự linh thiêng và huyền nhiệm. Qua đó, một lần nữa chúng ta càng thấy rõ tầm ảnh hưởng lớn của đạo Bàlamôn, mà về sau nó được đạo Phật tiếp thu. Dấu ấn của đạo Bàlamôn đã khắc ghi mạnh mẽ vào nghệ thuật tôn giáo Khmer và đó cũng chính là nguồn động viên hằng ngày trong đời sống của người dân. 2.2.2.4.2. Lễ cúng Tổ Dù kê Dù kê khác với Rôbăm trước hết là ở nguồn gốc: Dù kê không xuất phát từ cung đình mà nó được sản sinh bởi những người dân Khmer chân lấm tay bùn vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đây là loại hình kết hợp giữa cải lương Nam Bộ, Hồ Quảng Trung Quốc, ca múa nhạc… Các đoàn Dù kê ở Nam Bộ đi diễn bên Campuchia thì được Vua Campuchia gọi là Lakhol Bassac (sân khấu vùng Nam Bộ Bassac). Do thế mà ông Tổ Dù Kê cũng có phần khác hơn so với Rôbăm. Qua phỏng vấn Bà Kim Thị Suông (sinh năm 1940), nghệ nhân Dù kê đoàn Nghệ thuật Khmer Sóc Trăng, chúng tôi được biết ngày xưa khi đi diễn, đoàn Dù kê xin phép ông Tà trước rồi cúng Tổ khai diễn. Lễ vật khi đến xin phép ông Tà gồm: 1 trái dừa 1 con gà luộc 1 xị rượu Cúng ông Tà xong thì cúng để diễn. Người ta bày lên bàn thờ những lễ vật cúng. Bàn thờ được chia làm hai phần bằng nhau. Bên trái thờ cho Tổ, bên phải thờ cho Phật. Lễ vật bên Tổ thì đồ mặn, bên Phật cúng đồ ngọt như bánh, trái cây, chè... Lễ bên Tổ gồm: 1 con gà 70 2 trái dừa 2 bên Cốm nổ, bên trong có 3 trứng gà Huyết gà tươi Bay sei 1 cặp (7 tầng) 1 đầu heo (nếu có thể mua được) Thuốc hút Sau khi chuẩn bị xong lễ, mọi người tụ tập lại, hát bài Tổ và mời vị Acha đọc phép kinh. Hiện nay, những đoàn Dù kê đang hoạt động trong tỉnh Sóc Trăng vẫn duy trì lễ cúng Tổ. Tuy nhiên, lễ vật chỉ cần có con gà luộc và nhất thiết mỗi đêm diễn phải bỏ lên bàn thờ Tổ quả trứng tươi. Những diễn viên lần lượt thắp nhang khấn vái và được một vị trưởng đoàn xức lên người thứ dầu thơm. Dầu thơm này họ vẫn mua ở chợ bình thường nhưng đã được các vị thầy đọc bùa chú và làm phép. Việc xức dầu thơm cũng mang ý nghĩa truyền phép màu cho diễn viên diễn hay và không mệt mỏi, cho khán giả thích thú. Có thể nói rằng cần hiểu được ý nghĩa của Lễ cúng Tổ, mới thấy được hết tầm ảnh hưởng của tôn giáo tín ngưỡng trong đời sống cư dân Khmer, nơi những thế lực thần bí như chằn, yêu quỷ, thiên thần... có vai trò hết sức quan trọng. Những nghi lễ trên là hiện thân của đạo Bàlamôn và đạo Phật mà người Khmer luôn có niềm tin sâu thẳm. Nó bao gồm những đặc điểm hành động về tôn giáo và sự tồn tại của đấng siêu nhiên, chúa trời, yêu quỷ, tổ sư... 2.3. Văn học dân gian Văn học dân gian có vai trò rất quan trọng trong các thành tố văn hoá dân gian. Nó không tác động vào cảm giác như các loại hình nghệ thuật dân gian khác mà nó tác động gián tiếp bằng ngôn ngữ, diễn tả hiện thực cũng như thể hiện tâm tư của con người. Tựu trung lại, thì văn học dân gian Khmer vùng Nam Bộ gồm hai khối chính: văn xuôi và văn vần. Đối với đặc trưng của loại hình văn học dân gian thì tính chất truyền miệng là chính, do thế mà nền văn học dân gian của cư dân Khmer Nam Bộ cũng mang đặc tính này, được truyền miệng từ đời này sang đời khác qua phương thức kể chuyện. 71 Trong các loại hình văn hoá dân gian, tục ngữ, thành ngữ, ca dao là loại hình có mối quan hệ hữu cơ với lời ăn tiếng nói của nhân dân. Tục ngữ thành ngữ là những câu nói ngắn gọn, có ý nghĩa hàm súc, do nhân dân lao động sáng tạo nên và lưu truyền qua nhiều thế kỷ. Đây là một hình thức biểu hiện súc tích, giàu hình ảnh do đó có tác dụng truyền cảm và thuyết phục mạnh mẽ, để nói lên tư tưởng của con người. Nói chung, ngôn ngữ trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao là một thứ ngôn ngữ hiện thực, sống động, gắn chặt với thực tiễn cuộc sống. Thành ngữ, tục ngữ, ca dao được hình thành trong môi trường lao động nông nghiệp. Tuy vậy, hình tượng Chằn khá hiếm trong kho tàng ca dao, thành ngữ, tục ngữ Khmer. Chúng tôi nhận thấy Chằn thường được đại diện để so sánh với đức Phật. Thua được là Phật, thắng được là Chằn (Chhành bàn tầu chìa Preah – Ch’né bàn tầu chìa Mìe) “Mìa” là chỉ lực lượng của quân chằn Mara. Trong chính điện các chùa Khmer thường thể hiện những điển tích về đức Phật. Ở đấy, thế lực hung ác, đối đầu với Phật được gọi chung là “Krung Mie”. Trong dân gian thì Chằn được gọi là Yeak, nhưng trong các điển tích hoặc trong nghệ thuật sân khấu thì người Khmer dùng từ “Krung Mie” nhằm chỉ tất cả những thế lực xấu, phái ác: ma quỷ, chằn.... Trong dân gian Việt Nam cũng có câu tương tự như trên: No nên Bụt, đói ra ma. Các câu trên hàm ẩn triết lý khuyên ngăn con người nên ăn ở hiền lành, biết kềm chế và làm chủ bản thân, sống lương thiện, hướng đến mối quan hệ tốt đẹp, nhân ái. Hay như câu đố trong dân gian để chỉ ra nét dữ tợn của Chằn: Con nít nghe thấy sự đà thất thanh? (Bà Chằn) Nhìn chung, ca dao, thành ngữ, tục ngữ chỉ ra những tính cách hung dữ của Chằn, rồi từ đấy nó chỉ ra đạo đức trong đời, mà cụ thể là đạo đức Phật giáo. Từ đó, chúng ta càng thấy rõ triết lý đạo Phật có tầm ảnh hưởng lớn lao như thế nào đối với đời sống cư dân Khmer. Bên cạnh thể loại trên thì truyện kể dân gian cũng là một thể loại khá phong phú. Trong kho tàng truyện kể dân gian của dân tộc Khmer, truyện cổ tích chiếm một vị trí độc đáo, in dấu sâu đậm trong tiềm thức mỗi người dân Khmer. Bằng cảm quan trong sáng của những con người lao động hiền hòa, truyện cổ tích thường bộc lộ quan 72 niệm cho rằng cái thiện bao giờ cũng thắng cái ác, kẻ xấu luôn bị khuất phục bởi người tài trí. Truyện cổ ca ngợi sự thông minh, tài trí, lòng thủy chung ngay thẳng, tính cương trực và những hành động vì lẽ phải... đồng thời cũng phê phán những thế lực xấu xa, tàn ác, những thói hư tật xấu của con người. Trong những tích truyện cổ, Chằn luôn gắn với mô típ kẻ độc ác, có ít nhiều phép thuật, chuyên phá hoại người khác...nhưng kết thúc hầu hết đều chịu khuất phục đức Phật. Hình tượng Chằn đặc biệt có vai trò quan trọng nhất là trong tích truyện Reamker – một phiên bản của Ramayana Ấn Độ. Điều này cũng cho thấy ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ trong lịch sử đã tạo nên dấu ấn Bàlamôn giáo khắc ghi khá đậm nét trong đời sống văn hóa dân tộc Khmer ngày nay. Những nhân vật Chằn trong Reamker có mặt trên nhiều lĩnh vực nghệ thuật. Từ trong văn học, hình tượng này đã trở thành một mô típ đặc biệt trong nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc; hình tượng Chằn còn là linh hồn của sân khấu diễn xướng Rôbăm, rồi Chằn lại đi vào đời sống cư dân Khmer Nam Bộ với cách gọi bình dân là “ông Chằn”. Xuyên suốt chiều dài lịch sử văn học Khmer, chúng ta thấy dấu ấn Bà la môn giáo hòa quyện với tinh thần Phật giáo, nhưng càng về sau triết ý đạo Phật càng tỏ rõ ưu thế của mình chi phối hầu như toàn bộ nhân sinh quan cư dân Khmer. Nhằm thể hiện niềm tin về nhân quả, thiện ác, Chằn đã xuất hiện khá ấn tượng trong vai trò phe tà, kẻ xấu ở các tích truyện cổ và truyền thuyết. Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi đặc biệt chú trọng vào truyện Reamker – bởi lẽ hiểu được Reamker chúng ta sẽ thông thấu những tính cách của nhân vật Chằn và mối quan hệ về gốc tích của hình tượng này khi nó được “tái sinh” trong các lĩnh vực nghệ thuật khác. Hơn thế nữa, thông qua Reamker chúng ta còn cảm nhận được những triết lý sâu xa mà các bậc tiền bối Khmer muốn gửi gắm cho đời sau. Truyện Reamker Reamker là một tác phẩm có giá trị dường như bất hủ trong nền văn hóa Khmer. Người Khmer có câu “Dài như truyện Reamker” để chứng tỏ sự đồ sộ và dài dòng của tích truyện này. Quá trình xuất hiện của Reamker – một phiên bản của sử thi Ramayana trên đất nước Campuchia như thế nào thì đến nay nguồn tài liệu còn lại không ghi rõ. Những giả thuyết chỉ cho biết có lẽ Ramayana đã vào khu vực này từ thời vương quốc Phù Nam qua truyền thuyết nàng Soma lấy vị Vua người Ấn tên Cao Đỉnh. Qua tiến trình dung hợp lâu dài rồi sự thắng thế của Phật giáo đẩy lùi Bà la môn 73 giáo, Ramayana đã trở thành Reamker của dân tộc Khmer. Vốn là một văn phẩm Bà la môn nay Reamker đã thành văn phẩm Phật giáo, với hình thức sử thi nhưng lại đầy chất tự sự văn vần. Reamker lại mang kết cấu và trục nhân vật như những truyện thơ truyền kỳ. Truyện Reamker ghi nhớ một thời kỳ rất quan trọng trong lịch sử xã hội và văn hóa Campuchia, thời kỳ ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ và xây dựng vương quyền Campuchia. Ở đây, chúng tôi chia làm 3 tuyến nhân vật chính trong truyện Reamker: tuyến bên Hoàng tử – tuyến bên Chằn – tuyến bên Khỉ. Tuyến Hoàng tử tiêu biểu cho cái thiện, tinh thần anh hùng, tài ba và lòng đức độ. Những nhân vật trong tuyến gồm hoàng tử, công chúa... hiện diện như cái đẹp, cái thiện tồn tại trong xã hội như lý tưởng mà con người mong muốn. Tuyến bên Chằn tiêu biểu cho cái ác, cái xấu xa tồn tại trong thiên nhiên và xã hội. Đó là những nhân vật yêu quỷ có nhiều pháp thuật, hung tợn, thường gây ra những nghịch cảnh cho người khác. Chiến tranh giữa tuyến Hoàng tử và tuyến Chằn thường tượng trưng cho những cuộc xung đột, đối đầu giữa cái Thiện và cái Ác, giữa chính nghĩa và phi nghĩa. Mấu chốt vấn đề truyện Reamker vẫn thể hiện ý chí và niềm tin tưởng của nhân dân vào sự tất thắng của lẽ phải. Chính nghĩa luôn thắng, còn những kẻ ác thì dù sớm hay muộn sẽ bị tiêu diệt. Tuyến Khỉ tiêu biểu cho lòng quả cảm và trung thành, sự thông minh và mưu lược. Nhân vật Khỉ vừa mang trong mình sự chính nghĩa nhưng cũng lắm mưu mô, sẵn sàng dùng thủ đoạn nếu cần thiết. Tuyến Khỉ là lực lượng trọng yếu, là cánh tay phải đắc lực trong cuộc chiến giữa Hoàng tử và Chằn. Với tinh thần tôn giáo Ấn Độ mang bản chất “thống nhất giữa các mặt đối lập”, phải chăng tuyến nhân vật Khỉ chính là cầu nối thể hiện điều này. Muốn chiến thắng kẻ ác đôi khi cũng cần phải ác. Ác để mà lành, để mà thiện. Truyện Reamker đã thể hiện rõ cuộc đấu tranh giữa Thiện và Ác, giữa Bổn phận và Quyền lợi, giữa Danh dự và Tình yêu. Cái Thiện và Ác thể hiện qua hình ảnh Preah Ream và Krong Reap. Bổn phận và Quyền lợi chính là hành động của Preah Ream, từ một hoàng tử rời bỏ cung điện vào rừng sống kham khổ vẫn trọn khí tiết, vẹn phẩm chất một dũng sĩ. Preah Ream còn là tượng trưng cho mẫu người lý tưởng tuân thủ bổn phận – dharma theo tinh thần xã hội Ấn Độ cổ. Danh dự và Tình yêu được nêu bật trong giai đoạn cuối, khi chuyện tưởng khép lại bằng việc sum họp đoàn 74 viên thì tiếp tục có trúc trắc. Hoàng tử Preah Ream nghi ngờ lòng chung thủy của vợ. Điều này khiến nàng Seda bị xúc phạm, và để giữ gìn danh dự cho mình, nàng đã nhờ ngọn lửa chứng minh. Đoạn sau đấy, nàng một lần nữa từ chối quay về hoàng cung và đã nhờ đến đất Mẹ chở che. Cho đến khi Preah Ream đã vượt qua tất cả mọi thử thách, nàng mới trở lại cùng Preah Ream trị vì thành Ayutya. Đoạn kết này của Reamker (nhà xuất bản Reyum) mang nội dung khác so với bản gốc Ramayana. Trong Ramayana, nàng Seda trở về với đất Mẹ và nàng với hoàng tử Rama vĩnh viễn mất nhau. Trong Reamker, những nhân vật chính mang đặc điểm như sau: VUA TUSAROT Vua Tusarot là Vua của thành Ayutyea. Ông là cha của Preah Ream, Preak Leak, Preah Bhirut và Preah Sutrut. Vua Tusarot được miêu tả như một con người bình thường với nước da sáng. Ông ta đội mão gọi là “mokot neay roong” (một loại mão dành cho nhân vật nam). Vua Tusarot được vẽ ở đây trong tư thế ngồi nói chuyện khi gặp thường dân. NEANG KOKOLYAN Kokolyan (Kaousurya) là vợ cả của Vua Tusarot và là mẹ của Preah Ream. Phần lớn các nhân vật nữ của Reamker đều được mô tả như là những phụ nữ lý tưởng với nước da sáng. Nhân vật nữ được mặc trang phục và mang khăn choàng rất lộng lẫy, họ đeo nữ trang và đội mão. Kokolyan được vẽ ở đây trong tư thế ngồi nói chuyện. PREAH REAM Preah Ream là con trai của Vua Tusorut và hoàng hậu Kokolyan (Kaousurya). Vua Chằn Krong Reap bắt cóc vợ của Preah Ream, đây là một hành động được mô tả khá nhiều trong Reamker. Preah Ream được miêu tả là một con người có nước da màu xanh, đội mão “mokot neay roong”. Preah Ream được coi là hiện thân của Preah Neareay (Vishnu). Preah Ream được vẽ ở đây trong tư thế đang bắn cung. PREAH LEAK Preah Leak là em trai cùng cha khác mẹ của Preah Ream, đây là người luôn ở bên cạnh Preah Ream trong các cuộc chiến đấu giành lại Neang Seda.. Preah Leak được miêu tả có nước da sáng, đội mão “mokot neay roong” và tay cầm chiếc cung. Anh ta được vẽ ở đây trong tư thế đang đi trên một cuộc hành trình. 75 PREAH BHIRUT và PREAH SUTRUT Preah Bhirut và Preah Sutrut là anh em cùng cha khác mẹ của Preah Ream. Hai người em luôn trung thành với Preah Ream ngay cả khi mẹ của họ muốn chiếm đoạt ngai vàng của thành Ayutyea mà lẽ ra nó thuộc về Preah Ream. Preah Bhirut được miêu tả có màu da sậm còn Preah Sutrut thì giống người bình thường mang nước da sáng. Cả hai đều đội mão “mokot neay roong” và mặc loại trang phục dành cho nam giới. Họ đựơc vẽ ở đây trong tư thế đang ngồi nghe. KRONG REAP Krong Reap, hay Tusamuk, Vua của Chằn, cai trị thành Langka. Krong Reap được miêu tả là Chằn có nước da màu xanh. Mặc dù Chằn được miêu tả có 20 cánh tay nhưng Krong Reap thường được vẽ chỉ 4, 6, 8 hoặc 10 tay mà thôi, tay cầm các loại vũ khí như: cung, mác, dùi cui và đinh ba. Krong Reap được lưu truyền có 10 đầu nhưng Chằn thường được vẽ với một cái đầu to và có 4 khuôn mặt nhìn về 4 hướng. những khuôn mặt phụ dưới dạng Chằn hay người đều được đội mão. Krong Reap được vẽ ở đây trong tư thế đang cảnh giác, chuẩn bị đương đầu với một cuộc hành trình. INDRAJIT Indrajit là con trai của Krong Reap. Indrajit là một Chằn rất khỏe mạnh và đầy quyền lực. Nó có khả năng bắn những mũi tên và biến thành những con rắn, quấn lấy đối thủ. Indrajit được miêu tả là một Chằn có nước da màu xanh, đội “mokot neay roong” và được vẽ ở đây đang trong tư thế bắn cung. SAHASKOMAR Sahaskomar là con trai của Krong Reap và Neang Montolkiri. Sahaskomar được miêu tả là Chằn có nước da màu xanh. Nó đội một chiếc mão để trang trí gọi là “kbang” và tóc được búi tròn bằng một cái kẹp. Sahaskomar được vẽ ở đây trong tư thế đang cưỡi cỗ xe hoặc chuẩn bị chiến đấu. VỊ ẨN SĨ Các vị ẩn sĩ nhìn chung đều là những người đàn ông già, họ đeo chiếc mão hình đuôi cá và tóc cũng búi tròn. Trang phục của họ được làm từ da cọp và thường cầm một chiếc quạt được làm từ lông chim. Đôi khi các vị ẩn sĩ được vẽ trong trạng thái cầm một chiếc gậy hoặc đang mang một lọ để nấu nướng. KAKANASO 76 Krong Reap cử Kakanaso đi đuổi các vị ẩn sĩ đang sống trong rừng ở thành Langka. Những vị ẩn sĩ yêu cầu Preah Ream đến giúp và Preah Ream đã giết Kakanaso. Kakanaso được miêu tả có mình quạ nhưng khuôn mặt và lông của Chằn. Kakanaso được vẽ ở đây khi đang bay hoặc chuẩn bị bay. NEANG SEDA Neang Seda là con gái của Krong Reap và Neang Montolkiri, người bị bỏ rơi sau khi được sinh ra. Vua Januk ở thành Mithila đã tìm thấy đứa bé gái trong một thân cây đang trôi trên sông. Sau khi giấu đứa trẻ hơn một thập kỷ, vua phát hiện ra đứa bé đã trở thành một thiếu nữ xinh đẹp và vua đã nhận làm con nuôi. Sau khi Preah Ream nâng được chiếc cung của vua Januk, chàng đã cưới được Neang Seda. Neang Seda được miêu tả là một người phụ nữ da sáng, nàng mặc trang phục, đội mão và mang trang sức giống như tất cả các nhân vật nữ trong Reamker. Neang Seda được vẽ ở đây trong tư thế đang đi bộ. REAM BOROM EYSO Ream Borom Eyso là Chằn đã buộc tội Preah Ream đã ăn cắp tên của nó. Preah Ream và Ream Borom Eyso đã đánh nhau và Preah Ream đã đánh bại Chằn và Ream Borom Eyso đã cống nạp cho Preah Ream chiếc cung của mình. Ream Borom Eyso được miêu tả là Chằn có nước da màu xanh, đội mão “đuôi ngỗng“ và mang cung tên. Ream Borom Eyso được giới thiệu ở đây trong tư thế giận dữ và chuẩn bị đương đầu với thử thách. TUPI và PEALI Peali là Vua của loài khỉ đang cai trị thành Kaskem Borei. Khi con trâu nước màu xanh Tupi đi vào khu vườn, Peali đã đuổi theo và cả hai bắt đầu đánh nhau. Con khỉ và con trâu nước đánh nhau 7 ngày 7 đêm nhưng bất phân thắng bại. Chúng quyết định đi và đánh nhau trong hang động. Trước khi vào hang động, Peali nói với em trai của nó, Sugrib, đợi ở miệng hang. Nếu Sugrib thấy dòng máu màu đỏ chảy ra, thì đó là máu của Peali, Sugrip sẽ lấp miệng hang nhằm không cho Tupi trốn thoát được. Nếu anh ta thấy dòng máu màu xanh đen chảy ra thì đó máu của con trâu nước, Sugrip nên rời khỏi miệng hang để Peali có thể chạy ra ngoài trong chiến thắng. Peali và Tupi đánh nhau trong hang. Peali đã giết được Tupi trong lúc mưa ngày càng nặng hạt. Sugrip, đợi ngoài miệng hang, và thấy dòng máu màu đỏ bùn đất chảy ra nên nghĩ rằng đấy là máu của Peali. Anh ta nhanh chóng lấp miệng hang bằng những tảng đá. 77 Peali cắt đầu Tupi và lấy cái đầu ấy để đánh mạnh vào tảng đá mở lối thoát thân. Peali đã rất giận dữ cho rằng Sugrip cố ý giết hắn. Sugrip đã vừa chạy vừa khóc vào rừng và tình cờ gặp Preah Ream và Hanuman. Tupi được vẽ như con trâu nước màu xanh biển, còn Peali thì được vẽ là một con khỉ có nước da màu xanh lá nhạt và có lông quăn đen. Peali đội mão “mokot neay roong”, được vẽ ở đây với cái lưng quay về phía chúng ta và đang chuẩn bị đánh nhau hoặc sắp bay. SUGRIB Sugrib là em của Vua Peali. Sau đi Peali đánh nhau với Tupi, Sugrib chạy vào rừng nơi mà nó và Hanuman hiến dâng lòng trung thành cho Preah Ream. Preah Ream đã giúp Sugrib giết Peali và Sugrib đã trở thành vua của thành Kas Kem Borei. Sugrib được vẽ là con khỉ có màu da hơi nâu đỏ, đội “mokot neay roong”. Nó được vẽ ở đây trong tư thế đối đầu trước cuộc chiến. NEANG SORYA Neang Sorya là vị nữ thần bị Preah Eyso (Siva) trừng phạt bằng cách bắt nàng trông chừng ngọn lửa vĩnh cửu. Preah Ream và những người cộng sự đã giúp Neang Sorya trong khi họ băng ngang qua khu rừng. Preah Ream tỏ lòng trắc ẩn và đã bắn mũi tên để dập tắt ngọn lửa cho phép nàng Neang Sorya có thể quay trở về thiên đường Kailas. Neang Sorya được miêu tả là một nhân vật có nước da sáng, đội mão “Mokot neang”, mặc trang phục và đeo nhiều nữ trang lộng lẫy. Nàng được vẽ ở đây trong cử chỉ bày tỏ sự tôn trọng và đang trông chừng ngọn lửa. KRONG KAR Krong Kar là anh của Neang Surpanaka, đã bị giết bởi Preah Ream trong cuộc chiến. Krong Kar được miêu tả là Chằn có nước da màu xanh, đội mão “mokot” nhưng dường như nó không phù hợp mặc dù đã được làm theo hình dạng đặc biệt. Chiếc mão đội đầu đôi khi có đính vài chiếc lá hoặc vài chiếc cựa. Krong Kar được vẽ ở đây tay cầm ngọn giáo, cưỡi cỗ xe và chuẩn bị ra trận. TREI SAY Trei Say là con trai của Krong Kar. Cả Trei Sey và Krong Kar đều bị giết bởi Preah Ream. Trei Say có 3 đầu và 6 tay. Nó được miêu tả là Chằn có da màu hơi sậm, mỗi bàn tay đều cầm một loại vũ khí. Trei Say được vẽ ở đây trong tư thế cưỡi cỗ xe hoặc chuẩn bị cho cuộc hành trình. NEANG SURPANAKA 78 Neang Surpanaka là cháu gái của Krong Reap, có hình dạng bình thường nhưng rất xấu xí. Do không có chồng, nàng bay đến vùng ngoại ô để tìm chồng. Nàng nhìn thấy Preah Ream và lập tức muốn lấy làm chồng. Nàng biến đổi thành một phụ nữ đẹp tiến đến tán tỉnh Preah Ream trong khi chàng đang suy tư thiền định. Preah Ream và Preah Leak đuổi nàng đi nhưng ngay lập tức nàng quay lại quấy rầy họ. Cuối cùng, Preah Leak bắt Surpanaka và cắt tai với mũi nàng. Tức giận, nàng trở về báo cho Krong Reap những chuyện xảy ra. Ở đây, Surpanaka được vẽ trong tư thế khóc lóc bay về thành Langka. Nàng có đôi tai và mũi cực kỳ nhạy. Neang Surpanaka được miêu tả là Chằn cái có da màu xanh và quấn một chiếc khăn chéo trước ngực. NEANG ASAMOH Neang Asamoh là Chằn sống ở trong rừng. Nàng yêu Preah Leak và bay sà xuống để túm lấy chàng và mang đi xa. Preah Ream bắn mũi tên ma thuật làm nàng rơi xuống đất cùng với Preah Leak. Preak Leak rất giận dữ và đã cắt tay, chân của Neang Asamoh, rồi cuối cùng đã giết nàng. Asamoh được vẽ với cặp ngực để trần và có nước da xám. MOHARIK Moharik là Chằn đã giúp Krong Reap bắt nàng Neang Seda. Krong Reap yêu cầu Moharik biến thành 1 con nai vàng đang ăn cỏ gần am của Preah Ream và Neang Seda ở. Khi Preah Ream đi vào rừng bắn con nai theo yêu cầu của Neang Seda thì Krong Reap biến dạng thành vị ẩn sĩ và tiến vào am, hỏi xin Seda nước. Krong Reap chộp lấy Neang Seda và bay đi mất. Moharik được miêu tả là một con nai vàng, dưới hình dạng đã hấp dẫn Neang Seda. JETAYUH Krong Reap bắt Neang Seda bay trên cỗ xe của hắn. Khi bay đi, họ gặp một con chim gọi là Jetayuh. Krong Reap đánh nhau với Jetayuh, và lấy chiếc nhẫn của Neang Seda ném vào con chim, làm gãy cánh nó với một vết thương rất sâu. Preah Ream khi trở lại am, tay không vì thất bại trong việc đuổi theo con nai vàng. Preah Ream và Preah Leak đã hốt hoảng tìm Seda khắp nơi. Họ tìm thấy Jetayuh đang bị thương nặng nói cho họ biết Krong Reap đã bắt cóc Neang Seda. Sau đó Jetayuh chết. Jetayuh được vẽ dưới dạng 1 con chim với lông đủ màu sắc, trong tư thế đang bay. HANUMAN 79 Hanuman là cháu trai của Sugrib, là cận vệ khỉ khỏe mạnh nhất và thông minh nhất của Preah Ream. Hanuman đã giúp Preah Ream vượt qua rất nhiều trong cuộc chiến giành lại nàng Seda. Hanuman được vẽ dưới dạng một con khỉ trắng, với lông màu xanh và xám; nhìn xa Hanuman trông rất trắng, khi lại gần chúng ta mới nhận thấy dấu hiệu lông của nó. Hanuman đội mão gọi là “kbang” và đang trong tư thế đi bộ, tay cầm kiếm. ANGKUT Angkut là con trai của Peali và Montolkiri, hoàng hậu của Vua Chằn Krong Reap, người trong một lần đã bị cướp đoạt bởi Vua Khỉ. Preah Ream đã phái Angkut làm sứ giả đến đưa thư cho Krong Reap. Angkut quấn đuôi của nó thành 1 cái ngai để ngồi trông cao hơn ngai của Krong Reap, và đọc lá thư uy hiếp đến sự sụp đổ của thành Langka nếu nàng Seda không được giao trả ngay tức thì. Krong Reap hết sức tức giận đã lao tới tấn công Angkut nhưng Angkut đã đạp đổ ngai của Krong Reap ngay khoảnh khắc ấy khiến Krong Reap té xuống. Angkut được mô tả như một con khỉ màu xanh lá đậm với lông màu xám. Nó đội mão đuôi phụng nhưng được vẽ khác với những con khỉ khác, hầu hết miệng của nó ngậm chặt. MOHAJUMPU Mohajumpu là Vua khỉ cai trị thành Hemapean (một vài điển tích thì nói là thành Simboli). Cả Mohajumpu và con trai nó đều hết sức trung thành phục vụ Preah Ream trong cuộc chiến giành lại nàng Seda. Mohajumpu được vẽ trong dạng một con khỉ màu đỏ, với những chiếc lông màu đất. Nó đội mão “mokot neay roong” và được vẽ trong tư thế chuẩn bị cho chuyến hành trình. KAY SAR Kay Sar là lính của Preah Ream trong đội lính chống quân chằn. Kay Sar được vẽ trong dạng một con khỉ màu hồng, với lông màu trắng. Nó đội chiếc “kbang” và miệng luôn hở, được vẽ trong tư thế phô trương sức mạnh. JUMPUHPEAN Jumpuhpean là một trong những lính chỉ huy của Preah Ream. Khi Pipaet thông báo cho Preah Ream biết Indrajit đang luyện phép dưới một cái cây để tăng sức mạnh thì Preah Ream đã ra lệnh cho Jumpuhpean đến ngăn cản cuộc tu luyện của chằn. Jumpuhpean đã biến thành một con gấu lớn và trèo lên cây, bẻ những nhánh cây và quăng xuống chỗ Indrajit, buộc hắn phải dừng cuộc luyện phép. Jumpuhpeah được 80 vẽ dưới dạng một con khỉ màu đỏ, với lông màu đỏ đậm và nâu. Nó đội chiếc “kbang” và miệng luôn hở. Đây là tư thế mô tả đang bay. NIL EK Nil Ek là con trai của Mohajumpu. Trong trận chiến chống lại Mulpaloam và Krong Reap, Nil Ek đã dẫn đầu đội quân khỉ và giành chiến thắng. Nil El là con khỉ màu đen có lông trắng. Nó đội chiếc “kbang”, miệng luôn hở. Nil Ek được vẽ trong tư thế đang cỡi trên cỗ xe ngựa trong cuộc hành trình. NIL PHAT Nil Phat là một trong những lính khỉ chỉ huy của Preah Ream. Khi đội quân khỉ xây dựng cây cầu để vượt biển đến đảo Langka, Nil Phat đã bay lên những vách đá và ném đá xuống cho Hanuman bắt. Hanuman đang chơi trò chơi với Jumpuhpean nên chỉ bắt đá bằng một chân. Nil Phat tức giận đã đẩy cho Hanuman một đống đá. Hanuman thu thập rất nhiều đá bằng đuôi và đổ xuống chỗ của Nil Phat. Hai con khỉ bắt đầu đánh nhau. Sugrib cố gắng tách chúng ra nhưng cuối cùng phải nhờ Preah Leak chấm dứt cuộc ẩu đả này. Nil Phat là con khỉ màu đỏ nâu có lông màu đỏ nâu đậm. Nó đội chiếc “kbang”, miệng hở. Nó được vẽ trong tư thế chiến đấu. NIL NON Nil Non là một trong những lính khí chiến đấu cho Preah Ream. Khi Pipaet nói cho Preah Ream biết Krong Reap đang đi luyện phép sống lâu trong một hang động, Preah Ream đã sai Sugrib, Hanuman và Nil Non đến ngăn cản hắn. Hanuman đã rải nước rửa chân cho Neang Rea Narin tại cửa hang. Cánh cửa tự động mở và Sugrib, Hanuman và Nil Non bước vào ngăn cản Krong Reap luyện phép. Nil Non đội chiếc “kbang”, miệng hở. Nó được vẽ trong tư thế đang ngồi nghe thảo luận. NIL PECH Nil Pech là một trong 18 lính khỉ của Preah Ream. Nil Pech là con khỉ màu xanh nhạt có lông màu xanh đậm hoặc đen. Nó đội chiếc “kbang”, miệng hở. Nó được vẽ trong tư thế bước vào cuộc chiến. KUN JIP Kun Jip là một tướng khỉ lớn tuổi và được rất nhiều những lính khỉ nhỏ tôn trọng. Kun Jip đã bị giảm nhiều sức mạnh do đó Preah Ream quyết định chọn Hanuman thay vì Kun Jip làm gián điệp tới thành Langka tìm nàng Seda. Kun Jip là 81 con khỉ màu vàng, lông đỏ. Nó đội “kbang”, miệng hở. Kun Jip được vẽ trong tư thế bước vào cuộc hành trình. PI PIT PEANO Pi Pit Peano là một trong 18 lính khỉ chiến đấu cho Preah Ream. Nó là một lính khỉ nhỏ và là một nhân vật ít được nhắc đến trong câu chuyện. Pi Pit Peano là con khỉ màu than chì, lông đen. Nó được vẽ trong tư thế đang bay. SAMPALI Được Preah Ream cử đi tìm đường đến đảo Langka, Hanuman, Angkut, Jumpuhpean và đội quân khỉ gặp 1 con chim trần trụi có tên là Sampali. Sampali hỏi 3 tướng khỉ là ai, và được trả lời là tướng của Preah Ream. Sampali bèn yêu cầu 3 tướng khỉ bay lên không trung 3 vòng. Bất ngờ lông trên người Sampali mọc lại và nó cũng có thể bay trở lại. Sampali đã bay cùng 3 tướng khỉ và chỉ cho họ đường đến Langka. Sampali là dạng nửa chim nửa gà với da màu đỏ và hoàn toàn trần trụi. PIPAET Pipaet là em trai của Krong Reap, người tiên đoán tương lai cho thành Langka. Khi Krong Reap biết Preah Ream đã kéo đội quân khỉ đến đòi nàng Seda về và Vua chằn yêu cầu Pipaet dự đoán điều gì xảy ra tiếp theo. Pipaet đã tiên đoán về một thảm họa khủng khiếp nếu Krong Reap không trao trả nàng Seda cho Preah Ream. Krong Reap nổi giận và đuổi Pipaet ra khỏi thành Langka. Pipaet đã gia nhập vào đội quân của Preah Ream. Pipaet là chằn có nước da màu xanh lá và đội mão hình củ hành gọi là “mokot kompul chedi”. Nó được vẽ trong tư thế đang ngồi tiên đoán tương lai, tay cầm phiến đá linh thánh. NEANG PONYAKAY Neang Ponyakay là con gái của Pipaet. Krong Reap đã sai nàng Ponyakay biến thành xác của nàng Seda trôi trên sông đến trước am của Preah Ream. Khi Preah Ream và Preah Leak nhìn thấy xác trôi đến thì họ tin rằng nàng Seda đã thật sự chết. Preah Ream, Preah Leak và tất cả các lính khỉ đều khóc than. Hanuman, đoán đây là một trò lừa bịp, đã đem cái xác đi hỏa thiêu, lệnh cho lính khỉ đứng dưới canh còn nó bay lên trời. Khi ngọn lửa bốc lên, nàng Ponyakay đã nhảy ra theo làn khói và bị Hanuman bắt dẫn về cho Preah Ream. Khi biết nàng Ponyakay là con gái của Pipaet, Preah Ream đã tha cho cô ta và sai Hanuman đưa cô ta trở về thành Langka. Trên đường đi, cả hai đã ân ái cùng nhau và nàng Ponyakay về đến Langka thì mang thai. 82 Nàng Ponyakay được mô tả giống như tất cả các các nhân vật nữ trong Reamker, chỉ có thể nhận biết trong một cảnh ngắn, khi trôi trên sông dưới dạng xác chết. SOVANN MACHA Sovann Macha là con gái của Krong Reap và là nữ hoàng các loại cá. Khi đoàn khỉ đang xây dựng cây cầu băng qua biển đến thành Langka, Hanuman đã nhận ra có rắc rối vì những tảng đá đều lần lượt bị lũ cá đem đi. Hanuman lặn xuống biển và bắt Sovann Macha. Và họ yêu nhau, Sovann Macha đã cho quân cá giúp quân khỉ xây cây cầu bằng qua biển đến Langka. Nửa thân trên của Sovann Macha là một phụ nữ đẹp, điểm đặc biệt là phần ngực của cô được che bởi những miếng trang sức thay vì là một cái khăn. Nửa thân dưới của cô là một cái đuôi cá khổng lồ. WEYREAP Weyreap là cháu trai của Krong Reap, người cai trị vùng Batdal ở dưới biển. Weyreap đã tạo ra loại thuốc độc và bắt được Preah Ream khi đang khinh suất. Weyreap đang làm món súp Preah Ream nhưng Hanuman đã cứu nguy cho hoàng tử. Weyreap là chằn có nước da xanh lá nguyên thủy, đội mão đuôi phụng “goose tail mokot”, tay cầm gậy. Nó được vẽ trong tư thế đi bộ. MECHANUB Mechanub là con của Hanuman và Sovann Macha, sống ở vùng Batdal với cha mẹ nuôi. Khi Hanuman tới Batdal tìm Preah Ream, đã gặp và đánh nhau với Mechanub vì không biết con khỉ này là con trai mình. Mechanub đã thoát khỏi bàn tay của Hanuman trong trận chiến và cuối cùng thì Hanuman hỏi nó là ai khi nhận ra đang đánh với con trai. Mechanub là con khỉ trắng có lông màu xanh nhạt. Nó có cái đuôi cá, đội “kbang”, miệng hở. DARA KOURN Dara Kourn là người đàn bà lớn tuổi sống ở Batdal trong Vương quốc của Weyreap. Vua chằn đã sai Dara Kourn đi lấy nước nấu súp khi nó đã bắt được Preah Ream. Hanuman đã biến mình thành côn trùng và bám vào váy của Dara Kourn nhằm đến được nơi mà Preah Ream đang bị giam. Hanuman đã cứu được Preah Ream. Dara Kourn được vẽ trong dạng một phụ nữ mang cái “ka - am” đi lấy nước, trang phục đơn giản và tóc cắt ngắn đúng kiểu thường thấy ở người già. KUMBHAKAR 83 Kumbhakar là một trong những em trai của Krong Reap. Sau khi Pipaet bị trục xuất khỏi thành Langka, anh ta đã đề nghị Preah Leak nói Kumbhakar nên đi theo Preah Ream. Tuy nhiên, Kumbhakar từ chối và vẫn tiếp tục chiến đấu cho Krong Reap. Sau đó, Kumbhakar biến thành khổng lồ để ngăn dòng nước khiến quân khỉ chết khát. Hanuman đã biến thành một con qua lớn và Angkut thì biến thành xác một con chó thối, trôi theo dòng nước đến chỗ Kumbhakar. Con quạ (Hanuman) ngồi trên xác con chó (Angkut), và rỉa thịt nó tạo ra mùi hôi thối kinh tởm khiến Kumbhakar ghê tởm đành chạy đi, dòng nước được giải phóng. Kumbhakar là chằn có nước da xanh lá, tai tròn, đội “kbang”. Nó được vẽ trong tư thế đang cỡi cỗ xe hoặc đang khoe mẽ. KOMPOAN Kompoan là một quân lính của Krong Reap, bị giết bởi Angkut. Kompoan được mô tả giống như những quân chằn khác với chiếc “kbang” trên đầu, tóc quăn, quần áo như những nhân vật khác. Kompoan được mô tả ở đây cũng mang nước da màu xanh lá như những nhân vật chằn khác trong câu chuyện Reamker. Những tông màu của da các nhân vật chằn rất phong phú, có màu đỏ, màu tím, và cả màu vàng. KRUT Trong trận chiến, Indrajit, con trai của Krong Reap, bắn những mũi tên mà những mũi tên này biến thành những con rắn (neak) quấn chặt lấy Preah Leak và những lính khỉ của chàng. Preah Ream đã bắn những mũi tên lên thiên đàng Kailas để điều Krut (hay garuda) xuống xé toang tất cả những mũi tên rắn ra làm nhiều mảnh. Preah Leak và những lính khỉ được cứu và quay về doanh trại. Krut được mô tả với nhiều cánh tay và thân mình có màu đỏ nâu. Krut có cánh, đuôi, móng vuốt và có mặt chim với cái mỏ lớn. Ở đây, Krut đang trong tư thế đang bay và cắp 2 con rắn trong móng vuốt của mình. MULPALOAM Mulpaloam là chằn bạn của Krong Reap, người đã dẫn đầu đoàn quân chằn đến thành Langka để giúp đỡ Krong Reap đánh bại Preah Ream. Khi Mulpaloam và quân của nó đến thành Langka, Krong Reap đã tổ chức tiệc nghênh đón. Sau đó những tướng chằn ra trận. Trên đường ra trận, một tiếng sét bất ngờ đã đánh mạnh vào cỗ xe của Krong Reap khiến nó vỡ đôi. Krong Reap lo sợ đã quay về thành. Mặc dù Mulpaloam thỉnh thoảng được mô tả rằng nó có đến 10 cái đầu và 20 cánh tay giống 84 như Krong Reap nhưng chủ yếu nó được vẽ với 4 cánh tay và một khuôn mặt. Nó đội chiếc mão có 4 cái đầu lớn và 1 cái đầu nhỏ trên đó. SAING ATET Krong Reap mời bạn của nó là Saing Atet đến giúp nó trong trận chiến. Krong Reap chuẩn bị lễ đón chào Saing Atet khi nó đến thành Langka. Pipaet nói với Preah Ream rằng Saing Atet có cặp kiếng ma thuật mà nó gửi ở chỗ Preah Brum (Brahma). Preah Ream bèn sai Angkut, đóng giả chằn, đến hỏi Preah Ream về cặp kiếng. Saing Atet cũng sai một lính chằn đến chỗ Saing Atet để nhận cặp kiếng ma thuật nhưng nó đã được lấy đi từ trước. Saing Atet sau đó cỡi chiếc xe ngựa vào trận chiến và bị chết bởi mũi tên của Preah Ream. Saing Atet là chằn có màu da đỏ. Nó đội chiếc mão đuôi phụng, cầm một chiếc thương trong tay. Nó đang đứng trong tư thế đối đầu. TREI MAEK Krong Reap mời chằn Trei Maek tới giúp nó đánh trận. Trei Maek cỡi chiếc xe ngựa và bước vào trận chiến đánh với Preah Ream. Preah Ream và Preah Leak bắn những mũi tên giết chết chằn Satalong. Khi trông thấy chằn Satalong bị giết, Trei Meak đã rút lui. Preah Ream đã cử Hanuman đuổi theo Trei Maek để bắt nó lại. Trei Maek đã trốn sâu dưới đại dương nhưng Hanuman đã dùng cái đuôi của nó để kéo con chằn lên khỏi mặt biển. Hanuman đã giết chết Trei Maek, cắt đầu nó và mang về dâng cho Preah Ream. Trei Maek là chằn có có da màu đỏ nâu sáng. Nó đội chiếc “mokot” và cầm thương. Trei Maek đang trong tư thế chiến đấu. SATHASOH Chằn Sathasoh là người bạn đường hộ tống chằn Virul Chambang đến từ thành Roomkan để giúp Krong Reap đánh Preah Ream. Trên đường đi, hai chằn đã gặp Hanuman trong bộ dạng một con khỉ bình thường. Hanuman hỏi Sathasoh tại sao dám đi đòi đánh với Preah Ream. Sathasoh khoe khoang rằng nó biết cách bắn những mũi tên lên thiên đình để biến thành một trận mưa mũi thương, mác bắn vào đối phương. Biết được điều này, Hanuman cử Angkut bay lên trời để đợi khi hai chằn bước vào trận chiến. Sathasoh bắn những mũi tên lên trời và rất nhiều những mũi mác đã rơi xuống trở lại. Angkut đã bắt tất cả những mũi mác và chuyền cho đám lính khỉ để chúng dùng để giết lính chằn. Sathasoh là chằn có màu da người, đội chiếc “mokot” với nhiều đám lá nhô ra, tay cầm thương. Nó đang trong tư thế kiêu hãnh chiến đấu. VIRUL CHAMBANG 85 Virul Chambang là chằn đã giúp đỡ Krong Reap trong trận chiến đánh với Preah Ream. Khi Virul Chambang thấy có nhiều chằn chết trong trận đánh quá, nó bèn tháo chạy trốn dưới đại dương. Hanuman đã hóa thật to lớn và dùng đuôi của nó lùng sục dưới biển, bắt Virul Chambang và cắt đầu nó đem dâng cho Preah Ream. Virul Chambang là chằn có da màu xanh dương. Nó đội chiếc mão đuôi phụng, cầm gậy. PREAH BRUM Trong trận chiến cuối cùng giữa Krong Reap, Preah Ream và Preah Leak, Krong Reap đã thay đổi hình dạng thành Preah Brum (Brahma) với 4 khuôn mặt và 6 cánh tay. Dưới ánh nhìn của Preah Brum, khiến Preah Ream và Preah Leak đứng yên tự hỏi và không dám tiến lên đánh. Nhưng Hanuman vội báo cho Preah Ream biết sự hiện hình của Preah Brum thật sự là Krong Reap. Preah Ream bèn bắn những mũi tên và giết chết Krong Reap. Preah Brum là nhân vật trong hình dạng con người với 4 khuôn mặt và có từ 4 đến 6 cánh tay. Anh ta đội chiếc mão “mokot”có 4 tầng, trang phục thì như những nhân vật nam khác. THABANASO Thabanaso là anh cùng cha khác mẹ với Krong Reap, người đã giúp đỡ Vua chằn trong trận chiến với Preah Ream. Một lần, trong trận chiến, Thabanaso biến nó thành khổng lồ và che mất mặt trời khiến cho chiến trường trở nên tối tăm. Nó đã bắt tất cả những lính khỉ và ăn thịt. Tướng khỉ Sugrib cũng biến thành khổng lồ và cắt tay của Thabanaso. Tất cả những lính khỉ bị ăn thịt đã bị nôn ra từ trong miệng của Thabanaso. Preah Ream đã bắn mũi tên giết chết Thabanaso, và Preah En (Indra) đã lấy nước thánh vẩy lên xác những lính khỉ làm cho chúng hồi sinh. Thabanaso là chằn có nước da người hoặc màu đỏ nhạt. Nó đội chiếc mão “mokot” có phần đỉnh hơi cong và xếp thành rất nhiều tầng dạng chiếc lá. KUCHKIRIWAN VÀ KUCHKIRITO Kuchkiriwan và Kuchkirito là hai đứa con sinh đôi của Krong Reap và một con voi. Krong Reap đã cho 2 con của hắn đi học ở chỗ bạn hắn là Asakan. Khi Kuchkiriwan và Kuchkirito nghe tin cha chúng đánh nhau với Preah Ream, chúng đã kéo quân đến giúp Krong Reap đánh trận. Trong trận chiến, Preah Leak đã bắn những mũi tên giết chết Kuchkiriwan và Kuchkirito. Kuchkiriwan và Kuchkirito được mô tả là những nhân vật có nước da sẫm, mang chiếc vòi voi trên khuôn mặt chằn. Chúng đội những chiếc mão “mokot” với đỉnh hơi cong. 86 ASOPHAT Asophat là con trai của Neang Ponyakay và Hanuman. Khuôn mặt của Asophay được vẽ giống như Hanuman với màu trắng và lông màu xanh nhạt. Tuy nhiên, đầu của nó đội chiếc “kbang” và tóc lại xoăn như chằn. Thân hình của nó là hình dạng người và không có lông, nhưng nó có đuôi như một con khỉ. Nó được vẽ trong tư thế miệng hở như rất nhiều những con khỉ khác. MOHABAL Chằn Mohabal, vua của thành phố Chakraval là bạn của Krong Reap. Khi hắn hay tin Preah Ream đã giết chết Krong Reap, hắn rất tức giận và đã kéo quân đi đánh Krong Reap. Hanuman và Mohabal đã đánh với nhau nhưng bất phân thắng bại. Mohabal đã nhổ bật rễ một cây thốt nốt và dùng nó để đánh Hanuman. Preah Ream bèn bắn một mũi tên đến chỗ Pipaet để hỏi xem nên làm gì. Pipaet đã đến tiếp sức với Hanuman đánh Mohabal và cả hai đã bắt được nó. Họ đánh nó bằng một tảng đá cho đến lúc chết. Mohabal là chằn có nước da người, đội mão “mokot” có phần đỉnh như một mũi giáo nhô ra và tay cầm gậy. APAINASORIVONG Sau cái chết của Krong Reap, Preah Ream giao thành Langka và nũ hoàng của Langka cho Pipaet. Apainasorivong và con trai của Krong Reap được nàng Montolkiri sinh ra sau khi chồng chết. Một ngày nọ, Apainasorivong lừa Pipaet rằng nó muốn đi học phép thuật. Thay vào đó, nó đi gặp chằn Chakavit. Chằn Chakavit đã dẫn quân đi đánh Pipaet và họ đã chiến thắng, bắt được Pipaet và giam trong một cái hang. Apainasorivong trở thành Vua của thành Langka. Thời gian ngắn sau đó, Preah Ream đã kéo quân đi đánh Apainasorivong và giết hắn, giải phóng cho Pipaet. Pipaet lại trở lại cai trị thành Langka tiếp tục. Apainasorivong là chằn có nước da xanh lá, đội mão “mokot” với cái đỉnh cong và mang 1 cái thương. CHAKAVIT Chằn Chakavit cai trị thành Moliwon và là bạn của Krong Reap. Khi hắn biết tin về cái chết của Krong Reap và hắn gặp được con trai của vị Vua chằn chết thảm ấy là Apainasorivong, Chakavit quyết định kéo quân đi trả thù. Chakavit đã bao vây thành Langka. Bắt Pipaet và làm lễ đăng quang cho Apainasorivong. Chakavit là chằn có nước da người, có sáu cánh tay cầm các loại vũ khí và đội chiếc mão đuôi phụng. WAIYDAL 87 Waiydal là bạn của Chakavit người đã giúp đỡ anh ta đánh với Preah Ream. Sau một trận chiến nhỏ với quân khỉ, Waiydal bay tới vùng Batdal và để làm một lễ thức gia tăng sức lực. Preah Bhirut và Preah Sutrut bèn cử Nil Phat và Asophat tới quấy phá buổi lễ của Waiydal. Nil Phat biến thành một chằn già ngồi bên đường. Tin rằng Nil Phat (dưới hình dạng chằn) đến từ thành Langka, Waiydal bèn mời lên cỗ xe ngựa của mình. Nil Phat lập tức biến thành một người khổng lồ như Preah Brum (Brahma) với 4 đầu và 6 cánh tay. Nó cắt đầu của Waiydal và đem về dâng cho Preah Bhirut và Preah Sutrut. Waiydal là chằn có nước da màu xanh xám nhạt. Nó cầm một chiếc gậy, và đội chiếc mão có vòm như cái tháp được gọi là “mokot kompul chedi”. Nó được vẽ trong tư thế đang lẩn trốn. KOMPEN Kompen là lính của Chavakit, kẻ đã chiến đấu với đám lính của Preah Bhitrut và Preah Sutrut. Tướng khỉ Nil Phat đã bắt Kompen và đánh nó bằng một tảng đá cho đến lúc chết. Kompen là chằn có nước da sẫm màu, nó đội chiếc mão đuôi phụng và tay cầm gậy. Nó được vẽ trong tư thế chuẩn bị đánh nhau. VIRUL CHAT Virul Chat là Vua của loài rắn “neak”. Sau khi Preah Ream tổ chức đám tang của anh ta để lừa Neang Seda quay về thành phố, Neang Seda đã chay đi và đến trốn trong Vương quốc của Virul Chat. Preah Ream sai Hanuman đi dỗ ngọt Neang Seda quay về thành Ayuthea, nhưng Neang Seda kết tội Hanuman lừa lọc nàng và từ chối quay về. Virul Chat được khắc họa như một nhân vật người đội chiếc “mokot” có phần đỉnh là cái đầu rắn “neak”. REAMLEAK và JUPLEAK Reamleak là con trai của Neang Seda được sinh ra sau khi nàng bị đuổi ra khỏi thành Ayuthea. Một ngày kia, Neang Seda dẫn Reamleak đi vào rừng lấy nước. Khi người ẩn sĩ cùng ở với hai mẹ con mãi suy tư cho đến lúc quay lại thì thấy cái võng trống không đã hết sức lo lắng. Vì thế mà người đã dùng phép thuật tạo ra một em bé giống hệt Reamleak. Đến khi Neang Seda quay về hang nhìn thấy một em bé mới, đã yêu cầu người ẩn sĩ cho giữ lại em bé kia như người em của Reamleak. Em bé mới được đặt tên là Jupleak. Reamleak và Jupleak là những cậu bé có nước da màu hồng tươi. Họ đội chiếc “kbang” và có búi tóc nhỏ trên đầu. Họ được vẽ trong tư thế đang bắn cung. 88 WIYOPAEK Wiyopaek là con trai của của Krong Reap và một con chim đại bàng. Khi Preah Ream và Preah Leak đi bộ trong rừng với 18 lính khỉ của mình, Wiyopaek đã thình lình sá xuống và cắp Preah Ream và Preah Leak bay đi mất. 18 lính khỉ đã bay đuổi theo, giải cứu cho Preah Ream và Preah Leak đồng thời giết chết Wiyopaek. Wiyopaek có mặt, thân mình và cánh tay của chằn trong khi chân, móng vuốt và đôi cánh là của một con đại bàng. Wiyopaek đội mão “mokot kompul chedi” và không như những nhân vật chằn khác, nó không mặc áo. Nó được mô tả trong tư thế đang bay, tay cầm gậy. ONAREACH Onareach là chằn đã nhìn thấy Preah Ream và Preah Leak lấy nước từ cái ao của hắn. Hắn lập tức tấn công hai hoàng tử. Preah Ream đã bắn một mũi tên vào người chằn nhưng mũi tên này không giết chết hắn được. Preah Ream đã thắc mắc không hiểu tại sao và đi hỏi một vị ẩn sĩ. Vị ẩn sĩ nói cho Preah Ream biết là Onareach chỉ có thể chết bởi những mũi tên được là từ gỗ của cây Kok. Với mũi tên bằng gỗ cây Kok, Preah Ream đã giết được Onareach. Onareach là chằn có nước da sáng, đội chiếc mão “mokot” có phần đỉnh hơi cong. Onareach được vẽ trong tư thế đang cầm cái mũi tên bằng gỗ Kok mà Preah Ream đã gây ra vết thương chết người đối với hắn. 89 BẢNG ĐỐI CHIẾU CÁC NHÂN VẬT TRONG SỬ THI RAMAYANA CỦA ẤN ĐỘ VÀ CÁC NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN RAMAKIAN CỦA THÁI LAN VÀ REAMKER CỦA CAMPUCHIA RAMAYANA Rama Laksamana Piphek (Vibhisana) Indrajit (Meganada) Trijata Garuda bird Giant Ravana Sugriwa Hanoman Vali Naang Montho Ongkhot (Angada) Marica Naang Sita Siva Vishnu RAMAKIAN Phra Ram Phra Lak Piphek Intarachit Treechada Subanraj Thotsakan Sukhreep Hanuman Peli Naang Montho Ongkhot Marees Naang Sida Phra Isuan Phra Narai Benyakai REAMKER Preah Ream Preah Leak Pipaet Indrajit (Enthachi; Ưnnưchứt) Socheata (vợ Piphek) Simpili Krud Krong Reap Sugrib Hanuman Peali (Bali) Neang Montolkiri Angkut (Ongkhot) Moharik Neang Seda Preah Eyso Preah Nearey Ponyakay (con gái Pipaet) (Tổng hợp: Nguyễn Thị Tâm Anh) GHI CHÚ 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. 11. 12. 13. 14. 15. 16. 17. 90 CÁC NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN REAMKER CỦA CAMPUCHIA Tên nhân vật Ahalya Angkut (Onkhot) Anjanadebi Asophat Peali (Bali) Tusarot Vai trò Vợ của Gautama; mẹ của Anjanadebi, Peali (Bali) and Sugrib Con trai của Peali và nàng Montolkiri; là con nuôi của Sugrib Con gái của Gautama và Ahalya; mẹ của Hanuman Con trai của Hanuman và nàng Ponyakay Con trai của Ahalya và Preah En (Indra); anh em sinh đôi cùng mẹ khác cha với Sugrip; cha của Angkut Chồng của nàng Kokolyan (Kaousurya), nàng Kaikesi và nàng Samotreadevi; cha của Preah Ream, Preah Indrajit Gautama Hanuman Jupleak Kaisaki Krong Reap Kumbhakar Mechanub Neang Kaikasi Neang Kokolyan (Kaousurya) Neang Montolkiri Neang Akinaet Neang Ponyakay Neang Seda Neang Samotreadevi Neang Sovann Macha Pipaet Preah Adity Preah Bhirut Bhirut, Preah Leak và Preah Sutrut Con trai của Krong Reap và nàng Montolkiri Chồng của Ahalya; cha của Anjanadebi Con trai của Anjanadebi và Preah Peay Con trai của Preah Ream và nàng Seda; anh em sinh đôi của Reamleak Mẹ của Thabanaso, Krong Reap, Kumbhakar, Pipaet Chồng của nàng Montolkiri; cha của Indrajit Em trai của Krong Reap; anh trai của Pipaet Con trai của Hanuman và nàng Sovann Macha Vợ thứ 2 của Tusarot; mẹ của Preah Bhirut và Preah Leak Vợ thứ 1 của Tusarot; mẹ của Preah Ream Vợ của Krong Reap; mẹ của Indrajit Vợ của Krong Reap, mẹ của Sahaskomar Con gái của Pipaet; mẹ của Asophat có cha là Hanuman Vợ của Preah Ream; mẹ của Jupleak và Reamleak Vợ của Tusarot; mẹ của Preah Sutrut Con gái của Krong Reap; mẹ của Mechanub Em trai của Krong Reap, Kumbhakar và Thabanaso, cha của nàng Ponyakay; đồng minh của Preah Ream Cha của Sugrip Con trai của Tusarot và nàng Kaikasi; em cùng cha khác mẹ với Preah Ream; em cùng cha khác mẹ với Preah Leak và Preah Sutrut 91 Ghi chú Bên Ream Bên Reap Bên Ream Bên Ream Bên Reap Bên Reap Bên Reap Bên Ream Preah En Preah Leak Preah Peay Preah Ream Cha của Peali Con trai của Tusarot và nàng Kaikasi Cha của Hanuman Con trai lớn của Tusarot và nàng Kokolyan (Kaousurya); chồng của nàng Seda; cha của Reamleak và Jupleak Con trai út của Tusarot và nàng Samotreadevi; em trai cùng cha khác mẹ của Preah Ream và Preah Bhirut, Preah Leak Con trai của Preah Ream và nàng Seda; anh em song sinh với Jupleak Con trai của Ayalya và Preah Adity; anh em cùng mẹ khác cha với Peali Cháu gái của Krong Reap Anh trai của Surpanakha Preah Sutrut Reamleak Sugrib Surpanakha Krong Kar Bên Ream Bên Ream Bên Reap (Tổng hợp: Nguyễn Thị Tâm Anh) CÁC NHÂN VẬT TRONG HỆ THỐNG CHƯ TIÊN Agni Chandra Lakshmi Manimekhalla Preah Adity Preah En Preah Eyso Preah Nearay Preah Taprohm Preah Peay Thần lửa Thần mặt trăng Nữ thần của sự thịnh vượng; hiện thân là nàng Seda Nữ thần chớp Thần mặt trời Thần của giông tố, sức mạnh thiên nhiên, chúa tể của Indra nhạc công và vũ công (trên trời) Thần huỷ diệt và tái sinh Siva Thần của sự sống và bảo tồn; hiện thân là Preah Ream Vishnu Thần sáng tạo Brahma Thần gió, hơi thở và năng lượng (Tổng hợp: Nguyễn Thị Tâm Anh) TÊN VƯƠNG QUỐC Ayutyea Khatkhin Langka Mithila Thành phố thủ đô của Vương quốc do Tusarot cai trị Vương quốc khỉ Vương quốc chằn Vương quốc dưới sự cai trị của Januk (Tổng hợp: Nguyễn Thị Tâm Anh) Phổ hệ bên Chằn 92 Thabanaso Akinaet Krong Reap Montolkiri 1 con cá Kumbhakar Pipaet Sahaskomar Indrajit Sovann Macha Hanuman Ponyakay Mechanub Asophat 93 Phổ hệ bên Hoàng tử Kaousurya (Kokolyan) Tusarot Kaikasey Deulaika (Samotreadevi) Neang Seda Preah Ream Preah Leak Preah Bhirut Preah Sutrut Reamleak Jupleak 94 Phổ hệ bên Hoàng tử: Phiên bản khác: Kaousurya (Kokolyan) Tusarot Kaikasey Deulaika (Samotreadevi) Neang Seda Preah Ream Preah Leak Preah Bhirut Preah Sutrut Reamleak Jupleak 95 Phổ hệ bên Khỉ Hanuman: Preah En Ahalya Preah Adity Gautama Neang Montolkiri Peali Sugrib Anjanadebi Preah Peay Angkut Sovann Macha Hanuman Neang Ponyakay Mechanub Asophat Bảng chú thích: : : : : : Ego Nam Nữ : Quan hệ hôn nhân Quan hệ anh em Quan hệ con cái Nguyễn Thị Tâm Anh) (Người lập sơ đồ: 96 Như vậy, có thể thấy không riêng các tuyến nhân vật Hoàng tử hay Khỉ, tuyến nhân vật Chằn trong văn học dân gian được thể hiện hết sức phong phú, đầy biểu cảm qua sắc da, trang phục, mão... Đặc điểm nổi trội của các tuyến nhân vật trên là đối tượng nhận thức. Từ những hành động trong một bối cảnh, những thế ứng xử mà ta nhận ra được giá trị của lòng chính nghĩa, trung thành, giá trị của tình yêu và lòng thủy chung, nhận chân được tính thiện và ác trong mỗi cá thể. Đó là những quan niệm sống của dân gian, qua đó đồng thời cũng là gửi gắm những giá trị đạo đức mà thế hệ trước mong muốn thế hệ sau gìn giữ và kế thừa. Những bài học đạo đức ấy không chỉ là quan niệm về đạo đức nhân sinh mà còn là cách đối nhân xử thế mà dân gian muốn mượn các tuyến nhân vật trong Reamker truyền đạt. Sự đa dạng và phong phú trong thế giới của Reamker đã khơi nguồn sáng tạo vô tận đối với các nghệ nhân. Reamker được đưa vào trong đời sống văn hóa, trong nghệ thuật diễn xướng, trong lễ hội dân gian... Cũng qua đấy mà hình tượng Chằn càng trở nên độc đáo, góp phần đóng vai trò không thể thiếu trong đời sống cư dân Khmer. Chúng tôi sẽ trình bày chi tiết hơn trong chương sau. Tiểu kết Trên cơ sở lý thuyết chức năng luận của Malinowski, chúng ta xác định rằng mỗi hình tượng tồn tại đều có lý lẽ riêng của nó. Hình tượng Chằn vốn bắt nguồn từ nền văn hóa Ấn Độ thời kỳ Campuchia ảnh hưởng bởi Bà la môn giáo. Trải qua quá trình biến thiên của lịch sử, người Khmer đã tiếp thu và hội tụ để tạo nên dấu ấn riêng. Chằn đi vào đời sống cư dân Khmer với ý nghĩa là một vị thần bảo vệ nhưng lại mang đầy đủ những tích cách yêu ghét như một con người. Trong các hội lễ, hình tượng Chằn lại đậm đặc màu sắc tôn giáo. Cư dân nông nghiệp này trong những lễ hội của mình thường mượn hình ảnh Chằn để thể hiện ước vọng xua đuổi điều xấu xa, tăm tối và đón sự may mắn, an lành đến. Điểm độc đáo là trong các nghi lễ cúng Tổ, vai trò của những hình tượng như Chằn, yêu quỷ, thần tiên... rất quan trọng. Đây là một phương thức giao lưu với thần linh theo quan niệm của người Khmer. Qua đây, chúng ta thấy dấu ấn đạo Bà la môn khắc ghi sâu đậm trong tâm thức của cư dân Khmer và hơn thế nữa, nó còn là nguồn động viên hàng ngày trong cuộc đời họ. 97 Về tính thiêng, có thể nói Chằn là một nhân vật tôn giáo nhưng Chằn được thể hiện trong các thành tố của văn hoá dân gian rất gần gũi, giản dị nhằm thể hiện niềm tin về nhân quả, thiện ác. Điều đó thể hiện sự hòa quyện giữa Bà la môn giáo, Phật giáo với các tín ngưỡng dân gian hình thành nên nét văn hóa mang đậm tính dân tộc. 98