Cách mệnh trước hết phải có cái gì? Trước hết phải có Đảng cách mệnh.

April 30, 2018 | Author: Anonymous | Category: Education
Report this link


Description

Thảo luận tuần 9 Thảo luận tuần 9 Học phần: Tư tưởng Hồ Chí Minh Giảng viên: Tiến sĩ Nguyễn Đức Thìn Đề tài thảo luận Vấn đề: "Cách mệnh trước hết phải có cái gì? Trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy" - Tác phẩm "Đường Kách Mệnh" xuất bản 1927. Khẳng định đóng góp to lớn, công lao vĩ đại của Bác Hồ: sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam - nhân tố quyết định hàng đầu đảm bảo cách mạng thắng lợi. Nhóm sinh viên K62 – Việt Nam học Nguyễn Trọng Trung Bùi Ngô Hà Trần Thị Thu Trang Nguyễn Hoàng Yến Nguyễn Thị Thu Huyền Nguyễn Thị Hương Trịnh Thị Hoàng Dung Lương Thị Hiền Võ Ngọc Lệ Nội dung Nội dung và ý nghĩa của tác phẩm “Đường Kách Mệnh” Sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam Bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam Vai trò to lớn của Đảng Cộng sản với sự nghiệp cách mạng Việt Nam Công lao to lớn của Bác Hồ trong việc sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Kết luận I. Nội dung và ý nghĩa của tác phẩm “Đường Kách Mệnh” Về hai chữ “Cách Mệnh” trong “Đường Kách Mệnh” “Đường Kách Mệnh” là tập hợp những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc cho các lớp đào tạo cán bộ tại Quảng Châu được bộ tuyên truyền của Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức xuất bản thành sách đầu năm 1927. Hai chữ “Cách Mệnh” từ Trung Quốc vào Việt Nam ta có thể là vào những năm xã hội Việt Nam tiếp nhận “Tân thư” của Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu. Chữ “Cách Mệnh” theo tinh thần Nho giáo Trung Quốc là “đổi cái mệnh Trời giao cho con Trời (Thiên Tử) – là vua nếu vua không làm tròn trách nhiệm giữ cái mệnh ấy, vì vậy phải giao cái “sứ mệnh” này cho con Trời khác”. 1. Về hai chữ “Cách Mệnh” trong “Đường Kách Mệnh” “Từ điển chính trị bỏ túi” (bản Tiếng Việt) của NXB Novoxti, Liên Xô, 1983 có định nghĩa hai từ “Cách mạng” (Cách Mệnh): Biến chuyển sâu sắc về mặt xã hội, giải quyết những mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất đã lớn mạnh và quan hệ sản xuất lỗi thời, thay đổi tận gốc rễ chế độ xã hội và được giai cấp xã hội mới tiến lên nắm chính quyền. Việc chuyển từ trạng thái chất lượng này sang trạng thái chất lượng khác, những biến đổi sâu sắc trong lĩnh vực, phạm vi nào đó. 1. Về hai chữ “Cách Mệnh” trong “Đường Kách Mệnh” Định nghĩa của Nguyễn Ái Quốc: “Cách mệnh là phá cái cũ đổi ra cái mới, phá cái xấu đổi ra cái tốt. Thí dụ: Ông Ga-li-lê (1633) là khoa học cách mệnh. Ngày xưa ai cũng tưởng rằng trời tròn đất vuông, nhân kinh nghiệm và trắc đạc, ông ấy mới quyết rằng trái đất tròn và chạy chung quanh mặt giời. Ông Stephenxong (1800) là cơ khí cách mệnh. Ngày xưa chỉ đi bộ và đi xe ngựa kéo; ông ấy mới làm ra xe lửa. Ông Đác-Uyn (1859) là cách vật cách mệnh. Ngày xưa không ai hiểu rõ sự sinh hóa của vạn vật, ông ấy mới nghiên cứu ra vì sao mà có sự sinh hóa ấy. Ông Các-Mác là kinh tế học cách mệnh. Ông ấy nghiên cứu rõ ràng tư bản chủ nghĩa, đế quốc chủ nghĩa, giai cấp tranh đấu, vân vân ở đâu mà sinh ra; lịch sử nó thế nào, hiện tượng nó thế nào và kết quả sẽ ra thế nào.” 2. Nội dung tác phẩm “Đường Kách Mệnh” Tác phẩm “Đường Kách Mệnh” của chủ tịch Hồ Chí Minh bao gồm 6 nội dung chủ yếu: Tư cách một người cách mệnh; Con đường cách mệnh; Lực lượng cách mạng; Đoàn kết quốc tế; Phương pháp cách mạng; Đảng Cộng sản; Tác phẩm Đường Kách Mệnh 3. Ý nghĩa tác phẩm “Đường Kách Mệnh” Tác phẩm "Đường Kách mệnh" có vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị về tư tưởng, chính trị, tổ chức cho sự thành lập chính Đảng cách mạng ở Việt Nam. - Về tư tưởng: Tác phẩm có ý nghĩa giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc cho cán bộ và đông đảo quần chúng nhân dân, nhằm xây dựng sự thống nhất trong nhận thức tư tưởng, chuẩn bị thành lập Đảng. - Về chính trị: Xây dựng lập trường, quan điểm của giai cấp công nhân cho cán bộ và quần chúng công nông. Vạch ra được đường hướng cơ bản của cách mạng Việt Nam, làm cơ sở cho việc xây dựng Cương lĩnh chính trị của Đảng. 3. Ý nghĩa tác phẩm “Đường Kách Mệnh” - Về tổ chức: Đào tạo ra một lớp cán bộ cách mạng kiểu mới chuẩn bị cho việc thành lập Đảng. Tác phẩm cũng đưa ra hệ thống tổ chức của Đảng và các tổ chức quần chúng như công hội, nông hội, thanh niên, phụ nữ... để Đảng tập hợp quần chúng, chuẩn bị về mặt tổ chức cho sự ra đời của Đảng. 3. Ý nghĩa tác phẩm “Đường Kách Mệnh” b. Tác phẩm "Đường Kách mệnh" có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc. Vạch ra lý luận cách mạng Việt Nam thiết thực, tri thức lý luận cách mạng Việt Nam đã được hiện diện trong tác phẩm rất mácxít nhưng cũng rất Việt Nam, dễ hiểu, dễ tiếp thu, kết hợp rất tài tình phương pháp lịch sử và lôgíc. Dùng lịch sử để nói lý luận, rồi lấy lý luận soi sáng thực tiễn Việt Nam. Tác phẩm cũng là một hình mẫu của sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam của tác giả. 3. Ý nghĩa tác phẩm “Đường Kách Mệnh” Thể hiện thiên tài lý luận cách mạng của Nguyễn Ái Quốc, tác phẩm có giá trị thực tiễn lớn lao, tạo ra sự chuyển biến căn bản, nhanh chóng trong nhận thức và hành động cách mạng của cán bộ và đông đảo quần chúng, chuẩn bị tiền đề cho việc thành lập Đảng.Tác phẩm cũng là một hình mẫu của sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam của tác giả. Là một kho tàng tri thức lý luận cách mạng Việt Nam, là sự thể hiện tư tưởng cơ bản của lãnh tụ Hồ Chí Minh. II. Sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam Ba yếu tố hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam 2. Vai trò của yếu tố “phong trào yêu nước” Một là, phong trào yêu nước có vị trí, vai trò cực kỳ to lớn trong quá trình phát triển của dân tộc Việt Nam. Hai là, phong trào công nhân kết hợp được với phong trào yêu nước bởi vì hai phong trào đó đều có mục tiêu chung. Ba là, phong trào nông dân kết hợp với phong trào công nhân. Bốn là, phong trào yêu nước của trí thức Việt Nam là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự kết hợp các yếu tố cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. III. Bản chất Đảng Cộng sản Việt Nam Hồ Chí Minh khẳng định: Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng của giai cấp công nhân, đội tiên phong của giai cấp công nhân, mang bản chất của giai cấp công nhân. Trong báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của đảng (tháng 2-1951), Hồ Chí Minh nêu rõ: “trong giai đoạn này, quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động và của dân tộc là một. Chính vì Đảng Lao Động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, cho nên nó phải là Đảng của dân tộc Việt Nam”. III. Bản chất Đảng Cộng sản Việt Nam Năm 1957, Hồ Chí Minh khẳng định: Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời cũng là đội tiên phong của dân tộc. Trong thời kỳ miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội, năm 1961, Hồ Chí Minh tiếp tục khẳng định: Đảng ta là Đảng của giai cấp, đồng thời cũng là của dân tộc, không thiên tư, thiên vị. Đảng không những là Đảng của giai cấp công nhân mà còn là Đảng của nhân dân lao động và của toàn dân tộc có ý nghĩa lớn đối với cách mạng Viêt Nam. Đảng đại diện cho lợi ích của toàn dân tộc cho nên nhân dân Việt Nam là Đảng của chính mình. IV. Vai trò to lớn của Đảng Cộng sản với sự nghiệp cách mạng Việt Nam Sức mạnh to lớn của nhân dân chỉ phát huy khi được tập hợp, đoàn kết và người lãnh đạo bởi một tổ chức chính trị là Đảng Cộng sản Việt Nam. Cách mạng là cuộc đấu tranh rất gian khổ. Lực lượng kẻ địch rất mạnh. Muốn thắng lợi thì quần chúng phải tổ chức rất chặt chẽ; chí khí phải kiên quyết. Sự ra đời tồn tại phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam phù hợp với quy luật phát triển của xã hội. V. Công lao to lớn của Bác Hồ trong việc sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường đúng đắn cho cách mạng Việt Nam: con đường cách mạng vô sản – mở tiền đề cho việc thành lập Đảng Cộng sản. Hoàn cảnh đất nước ta trước khi Bác ra đi tìm đường cứu nước. Hai hiệp ước đã kí kết khiến ta hoàn toàn mất tự chủ. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến nổ ra mạnh mẽ nhưng đều thất bại. Cuộc đấu tranh của Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh theo khuynh hướng dân chủ tư sản với chủ chương bạo động, cải cách. Tuy có kết quả bước đầu nhưng cũng thất bại. b. Quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc Giữa lúc đất nước đang khủng hoảng nghiêm trọng về đường lối giải phóng dân tộc, ngày 5 tháng 6 năm 1911, Nguyễn Tất Thành đã rời đất nước ra đi tìm đường cứu nước. Gần 10 năm bôn ba khắp các nước, châu lục, Người quan sát, nghiên cứu, suy nghĩ, đã phát hiện một chân lý. Tháng 7 năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” . Tháng 12 năm 1920, tại Đại hội lần thứ 18 Đảng xã hội Pháp họp ở Tua, Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế cộng sản và chủ trương thành lập Đảng Cộng sản Pháp. 2. Sau khi tìm ra con đường cứu nước đúng đắn, Nguyễn Ái Quốc tích cực chuẩn bị mọi mặt cho sự ra đời của một chính đảng vô sản ở Việt Nam Chuẩn bị về mặt tư tưởng Thời kỳ ở Pháp (1919 – 1923). Thời kỳ ở Liên Xô (1923-1924). Thời kỳ ở Trung Quốc (1924 – 1927). Chuẩn bị về mặt tổ chức Người thành lập nên Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, hạt nhân là Cộng sản đoàn. Bức tranh vẽ cảnh Bác và các đồng chí đang bàn bạc vấn đề thành lập Đảng 3. Năm 1930, Nguyễn Ái Quốc trực tiếp chủ trì Hội nghị hợp nhất thành lập Đảng và soạn thảo cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Người chủ trì hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản và đứng ra thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong khoảng thời gian từ 1928 – 1929, với bối cảnh xã hội phức tạp, nhiều tổ chức đã ra đời. Ba phong trào cùng chung mục đích đấu tranh nhưng vẫn chưa đạt được hiệu quả nhất định. Hội nghị hợp nhất Đảng và 5 nội dung chính. b. Soạn thảo cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. Phương hướng chiến lược của cách mạng Việt Nam là : “tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng. Về lực lượng cách mạng. Về lãnh đạo cách mạng. Về quan hệ của cách mạng Việt Nam với phong trào cách mạng thế giới. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng 4. Khẳng định vai trò của Hồ Chí Minh trong việc sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc đồng thời đó là cơ sở lý luận của Đảng. Nguyễn Ái Quốc đã chuyển bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc đã thống nhất 3 tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất - Đảng Cộng sản Việt Nam. Người đã vạch ra cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, đặt nền tảng cho đường lối cách mạng của Đảng ta. Kết luận Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, đánh dấu bước phát triển, bước trưởng thành cực kỳ quan trọng của cách mạng Việt Nam. Đảng ra đời với vai trò dẫn dắt, lãnh đạo cuộc cách mạng của toàn dân ta đi đến thắng lợi cuối cùng. Bác Hồ có vai trò cực kỳ to lớn trong việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và trong sự nghiệp cách mạng của cả dân tộc. Cám ơn thầy và các bạn đã chú ý theo dõi!


Comments

Copyright © 2024 UPDOCS Inc.