Tự học Adobe Illustrator Mục lục Bài 1 - Làm quen với Adobe Illustrator .................................4 1.1. Các thao tác đầu tiên........................................................4 1.2. Làm việc với thanh công cụ ..........................................28 Bài 2 – Các thao tác cơ bản với đối tượng ............................73 2.1. Lựa chọn các đối tượng .................................................73 2.2. Định vị các đối tượng ....................................................86 2.3. Canh chỉnh và phân bố các đối tượng ...........................90 Bài 3 - Đối tượng và lớp .........................................................91 3.1. Tổ chức các đối tượng ...................................................91 3.2. Sắp xếp các đối tượng ...................................................95 3.3. Kết hợp các đối tượng ...................................................96 Bài 4 - Các mẫu màu và các chế độ màu ..............................99 4.1. Các chế độ mầu và mô hình màu...................................99 4.2. Các lại màu đốm và màu xử lý ....................................102 4.3. Làm việc với các mẫu màu ..........................................104 4.4. Áp dụng màu ...............................................................105 4.5. Áp dụng màu bằng cách sử dụng hộp công cụ ............107 4.6. Sử dụng palette Color ..................................................108 4.7. Áp dụng màu bằng cách rê và thả ...............................110 4.8. Sử dụng palette Stroke.................................................111 4.9. Sử dụng palette Swatches ............................................114 4.10. Sử dụng lệnh Swatch Libraries..................................129 4.11. Sử dụng Color Picker ................................................134 4.12. Chỉnh sửa các màu.....................................................137 4.13. Sử dụng các bộ lọc để chỉnh sửa các màu .................141 Bài 5 - Tạo hiệu ứng màu đồng nhất ...................................147 5.1. Cài đặt sự quản lý màu ................................................147 5.2. Tạo tùy biến xác lập quản lý màu ................................154 5.3. Chỉ định các chính sách quản lý màu ..........................156 5.4. Chỉ định một công cụ quản lý màu ..............................157 5.5. Lưu và tảu các xác lập quản lý màu tùy biến ..............158 5.6. In thử mềm các màu. ...................................................161 5.7. Thay đổi Profile màu của một tài liệu .........................163 5.8. Nhúng các Profile trong các tài liệu đã được lưu ........165 5.9. Bổ xung các Profile thiết bị vào hệ quản trị màu ........166 5.10. Tạo một Profile Monitor ICC ....................................167 Bài 6 - Hiệu ứng và bộ lọc ....................................................171 6.1. Tổng quan về hiệu ứng và bộ lọc ................................171 6.2. Áp dụng và điều chỉnh hiệu ứng..................................172 6.3. Thêm và chỉnh hiệu ứng trên Style ..............................175 6.4. Đối tượng đường viền cho chữ ....................................178 6.5. Một số hiệu ứng và bộ lọc vector ................................181 6.6. Hiệu ứng và bộ lọc mành.............................................186 Bài 7 - Tạo chữ, định kiểu và hiệu ứng chữ .......................190 7.1. Các công cụ tạo chữ ....................................................190 7.2. Nhập chữ .....................................................................197 7.3. Đường bao ...................................................................199 Bài 8 - Một số bài thực hành................................................203 1. Tạo kiểu chữ xoắn ..........................................................203 2. Tạo ngôi sao ...................................................................208 3. Tạo hoa sen .....................................................................212 4. Vẽ con bướm ..................................................................217 5. Tạo hình thay đổi liên tiếp ..............................................219 6. Tạo tem thư.....................................................................221 7. Thiết kế hoa văn .............................................................226 8. Thiết kế hòn bi 3D ..........................................................231 9. Thiết kế chai rượu...........................................................235 10. Vẽ con cừu....................................................................241 11. Thiết kế quả bóng đá ....................................................246 12. Thiết kế kiểu Text Wrap ...............................................254 13. Thiết kế màn hình máy vi tính ......................................257 14. Rổ ba quả táo ................................................................269 Bài 1 - Làm quen với Adobe Illustrator Adobe illustrator Là một phần mềm phổ biến được dùng trong thiết kế quảng cáo, tạo mẫu, thiết kế ảnh cho web. Khi bạn thực hiện việc tạo file ảnh bằng Illustractor thì ảnh khi phóng lớn các đường nét vẫn được giữ nguyên và các nét vẫn rất mịn. Một bức tranh được Illustractor tạo bởi những đường hướng dẫn và một chế độ tô màu nhất định. Khi tiến hành chỉnh sửa bạn có thể tuỳ chọn các chế độ hiển thị khác nhau. Ví dụ dưới là chế độ chỉ hiện thị các đường hướng dẫn. Chế độ màu rất dễ sử dụng và việc thay thế màu tô được thực hiện cực kỳ đơn giản mà không làm mất đi đường nét của tranh vẽ. 1.1. Các thao tác đầu tiên Khởi động chương trình Mở Mycomputer\C:\Program Files\Adobe\Adobe Illustractor. Hoặc chọn Start \ All Programs \ Illustractor. Tạo và mở tài liệu Có 2 cách để bạn tạo một tài liệu mới: - Tạo một file mới Tạo một tài liệu mới hoàn toàn Chọn Flie\ New Hoặc bạn cũng có thể sử dụng phím tắt Ctrl + N. Hộp thoại New Document sẽ xuất hiện. Bạn xác lập các tuỳ chọn trong hộp thoại: Name: tên tài liệu. Size: kích thước tài liệu. Unit: đơn vị đo. Orientation: chọn tài liệu nằm ngang hay nằm dọc. Color Mode: chế độ màu CMYK nếu tàI liệu được in hoặc RGB nếu đưa lên Web. - Mở một file hiện có Chọn đường dẫn đến file nếu không thấy file hiển thị bạn kiểm tra lại tuỳ chọn All Formats Nhấp chọn file cần mở rồi nhấn Open. Xác lập Artboard Để thay đổi kích thước Artboard Chọn menu File\ Document setup Hộp thoại Document Setup xuất hiện. Size: tuỳ chọn kích thước. Units: đơn vị đo. Để chỉ xác lập đơn vị đo cho tài liệu hiện hành, bạn sử dụng mục Units. Để thay đổi màu của Artboard Chọn Document setup từ menu File sau đó chọn Transparency từ hội thoại đổ xuống ở phía trên trái. Trong các tùy chọn của mục Transparency, bạn tích chọn mục Simulate Colored Pager. Nhấp mẫu màu và chọn một màu mới trong hộp thoại Color. Khi bạn đã xác nhận được màu cho Artboard, nhấn OK để chương trình thực hiện xác lập. Hiển thị hay làm mất thước Chương trình cung cấp cho bạn thước đo trên file ảnh của mình, công cụ này giúp bạn có thể thao tác một cách chính xác. Để làm hiện thị, bạn sử dụng menu View chọn Show Rulers. Nếu bạn muốn làm ẩn thước đi, bạn chọn Hide Rulers khi muốn ẩn thước. Thay đổi kích thước Di chuyển đến góc trên trái của các thước nơi mà chúng giao nhau. Chọn và rê chuột ở vị trí mà 2 thước giao nhau đến một vị trí mới mà bạn chọn làm gốc thước. Để quay về với xác lập ban đầu nhấp đúp chuột vào vị trí 2 thước giao nhau. Hoặc chọn tuỳ chọn từ hội thoại đổ xuống. Nhập và quản lý Artwork Có thể nhập Artwork vào Illustractor bằng nhiều cách: - Dùng lệnh Open - Dùng lệnh Place - Dùng lệnh Paste Cũng có thể thực hiện bằng thao thác rê và thả. Lệnh Open mở một Artwork mới trong tài liệu Illustractor. Ảnh bitmap được chỉnh sửa thông qua các công cụ làm biến dạng và thông qua các bộ lọc. Ảnh vector được chuyển thành các đường dẫn. Lệnh Place được sử dụng để đặt artwork vào một tài liệu Illustractor có sẵn theo một trong 2 cách sau: Tạo một liên kết đến file bên ngoài. Nhúng bản sao của file đó vào tàI liệu Illustractor. Hai cách này khác nhau về khả năng chỉnh sửa Artwork và dung lượng file. Hội thoại Link cho phép nhận dạng theo dõi và cập nhật các đối tượng trong Illustractor. Nhập một file PDF Dùng lệnh Open hoặc Place Chọn trang mà bạn muốn nhập. Kết quả: Định vị các Artwork Tạo một liên kết trong Palette Link: Để cập nhật Artwork đã được liên kết Nhúng Artwork đã được liên kết Để tạo lại liên kết cho Artwork Để thay đổi vị trí của Artwork đã được liên kết Từ menu Links chọn Placement Options. Thiết lập các tuỳ chọn trong bảng Placement Options. Transforms: để định lại kích thước cho khung viền. Fit: để định lại kích thước sao cho khung viền sát với Artwork. Fill: Artwork lấp đầy trong khung viền. File Dimensions: để đặt Artwork mà không định lại tỷ lệ. Bounds đặt kích thước Artwork phù hợp với khung viền. Hiệu chỉnh Artwork chứa bên trong các liên kết Hoặc chọn từ menu Links Lưu tệp tin Illustractor có 5 tuỳ chọn lưu file: Tuỳ chọn Save mặc định lưu theo đuôi của Adobe Illustractor *.AI. Save As lưu theo môt định dạng, tên khác. Save a Copy tạo file copy.AI. Save a Template Save for Web tuỳ chọn ghi tài liệu để sử dụng cho Web. Tuỳ chọn Fonst cho phép bạn chọn phần trăm fonts chứ có mặt trong tài liệu sẽ được nhập vào cùng với tài liệu (ngay cả khi máy không có font chữ thì tài liệu vẫn hiển thị đúng). Tuỳ chọn Options: Create PDF Compatible File: tạo file tương thích với định dạng PDF. Include Linked Files: thêm các file có liên kết với tài liệu. Embed ICC Profile: nhúng Profile vào để quản lý màu ảnh. Use Compression: sử dụng tính năng nén. Thoát khỏi chương trình Illustractor sẽ hỏi bạn có muốn ghi lại tệp tin đang sử dụng không? Chọn Yes ghi và thoát No không ghi và thoát Cancel huỷ lệnh thoát 1.2. Làm việc với thanh công cụ Thanh công cụ và hộp công cụ Cũng như các chương trình phần mềm của Adobe, thanh công cụ của Illustrator chứa các menu tác vụ để bạn có thể chọn các thao tác trong quá trình sử dụng. Với hộp công cụ của chương trình, bạn sẽ tìm thấy các công cụ phục vụ cho việc hiệu chỉnh Artwork của mình. Bạn hãy tìm hiểu biểu tượng của các nhóm công cụ trong hộp công cụ. Công cụ lựa chọn Nhóm công cụ vẽ Nhóm công cụ biến hình Nhóm công cụ tô màu Nhóm công cụ cắt, di chuyển và điều khiển sự hiển thị của ảnh, màu nền. Hiển thị các công cụ Bạn sử dụng menu Window để điều khiển sự hiển thị của các công cụ. Dấu kiểm phía trước thanh công cụ cho bạn biết công cụ đã được hiển thị hay chưa. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng menu Edit để làm ẩn thanh công cụ. Chọn Edit\Preference\General. Khi đó hội thoại General xuất hiện Bỏ dấu kiểm Show Tool Tips. Lựa chọn một công cụ Nhấp chọn biểu tượng của công cụ trên hộp công cụ để lựa chọn công cụ đó, khi biểu tượng đó chìm xuống thì công cụ đó đang được chọn để áp dụng. Bạn hãy chú ý đến những biểu tượng của công cụ có hình tam giác nhỏ bên cạnh, điều này có nghĩa là công cụ đó có một nhóm công cụ với những tùy biến khác nhau để bạn có thể lựa chọn sử dụng. Nhấp và giữ chuột trái vào tam giác nhỏ này để có thể mở ra nhóm công cụ. Chương trình cũng cung cấp cho bạn những phím tắt để lựa chọn công cụ, việc này giúp bạn có thể tiết kiệm được thời gian cho các thao tác của mình. Đưa chuột đến biểu tượng của công cụ trên hộp cộng cụ, bạn sẽ thấy một dòng chữ với tên công cụ và phím tắt để lựa chọn của nó. Để xem, tuỳ biến hoặc in bộ phím tắt bạn chọn Edit\Keyboard Shortcuts. Chương trình sẽ cung cấp cho bạn hội thoại Keyboard Shortcuts Để thực hiện sửa đổi một phím tắt bạn nháy chuột vào ô Shortcut của công cụ muốn thay đổi, đặt lại phím tắt và chọn OK. Di chuyển công cụ ra khỏi hộp công cụ Với các công cụ thường xuyên sử dụng, bạn có thể đưa chúng ra khỏi hộp công cụ để có thể tăng thêm không gian quan sát. Bạn chọn các công cụ có hình tam giác ở bên cạnh giữ chuột đến khi xuất hiện các công cụ bổ sung sau đó chọn tuỳ chọn cuối cùng. Thanh công cụ này sẽ được gỡ ra khỏi hộp công cụ. Thao thác với các công cụ - Công cụ Text Mở nhóm công cụ Nhấp chuột trái và kéo để tạo ô mà bạn cần tạo chữ. Gõ nhập chữ. Mở palette Charater để tiến hành hiệu chỉnh các hiệu ứng cho chữ. Bạn có thể chọn font chữ cho chữ mà bạn tạo ra. Để xoay góc cho chữ, bạn sử dụng nút Rotation Tạo chữ theo đường path có hình dạng bất kỳ Sử dụng pencil tạo đường path Chọn công cụ viết chữ Type on a Path tool: Nhấp chọn Path mà bạn định tạo text trên đó, gõ nhập text. Bạn sẽ có dòng text uốn theo đường path mà bạn đã tạo ra trước đó. - Nhóm công cụ Blend Chọn công cụ Rectangle Tạo một hình chữ nhật Tô màu nền cho hình chữ nhật Chọn công cụ vẽ ngôi sao Tô màu cho ngôi sao Chọn công cụ Blend Nhấp chuột vào hình chữ nhật và ngôi sao Tiến hành chỉnh sửa với ngôi sao Thay đổi kích thước của nó bằng công cụ FreeTransform. Cũng với bài thực hành trên nếu bạn muốn ngôi sao biến thành hình chữ nhật thì trong palette Layer bạn đặt layer hình chữ nhật lên trên. - Nhóm công cụ Knife Tạo hình chữ nhật Chọn công cụ Knife Nhấp chuột vào đường viền và thế là một điểm neo mới đã được tạo Chọn công cụ hình lưỡi dao rê chuột tạo đường cắt. - Nhóm công cụ Eyedropper Tạo một hình chữ sử dụng màu chuyển sắc. Vẽ một hình vuông ở dưới Chọn công cụ Eyedropper Nháy chuột vào hình chữ nhật màu sắc hình vuông sẽ được chọn theo. - Nhóm công cụ Free Transform Tạo một hình vuông Chọn công cụ Free Transform. Đưa chuột đến gần một trong 4 góc trỏ chuột sẽ thay đổi thành hình mũi tên 2 chiều rê chuột để xoay hình chữ nhật. Đưa chuột lại các ô vuông màu sáng trên các cạnh của hình chữ nhật xuất hiện biểu tượng mũi tên 2 chiều rê chuột để thay đổi kích thước. - Nhóm công cụ Line Chọn công cụ đường thẳng rê chuột để tạo hình. Công cụ vẽ đường cong Rê chuột để tạo hình Chọn kích thước nét vẽ. Chọn màu sắc. Chọn công cụ vẽ hình chữ nhật. Vẽ và tô màu Vẽ hình tròn có tâm Kết quả: - Nhóm công cụ Mesh Tạo hình chữ nhật và tô màu cho nó. Chọn palette Gradient. Thiết lập giá trị Chọn Radial. Chọn công cụ radial Màu sắc đã được chuyển từ trắng sang đen theo chiều rê công cụ radial. Chọn công cụ Mesh. Nháy chuột vào các vị trí muốn chuyển màu. Chọn công cụ Direct Selection. Chọn vùng giao nhau của 2 đường thẳng. Tô màu cho vùng chọn lựa. Tiếp tục tô màu Kết quả: Hiệu chỉnh các đường thẳng để màu chuyển trông đẹp hơn. Kết quả: - Nhóm công cụ PaintBrush Lựa chọn công cụ. Vẽ tự do Chọn kiểu cọ. Kết quả: Và - Nhóm công cụ Pen Tạo hình tròn và gắn màu cho nó. Sử dụng công cụ pen. Tiến hành vẽ Chọn màu và đường kính nét vẽ Hiệu chỉnh nét vẽ Sử dụng công cụ hình nón để chỉnh sửa nét vẽ. - Nhóm công cụ Reshape Vẽ hình chữ nhật. Chọn nhóm công cụ Reshape. Thay đổi hình dạng Sử dụng công cụ line tạo đường thẳng. Dùng công cụ Reshape để làm cong nó. - Nhóm công cụ vẽ biểu đồ Chọn công cụ và rê chuột để tạo vùng vẽ biểu đồ. Nhập các giá trị để vẽ biểu đồ Kết thúc nhập số liệu bằng cách nhấp chuột vào dấu nhân màu đỏ. Biểu đồ đã được vẽ. Biểu đồ nằm ngang Biểu đồ nằm ngang các cột chồng nhau. Biểu đồ dạng đường thẳng. Biểu đồ dạng lớp. Biểu đồ hình tròn. - Nhóm công cụ Warp Vẽ hình bầu dục và đường thẳng. Chọn công cụ hình ngón tay. Nhấn rê chuột để đẩy các đường nét. Chọn công cụ tạo đường xoán ốc. Chọn công cụ Bài 2 – Các thao tác cơ bản với đối tượng 2.1. Lựa chọn các đối tượng Các phương pháp lựa chọn mà Illustractor cung cấp cho chúng ta Paletter Layers Cho phép bạn chọn một cách nhanh chóng các đối tượng riêng lẻ, hoặc nhiều đối tượng một cách nhanh chóng. Bạn có thể chọn một đối tượng đơn hoặc nhiều đối tượng trong 1 lớp. Công cụ Selection Cho phép bạn chọn đối tượng và các nhóm bằng cách nhấp vào một điểm bất kỳ trên chúng hoặc bằng cách rê trên chúng. Công cụ Direct Selection Cho phép bạn chọn các điểm neo riêng biệt hoặc các đoạn đường dẫn băng cách nhấp lên chúng. Bạn cũng có thể chọn toàn bộ đối tượng hoặc nhóm bằng cách chọn một điểm bất kỳ trên hạng mục. Công cụ Group Selection Cho phép bạn chọn một đối tượng bên trong một nhóm, một nhóm đơn trong nhiều nhóm hoặc tập hợp một nhóm bên trong Artwork. Công cụ Magic Wand Cho phép chọn các đối tượng có cùng màu sắc. Độ rộng nét vẽ, độ mờ đục hoặc chế độ trộn bằng cách nhấp vào đối tượng. Công cụ Lasso Cho phép chọn các đối tượng, điểm neo bằng các tạo đường rê bao quanh đối tượng. Các lệnh chọn Cho phép bạn tiến hành lựa chọn tất cả các đối tượng, huỷ chọn, đảo vùng chọn, cũng có thể tiến hành lựa chọn toàn bộ đối tượng của một loại riêng biệt và lưu trữ, tải các vùng chọn. Lựa chọn với Palette Layers Để lựa chọn tất cả đối tượng bằng Palette Layers nháy chuột vào biểu tượng hình tròn, ô vuông nằm ngang hàng với layer. Kết quả cả 3 đối tượng trong layer này đều được lựa chọn: Bạn cũng có thể lựa chọn từng đối tượng riêng biệt bằng cách nháy chuột vào biểu tượng hình tròn, ô vuông bên cạnh các đối tượng: Sử dụng công cụ Selection Nháy chuột vào đối tượng với công cụ selection Nháy chuột vào đường viền. Nháy chuột vào điểm neo. Rê chuột tạo vùng lựa chọn. Chọn thêm hoặc huỷ chọn một đối tượng trong nhóm bằng cách giữ phím Shift và nháy chuột vào đối tượng. Sử dụng công cụ Direct Selection Nháy chuột vào đối tượng với công cụ selection. Nháy chuột vào đường viền. Nháy chuột vào điểm neo. Rê chuột tạo vùng lựa chọn. Chọn thêm hoặc huỷ chọn một đối tượng trong nhóm bằng cách giữ phím Shift và nháy chuột vào đối tượng. Sử dụng công cụ Lasso Rê chuột tạo vùng lựa chọn. Chọn thêm hoặc huỷ chọn một đối tượng trong nhóm bằng cách giữ phím Shift và nháy chuột vào đối tượng. Sử dụng công cụ Group Selection Khi một nhóm đối tượng đã được Group sử dụng các công cụ khác không thể lựa chọn các thành phần bên trong nhóm. Công cụ Group Selection cho phép lựa chọn các thành phần trong nhóm. Nháy đúp vào thành phần của 1 nhóm thì cả nhóm sẽ được lựa chọn. Sử dụng công cụ Magic Wand Lựa chọn công cụ Magic Wand nháy chuột vào 1 vùng của đối tượng tất cả các đối tượng có cùng thuộc tính sẽ được lựa chọn. Chọn thêm hoặc huỷ chọn một đối tượng trong nhóm bằng cách giữ phím Shift và nháy chuột vào đối tượng. Xác lập tuỳ chọn cho công cụ Magic Wand. Nháy đúp vào công cụ Magic Wand trong Toolbox. Hoặc vào Window Magic Wand. : lựa chọn các đối tượng theo màu tô của chúng, nhập giá trị giữa 0-255với chế độ màu RGB và 0-100 với chế độ màu CMYK. lựa chọn các đối tượng theo màu đường viền, nhập giá trị giữa 0-255với chế độ màu RGB và 0-100 với chế độ màu CMYK. lựa chọn các đối tượng theo chiều rộng đường giữa 0-1000. viền, nhập giá trị : theo chế độ trong suốt. : theo chế độ trộn. Các lệnh chọn Chọn tất cả đối tượng trong cùng một file. Huỷ chọn toàn bộ đối tượng trong một file. Đảo vùng lựa chọn. Chọn một đối tượng bên trên hoặc bên dưới đối tượng đã được sắp xếp. Chọn đối tượng nằm trên cùng hoặc dưới cùng nháy chuột phải và chọn từ menu ngữ cảnh. Chọn toàn bộ đối tượng có cùng thuộc tính: chọn 1 đối tượng sau đó chọn Selection same. Chọn các điểm và các đường định hướng của một đối tượng. Để chọn toàn bộ điểm neo rải rác trong tài liệu. Lưu trữ một vùng chọn. Đặt tên cho vùng lựa chọn được lưu trữ. 2.2. Định vị các đối tượng Sử dụng Bounding Box ẩn, hiện Boundinh Box. Xác lập lại góc Bounding Box Di chuyển hoặc sao chép đối tượng bằng lệnh Paste Chọn đối tượng lệnh cut Tiến hành lệnh Paste để dán đối tượng vào vị trí mới. Di chuyển hoặc sao chép bằng cách rê chuột Chọn một trong các công cụ: Selection, Direct Selection, Group Selection hoặc Free Transform. Chọn một vùng bất kỳ trên đối tượng và rê đến vị trí mới. Để sao chép đối tượng khi rê chuột bạn giữ phím Alt. Giữ phím Shift để di chuyển theo các góc định sẵn 450, 900. Di chuyển đối tượng bằng bàn phím Lựa chọn đối tượng. Sử dụng phím mũi tên để di chuyển đối tượng theo một khoảng định sẵn ở ô Keyboard increment. Giữ phím Shift để di chuyển một khoảng gấp 10 lần khoảng định sẵn. Để di chuyển đối tượng đang lựa chọn bằng cách sử dụng bảng Move Chọn Move từ menu. Nhập các thông số chiều ngang, chiều dọc, góc bạn muốn di chuyển đối tượng vào. Khi một đối tượng đang lựa chọn bạn cũng có thể nháy đúp vào công cụ Selection, Direct Selection, Group Selection để làm xuất hiện hộp hội thoại Move. Di chuyển đối tượng bằng cách sử dụng bảng toạ độ Chọn đối tượng. Hiển thị bảng Transform Window Transform. Nhập giá trị toạ độ vào. 2.3. Canh chỉnh và phân bố các đối tượng Hiển thị và ẩn palettel Align. Sử dụng menu Align nháy chuột vào hình tam giác ở góc dưới phải: Nếu muốn căn chỉnh theo Artboad bạn chọn . Bài 3 - Đối tượng và lớp 3.1. Tổ chức các đối tượng Sử dụng Paette Layer Sử dụng menu layer Hiển thị tuỳ chọn các lớp nháy đúp vào biểu tượng lớp trong Palette Layer Thay đổi cách hiển thị các Palette Chọn paletter Option từ menu paletter Layer Thiết lập các chế độ của palette Options Show Layers Only: để ẩn các đường dẫn, nhóm, các thành phần khác trong palette Layers. Row Size: tuỳ chọn để chỉ định độ rộng của mũi tên. Thumbnails: tuỳ chọn hiển thị phần xem trước dưới dạng các lớp, nhóm, đối tượng. Tạo lớp mới Hoặc vào menu chọn Tạo một lớp mới bên trong lớp được chọn Chọn biểu tượng sublayer ở palette Layer. Chọn New Sublayer từ menu Layer. Để giải phóng mỗi hạng mục thành một layer mới. Trộn và làm phẳng các lớp với nhau Chọn Merge để trộn layer. Chọn Flatten Artwork để làm phẳng. 3.2. Sắp xếp các đối tượng Di chuyển đối tượng lên trên cùng hoặc xuống dưới cùng trong lớp Đảo ngược thứ tự các mục trong palette Layer. 3.3. Kết hợp các đối tượng ẩn và hiển thị palette Pathfinder. Sử dụng menu palette Pathfinder. Tuỳ chọn của Pathfinder : độ chính xác mà các bộ lọc pathfinder ảnh hưởng đến đối tượng. nhấp nút pathfinder. : loại bỏ các điểm không cần thiết khi Chọn Divide hoặc Outline để xoá đối tượng chưa tô bất kỳ trong Artwork. Bài 4 - Các mẫu màu và các chế độ màu 4.1. Các chế độ mầu và mô hình màu Mô hình màu HSB Dựa vào sự cảm nhận màu của con người, mô hình HSB mô tả ba đặc điểm cơ bản sau: - Hue (màu sắc): Là màu được phản chiếu từ hay được truyền qua một đối tượng. Nó được xác định bởi một vị trí trên bánh xe màu chuẩn, được biểu thị bởi giữa 0 và 360 độ. Theo cách sử dụng thông thường, Hue được xác định bởi tên của màu chẳng hạn như màu đỏ, màu cam hay màu xanh lục. - Saturation (độ bão hòa): Đôi khi được gọi là chroma là cường độ hay sự tinh khiết của màu. Độ bão hòa tiêu biểu cho lượng màu xám tỷ lệ với, được tính theo tỷ lệ từ 0% (màu xám) đến 100% (hoàn toàn bão hòa). Trên bánh xe màu chuẩn, độ bão hòa tăng kể từ tâm đến mép. - Grightness (độ sáng): Là độ sáng hay tối tương đối của màu, thường được tính theo tỷ lệ % từ 0% (màu đen) đến 100% (màu trắng). Mô hình màu RGB Một tỷ lệ % lớn của phổ màu có thể được trình bày bằng cách kết hợp ánh sáng màu đỏ, màu xanh lục và màu vàng dương (RGB) với nhiều tỷ lệ và cường độ khác nhau. Nơi các màu này phủ chồng lên nhau là nơi có mầu lục nam, màu đỏ thẫm và màu vàng. Các màu RGB được gọi là các màu bổ xung bởi vì bạn tạo màu trắng bằng cách kết hợp R, G và B lại với nhau. Nghĩa là tất cả ảnh sáng được phản chiếu trở lại mắt. Các màu bổ xung được sử dụng cho đèn chiếu sáng, Tivi và các màn hình máy tính. Chẳng hạn màn hình của bạn tao màu bằng cách phát sáng thông qua các phốt pho màu đỏ, màu xanh dương và màu xanh lục. Cách Illustrator sử dụng mô hình màu RGB Bạn có thể làm việc với các giá trị màu bằng cách sử dụng chế độ màu RGB, chế độ này dựa tren mô hình màu RGB. Trong chế độ RGB mỗi thành phần RGB có thể sử dụng một giá trị từ 0 (màu đen) đến 255 (màu trắng). Chẳng hạn một màu đỏ tươi có thể có thể có giá trị R = 246, giá trị G = 20, và giá trị B = 50. Khi các giá trị của 3 thành phần này bằng nhau, kết quả là một bóng màu xám. Khi giá trị của tất cả các thành phần này là 255, thì kết quả là màu trắng, khi tất cả các thành phần này đều bằng 0 kết quả sẽ là màu đen. Mô hình màu CMYK Trong khi mô hình màu RGB phụ thuộc vào một nguồn sáng để tạo màu thì mô hình màu CMYK dựa vào chất lượng hấp thụ ánh sáng của mực in trên giấy. Khi ánh sáng chiếu vào các mực trong mờ, các phần của phổ được hấp thụ. Màu không được hấp thụ sẽ phản chiếu trở lại mắt bạn. Việc kết hợp các sắc tố màu lục lam thuần khiết (C), màu đỏ thẫm (M), và màu vàng (Y) sẽ tạo ra màu đen bằng cách hấp thụ hay khử tất cả các màu. Vì lý do này nên chúng được gọi là các màu khử. Mực màu đen (K) được bổ sung màu để có mật độ bóng đẹp hơn. (Mẫu tự K được sử dụng ở đây bởi vì màu đen là màu “khóa” để trình bày các màu khác, và bởi vì mẫu tự B cũng thay cho blue). Việc kết hợp các mực này để tái tạo màu được gọi là quy trình in bốn màu. Cách Illustrator sử dụng mô hình CMYK Bạn có thể làm việc với các giá trị màu bằng cách sử dụng chế độ màu CMYK, chế độ này dựa vào mô hình màu CMYK. Trong chế độ CMYK, mỗi mực trong các mực xử lý CMYK có thể sử dụng một giá trị từ 0 đến 100%. Các màu nhạt nhất được gán các tỷ lệ phần trăm nhỏ của các màu mực xử lý, các màu đậm hơn có các giá trị phần trăm cao hơn. Chẳng hạn, một màu đỏ tươi có thể chứa 2% màu lục lam, 93% màu đỏ thẫm, 90% màu vàng và 0% màu đen. Trong các đối tượng CMYK, các tỷ lệ mực thấp gần với màu trắng hơn và các tỷ lệ mực cao gần với màu đen hơn. Hãy sử dụng CMYK khi bạn chuẩn bị in một tài liệu bằng cách sử dụng các mực màu xử lý. Chế độ Grayscale Grayscale (thang độ xám) sử dụng các sắc màu đen để trình bày một đối tượng. Mỗi đối tượng thang độ xám có một giá trị độ sáng từ 0% (màu trắng) đến 100% (màu đen). Các ảnh được tạo bằng cách sử dụng các máy quét đen trắng hay thang độ xám thường được trình bày ở thang độ xám. Grayscale cũng cho phép bạn chuyển đổi artword màu thành artword đen trắng chất lượng cao. Trong trường hợp này, Adobe Illustrator loại bỏ tất cả thông tin màu trong artword gốc, các mức xám (các bóng) của các đối tượng được chuyển đổi tiêu biểu cho độ xám của các đối tượng gốc. Khi bạn chuyển đổi các đối tượng thang độ xám sang RGB, các giá trị màu dành cho mỗi đối tượng được gán giá trị xám trước đây của đối tượng đó. Bạn cũng có thể chuyển đổi một đối tượng thang độ xám sang một đối tượng CMYK. Các gam màu Gam màu, hay khoảng màu, của một hệ màu là dãy các màu có thể được hiển thị hay được in. Phổ các màu có thể được quan sát bởi mắt người rộng hơn bất kỳ phương pháp tái tạo màu nào. Gam màu RGB chứa tập hợp con gồn các màu có thể được xem trên một monitor máy tính hay TV vốn phát ra ánh sáng màu đỏ, màu xanh lục và màu xanh dương. Một số màu, chẳng hạn như màu lục lam thuần khiết hay màu vàng thuần khiết, không thể được hiển thị chính xác trên một monitor. Gam màu nhỏ nhất là gam màu của mô hình màu CMYK, vốn chứa các màu có thể được in bằng cách sử dụng mực màu xử lý. Khi các màu không thể được in hiển thị trên màn hình, chúng được gọi là các màu không thuộc gam màu (nghĩa là chúng nằm ngoài gam màu CMYK). So sánh các gam màu RGB và CMYK A. Gam màu RGB B. Gam màu CMYK phạm vi của gam màu RGB vượt quá phạm vi của gam màu CMYK. 4.2. Các lại màu đốm và màu xử lý Bạn có thể chỉ định các màu thuộc loại màu đốm hay màu xử lý, tương ứng với hai loại mực màu chính được sử dụng trong quy trình in thương mại. Trong palette Swatches, bạn có thể nhận biết loại màu của một màu bằng cách sử dụng các biểu tượng kế bên tên của màu. Các màu đốm Một màu đốm (spot color) là một mực màu đặc biệt được trộn sẵn để sử dụng thay cho hoặc bổ sung vào các mực màu xử lý CMYK, nó đòi hỏi phải có khuôn in riêng trên một máy in. Hãy sử dụng màu đốm khi có ít màu được chỉ định và độ chính xác màu là quan trọng. Các mực màu đốm có thể tái tạo chính xác các màu không thuộc gam màu xử lý. Tuy nhiên, diện mạo chính xác của màu đốm được in được xác định bởi sự kết hợp mực đã pha trộn của máy in thương mại và giấy mà nó được in trên đó. Vì vậy nó không bị ảnh hưởng bởi các giá trị màu mà bạn chỉ định hay sự quản lý màu. Khi bạn chỉ định các giá trị màu đốm, bạn đang mô tả diện mạo mô phỏng của màu chỉ dành cho monitor và máy in tổng hợp của bạn. Để đạt được các kết quả tốt nhất trong các tài liệu in, hãy chỉ định một màu đóm từ một hệ màu phù hợp được hổ trợ bởi máy in thương mại của bạn. Adobe Illustrator có kèm theo nhiều thư viện hệ màu phù hợp. Giảm tối thiểu số lượng màu đốm mà bạn sử dụng. Mỗi màu đốm mà bạn tạo sẽ tạo them một khuôn in màu đóm cho một máy in, làm tăng thêm chi phí in. Nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể cần trên bốn màu, hãy xem xét việc in tài liệu bằng cách sử dụng các màu xử lý. Các màu xử lý Một màu xử lý (process color) được in bằng cách sử dụng một sự kết hợp giữa bốn màu mực xử lý chuẩn: Màu lục lam, màu đỏ thẫm, màu vàng, và màu đen (CMYK). Hãy sử dụng các màu xử lý khi công việc in cần quá nhiều màu đến nỗi việc sử dụng các màu mực đốm riêng lẻ trở nên quá đắt hay không thực tế, chẳng hạn như khi in các bức ảnh màu. Hãy lưu ý các hướng dẫn sau đây khi chỉ định một màu xử lý: - Để đạt được các kết quả tốt nhất trong một tài liệu in, hãy chỉ định các màu xử lý bằng cách sử dụng các giá trị CMYK được in trong các sơ đồ tham chiếu màu xử lý, chẳng hạn như các sơ đồ có sẵn từ một máy in thương mại. - Các giá trị sau cùng của một màu xử lý là các giá trị của nó trong CMYK, vì vậy nếu bạn chỉ định một màu xử lý bằng cách sử dụng RGB, các giá trị màu đó sẽ được chuyển đổi sang CMYK khi bạn in các bản tách màu. Sự chuyển đổi này sẽ khác nếu bạn bật tính năng quản lý màu, chúng sẽ bị ảnh hưởng bởi các profile mà bạn đã chỉ định. - Đừng chỉ định một màu xử lý dựa vào diện mạo của nó trên monitor trừ khi bạn đã cài đặt chính xác một hệ quản lý màu, và bạn hiểu các giới hạn của nó đối với việc xem trước màu. - Tránh sử dụng các màu xử lý trong các tài liệu chỉ dung để xem trên trực tuyến, bởi vài CMYK có một gam màu nhỏ hơn một monitor tiêu biểu. Sử dụng kết hợp các màu đốm và màu xử lý Đôi khi bạn có thể in các mực màu đốm và màu xử lý trên cùng một bản in. Chẳng hạn, bạn có thể sử dụng một mực màu đốm để in đúng màu của một logo công ty trên cùng các trang của một bản báo cáo hang năm nơi mà các ảnh được tái tạo bằng cách sử dụng màu xử lý. Bạn cũng có thể một khuôn in màu đốm để áp dụng một màu triệt tiêu trên các vùng của một bản in màu xử lý. Trong cả hai trường hợp, công việc in của bạn sẽ sử dụng tổng cộng là năm mực – bốn mực màu xử lý và một màu đốm hay màu triệt tiêu. So sánh các màu xử lý tổng thể và không tổng thể Adobe Illustrator cho phép bạn chỉ định một màu xử lý là tổng thể hay không tổng thể. Các màu xử lý tổng thể (global process color) vẫn được liên kết với một mẫu màu trong palette Swatches, để nếu bạn chỉnh sửa màu của một palette tổng thể, tất cả các đối tượng đang sử dụng màu đó cũng được cập nhật. Các màu xử lý tổng thể giúp dễ dàng chỉnh sửa các sơ đồ màu mà không phải xác định và điều chỉnh mỗi đối tượng riêng lẻ. Điều này đặc biệt hữu ích trong các tài liệu theo hướng dẫn sản xuất đã được chuẩn hóa chẳng hạn như các tạp chí. Các màu xử lý không tổng thể (non-global process color) không tự động cập nhật trong suốt tài liệu khi màu được chỉnh sửa. Theo mặc định, các màu xử lý là các màu không tổng thể, một màu xử lý không tổng thể có thể được thay đổi sang màu xử lý tổng thể bằng cách sử dụng hộp thoại Swatch Options. Các màu xử lý tổng thể và không tổng thể chỉ ảnh hưởng đến cách áp dụng một màu cụ thể cho các đối tượng, không bao giờ ảnh hưởng đến cách phân tách các màu khi bạn di chuyển chúng giữa các trình ứng dụng. 4.3. Làm việc với các mẫu màu Bạn phải tạo các màu đốm ở dạng các mẫu màu đã được đặt tên và được chứa trong palette Swatches, để bạn và nhà cung cấp dịch vụ trước khi in có thể nhận biết mỗi khuôn in màu đốm. Trong khi đó, việc in bất kỳ màu xử lý nào đòi hỏi không quá bốn mực, vì vậy bạn có thể sử dụng các màu xử lý làm các mẫu hay các màu không được đặt tên. Các mẫu màu Một mẫu màu xuất hiện trong palette Swatches với tên mà bạn chỉ định, giúp bạn dễ dàng xác định và chỉnh sửa bột màu, gradient, mẫu hay sắc độ. Các màu không được đặt tên Bạn có thể tạo các màu nhanh hơn khi bạn không phải đặt tên cho chúng. Tuy nhiên, các màu không được đặt tên khó chỉnh sửa hơn sau này bởi vì chúng không xuất hiện trên palette Swatches. Khi nhiều đối tượng sử dụng các màu không được đặt tên, tài liệu có thể duy trì bởi vì bạn phải xác định và chọn mỗi đối tượng riêng lẻ để chỉnh sửa màu của nó. Bạn có thể tạo một mẫu màu từ một màu bất kỳ không được đặt tên. 4.4. Áp dụng màu Khi bạn tạo một đối tượng hay khi bạn muốn thay đổi các thuộc tính tô của một đối tượng hiện có trong Adobe Illustrator, bạn sử dụng kết hợp các hộp Fill và Stroke trong hộp công cụ, palette Color, palette Gradient, và palette Swatches. Cách áp dụng các màu cho artwork: Chọn kiểu tô hay nét tô của một đối tượng bằng cách sử dụng một trong các thao tác sau đây: - Chọn đối tượng và sau đó nhấp hộp Fill hay Stroke trong hộp công cụ. - Nhấp nút Color trong hộp công cụ, hoặc chọn Window Color. Chọn đối tượng và nhấp vào hộp Fill hoặc Stroke trong palette Color. Áp dụng một màu cho kiểu tô hay nét tô được chọn, hoặc một gradient cho một kiểu tô, sử dụng một trong các thao tác sau đây: - Trong palette Color, hãy pha trộn một màu bằng cách sử dụng các thanh trượt Grayscale, RGB, Web-Safe RGB, HSB, hay CMYK, hoặc chọn một màu từ thanh màu. Nhấn giữ phím Shift và nhấp vào thanh màu để quay vòng qua các thanh trượt Grayscale, RGB, Web-safe RGB, HSB hay CMYK. - Nhấp đúp vào hộp Fill hoặc Stroke trong hộp công cụ để hiển thị Adobe Color Picker. Sau đó bạn có thể chọn một màu trong hộp thoại Color Picker. - Chọn Window Swatch Libraries, và chọn một thư viện màu đã được ấn định trước. - Rê một màu hay gradient đến artwork. - Sử dụng công cụ paint bucket hay eyedropper để sao chép các thuộc tính giữa các đối tượng. - Nếu bạn đang tạo nét cho đối tượng hay đường dẫn, hãy chọn các thuộc tính đường. 4.5. Áp dụng màu bằng cách sử dụng hộp công cụ Sử dụng các hộp Fill và Stroke trong hộp công cụ để chọn kiểu tô và nét tô của một đối tượng, để hoán đổi màu tô với màu nét, và để phục hồi màu tô và màu nét trở lại các màu mặc định của chúng. Để chuyển đổi giữa kiểu tô và nét tô ở dạng một mục chọn hoạt động hãy nhấn x trên bàn phím. Để hoán đổi các màu tô và nét của một đối tượng được chọn, hãy nhấn Shift + x. Dưới các hộp Fill và Stroke là các nút Color, Gradient, và None. Bạn sử dụng các nút này để thay đổi kiểu tô hay nét tô ra khỏi đối tượng được chọn. Cách thay đổi các thuộc tính kiểu tô hay nét tô bằng cách sử dụng hộp công cụ: - Chọn một đối tượng bằng cách sử dụng bất kỳ công cụ chọn nào. - Thực hiện một trong các thao tác sau đây: + Nhấp nút Swap Fill and Stroke, hoặc nhấn Shift + x để hoán chuyển các màu giữa kiểu tô và nét tô. + Nhấp nút Default Fill and Stroke để trở lại các xác lập màu mặc định (kiểu tô màu trắng và nét tô màu đen). + Nhấp nút Color để thay đổi nét tô hay kiểu tô đang được chọn sang màu đồng nhất được chọn sau cùng trong palette Color. + Nhấp nút Gradient để thay đổi kiểu tô đang được chọn sang gradient được chọn sau cùng trong palette Gradient. + Nhấp nút None để loại bỏ kiểu tô hay nét tô của một đối tượng. + Nhấp đúp vào nút Fill and Stroke để chọn một màu với Color Picker. Sử dụng các phím tắt để chuyển đổi sang Color, Gradient, hoặc None: Press (để thay đổi mục chọn sang một màu) để thay đổi mục chọn sang một gradient, và / để thay đổi sang None. 4.6. Sử dụng palette Color Bạn sử dụng palette Color để áp dụng màu cho kiểu tô và nét tô của một đối tượng, và cũng để chỉnh sửa và pha trộn các màu – hoặc các màu mà bạn tạo hoặc các màu mà bạn đã chọn từ palette Swatches, từ một đối tượng, hay từ một thư viện màu. Cách chỉnh sửa màu tô hay màu nét bằng cách sử dụng palette Color: - Chọn một đối tượng bằng cách sử dụng bất kỳ công cụ chọn nào. - Chọn Window Color. - Chọn hộp Fill hoặc hộp Stroke trong palette Color hoặc trong hộp công cụ. - Thực hiện một trong các thao tác sau đây: + Định vị point trên thanh màu (point biến đổi thành biểu tượng eyedropper), và nhấp chuột. + Điều chỉnh thanh chuột Tint nếu bạn đang sử dụng một màu tổng thể từ palette Swatches. + Chọn một mô hình màu RGB, Web-safe RGB, HSB, CMYK, hay Graysacale từ menu palette Color, và sử dụng các thanh trượt để thay đổi các giá trị màu. Bạn cũng có thể nhập các giá trị số vào các hộp text ở kế bên các thanh trượt màu. Một dấu chấm than bên trong một hình tam giác màu vàng trong palette Color khi đang sử dụng màu HSB hay RGB cho biết rằng bạn đã chọn một màu không thuộc gam màu – nghĩa là một màu không thể được in bằng cách sử dụng các mực CMYK. Phần tương đương CMYK gần nhất xuất hiện kế bên hình tam giác. Nhấp vào phần tương đương CMYK này để thay nó cho màu không thuộc gam màu. Một khối lập phương trên hình tam giác màu vàng trong palette Color khi đang sử dụng màu RGB, HSB, hay CMYK cho biết rằng bạn đã không chọn màu Web-safe nào. Nhấp vào khối lập phương này để thay màu Web-safe gần nhất. 4.7. Áp dụng màu bằng cách rê và thả Một cách dễ dàng để tô một đối tượng là thả một màu trực tiếp từ hộp Fill hay hộp Stroke trong hộp công cụ, palette Color, hay palette Gradient và thả màu đó lên trên đối tượng, hoặc rê một mẫu màu từ palette Swatches, và thả nó lên một đối tượng. Việc rê và thả cho phép bạn tô các đối tượng mà không phải chọn chúng trước tiên. Bạn cũng có thể rê và thả các màu từ palette Swatches sang hộp Fill hay hộp Stroke trong hộp công cụ, palette Color hay palette Swatches. - Khi bạn rê, màu được áp dụng cho mỗi kiểu tô hay nét tô của đối tượng, phụ thuộc vào hộp Fill hay hộp Stroke đang được chọn. (Chẳng hạn, nếu bạn rê một màu đỏ sang một đối tượng không được chọn khi hộp Stroke trong hộp công cụ được chọn, nét của đối tượng sẽ được tô màu đỏ). 4.8. Sử dụng palette Stroke Các thuộc tính nét tô chỉ có sẵn khi bạn tạo nét cho một đường dẫn. Các thuộc tính này, có sẵn trong palette Stroke, điều khiển một đường thẳng là nét liền hay nét đứt nếu nó ở dạng nét đứt, bề dày nét, giới hạn miter, các kiểu nối đường và đầu mút của đường. Sử dụng palette Stroke để chọn các thuộc tính nét tô, bao gồm bề dày của nét, cách nét được tạo đầu mút và được nối, và một nét là nét liền hay nét đứt. Cách xác lập các thuộc tính nét tô bằng cách sử dụng palette Stroke: - Với công cụ chọn bất kỳ, hãy chọn đối tượng có các thuộc tính nét tô mà bạn muốn thay đổi. - Nhấp vào hộp Stroke trong hộp công cụ để chọn nét tô của đối tượng. - Chọn Window Stroke. - Để chỉ định một bề dày của nét, hãy nhập bề dày mong muốn vào hộp text Weight hoặc chọn một giá trị từ menu bật lên. Bạn có thể nhập một giá trị theo đơn vị inch (in), milimet (mm), centimet (cm), hay pica (pi), Adobe Illustrator sẽ chuyển đổi nó sang một giá trị tương đương theo đơn vị point (điểm). Bề dày của nét được xác định theo đơn vị point, Adobe Illustrator tạo nét cho một đường dẫn bằng cách canh giữa nét trên một đường dẫn, nửa nét xuất hiện ở một phía của đường dẫn, và nửa nét còn lại xuất hiện ở phía kia của đường dẫn. - Chọn từ các tùy chọn sau đây: + Butt Cap đối với các đường thẳng đã được tạo nét có các đầu hình vuông. + Round Cap đối với các đường thẳng đã được tạo nét có các đầu bán hình tròn. + Projecting Cap đối với các đường thẳng đã được tạo nét có các đầu hình vuông kéo dài quá nửa chiều rộng đường. Tùy chọn này làm cho bề rộng đường kéo dài như nhau theo tất cả các hướng xung quanh đường. - Chọn một trong các tùy chọn sau đây: + Miter Join đối với các đường thẳng đã được tạo nét có các góc hướng vào. Nhập một giới hạn miter giữa 1 và 500. Giới hạn miter điều khiển khi nào chương trình chuyển đổi từ một kiểu nối mitered (pointed) sang một kiểu nối beveled (squaredoff). Giới hạn miter mặc định là 4, nghĩa là khi chiều dài của điểm gấp bốn lần bề rộng của nét, chương trình chuyển đổi từ kiểu miter join sang kiểu bevel join. Một giới hạn miter là 1 tạo ra kiểu nối bevel join. + Round Join đối với các đường thẳng đã được tạo nét có các góc tròn. + Bevel Join đối với các đường thẳng đã được tạo nét có các góc hình vuông. + Dash Line đối với đường thẳng nét đứt (được tạo bởi các dấu gạch nối), sau đó chỉ định một chuỗi các dấu gạch nối bằng cách nhập các chiều dài của các dấu gạch nối và các khoản hở giữa chúng vào các hộp text Dash Pattern. Giống như bề rộng của nét, bạn có thể nhập vào một giá trị theo đơn vị inch (in), milimet (mm), centimet (cm), hay pica (pi), Adobe Illustrator sẽ chuyển đổi nó sang một giá trị tương đương theo đơn vị point (điểm). Các số được nhập vào sẽ được lặp lại theo trình tự để ngay sau khi bạn thiết lập mẫu, bạn không cần tô đầy tất cả các hộp text. Các mẫu dấu gạch nối được chỉ định theo đơn vị point. Hiệu ứng của các kiểu đầu mút đường trên các đường thẳng được tạo bởi các dấu gạch nối với khoảng hở dấu là 1, 6, 10, 6. 4.9. Sử dụng palette Swatches Bạn có thể điều khiển tất cả các màu tài liệu và các gradient từ chỉ palette Swaches. Hãy sử dụng nó để tạo, đặt tên, và lưu trữ các màu và các gradient để truy cập nhanh. Khi kiểu tô hay nét tô của một đối tượng được chọn có chứa màu hay gradient được áp dụng từ palette Swatches, mẫu màu được áp dụng sẽ được bật sáng trong palette Swatches. Bàn về các loại mẫu màu Palette Swatches có các loại mẫu màu sau đây: - Color: Các biểu tượng trên palette Swatches xác định các loại màu đốm và màu xử lý và các chế độ màu HSB, RGB, hay CMYK. Nếu màu RGB hay CMYK là một màu đốm, một dấu chấm xuất hiện trong góc của biểu tượng. - Tints: Một giá trị phần trăm kế bê một mẫu màu trong palette Swatches biểu thị sắc độ của một màu đốm hay màu xử lý. - Gradient: Một biểu tượng trên palette Swatches biểu thị một gradient. - Patterns: Một biểu tượng trên palette Swatches được tô đầy bằng một mẫu biểu thị loại mẫu cụ thể. - None: Mẫu màu None loại bỏ nét tô ra khỏi một đối tượng. Bạn không thể chỉnh sửa hay loại bỏ mẫu màu này. - Registration: Registration là một mẫu màu được tạo sẵn để làm cho các đối tượng được tô hay được tạo nét với mẫu này in trên mỗi bảng phân tách từ một máy in PostSccipt. Chẳng hạn, các dấu registration (đăng ký) sử dụng màu Registration để các khuôn in có thể được gióng thẳng chính xác trên một máy in. Bạn có thể chỉnh sửa màu Registration bằng cách nhấp đúp vào nó trong palette Swatches. Bạn không thể loại bỏ mẫu màu này. Bạn cũng có thể bổ sung bất kỳ màu nào từ một thư viện mẫu màu bất kỳ vào palette Swatches để chúng được lưu cùng với tài liệu của bạn. Làm việc với palette Swatches Bạn có thể bổ sung các màu và các gradient vào palette Swatches bằng cách rê chúng từ palette Color, từ palette Gradient, hay từ các hộp Fill và Stroke trong hộp công cụ sang palette Swatches. Bạn có thể bổ sung một mẫu vào palette Swatches bằng cách rê nó từ artwork hoặc bằng cách chọn nó và chọn Edit Define Pattern. Các màu, các gradient, hay các mẫu mới mà bạn tạo và lưu trữ trong palette Swatches được kết hợp với chỉ file hiện hành. Mỗi file Adobe Adobe Illustrator mới có thể có một tập hợp các mẫu màu khác được lưu trữ trong palette Swatches của nó. Các mẫu màu được lưu trữ trong palette Swatches của nó. Các mẫu màu được lưu trữ trong file RGB Startup hay file CMYK Startup được tải vào tất cả các tài liệu Adobe Illustrator mới, phụ thuộc vào chế độ nào mà bạn chọn khi bạn tạo tài liệu mới. Cách chọn một màu, gradient, hay mẫu từ palette Swatches: - Chọn Window Watches - Chọn một màu, gradient, hay mẫu trong palette Swatches. Màu, gradient, hay mẫu được chọn xuất hiện trong palette Color và trong hộp Fill hay Stroke trong hộp công cụ, và nó được áp dụng cho bất kỳ đối tượng nào được chọn. Cách chỉnh sửa sự hiển thị mẫu màu: - Chọn Window Swatches - Chọn một trong các tùy chọn hiển thị sau đây từ menu bật lên: + Name hiển thị một mẫu màu nhỏ kế bên tên của mẫu màu. Các biểu tượng ở bên phải của tên hiển thị mô hình màu (CMYK, RGB, và …) và dù màu đó là một màu đốm, màu xử lý tổng thể, màu xử lý không tổng thể, màu registration, hay none. + Small Swatches hay Large Swatch hiển thị chỉ mẫu màu. Một hình tam giác có một dấu chấm ở góc của mẫu màu cho biết màu đó là một màu đốm. Một hình tàm giác không có dấu chấm nào cho biết đó là một màu xử lý tổng thể. Cách chỉnh sửa loại mẫu màu được hiển thị: - Chọn Window Swatches. - Nhấp vào một trong các nút sau đây ở cuối palette Swatches: + Show All Swatches hiển thị tất cả các mẫu màu, gradient, và mẫu. + Show Color Swatches hiển thị chỉ các mẫu màu xử lý và màu đốm. + Show Gradient Swatches hiển thị chỉ các mẫu Gradient. + Show pattern Swatches hiển thị chỉ các mẫu. Cách chọn tất cả các mẫu màu không đang được sử dụng trong file: - Chọn Window Swatches. - Chọn Select All Unused từ menu bật lên. Chỉ các mẫu màu không đang được sử dụng trong file hoạt động mới được chọn. Cách phân loại các mẫu màu theo mẫu màu hoặc tên: - Chọn Window/Swatches - Chọn từ các tùy chọn phân loại theo menu bật lên: + Sort by name: Phân loại theo tất cả các mẫu màu theo thứ tự bảng chữ cái của tên. + Sort by Kind: Phân loại tất cả các mẫu màu theo thứ tự tăng dần của loại mẫu màu: màu, gradient, và mẫu. Bổ xung sao chép và xóa các mẫu màu. Bạn có thể bổ xung các mẫu màu vào Palette Swatches bằng cách rê và thả các màu trên palette hoặc bằng cách sử dụng các lệnh trong Palette Swatches. Để sao chép các mẫu màu, hãy sử dụng các lệnh trong Palette Swatches hoặc rê mẫu màu lên trên nút New Swatch. Cách bổ sung một màu vào Palette Swatches. - Trong Palette Color, Palette Grandient, hay hộp Fill và hộp Stroke trong hộp công cụ, hãy chọn màu hay Grandient mà bạn muốn bổ sung vào Palette Swatches. - Thực hiện một trong các thao tác sau đây: + Nhấp nút New Swatch ở cuối Palette Swatches. + Chọn New Swatch từ menu bật lên trong Palette Swatch. Nhập một tên vào hộp Text Swatch Name, chọn Process Color hay spot Color từ menu bật lên Color type, và nhấp Ok. + Rê màu hay Gradient sang Palette Swatches, định vị Pointer tạ nơi mà bạn muốn mẫu màu mới xuất hiện. + Nhấn Ctrl (Windows) hoặc Command (Mac OS) và rê một màu sang Palette Swatches để tạo một màu đốm. Bạn cũng có thể nhấn Ctrl (Windows) hoặc Command (Mac OS) trong khi nhấp vào nút New Swatch để tạo màu đốm. Cách sao chép một mẫu màu trong Palette Swatches - Chọn mẫu màu bạn muốn sao chép. Để chọn nhiều mẫu màu hãy nhấn Ctrl và nhấp vào mỗi màu. Để chọn một dãy các mầu hãy chọn nhấn giữ phím Shift và nhấp chuột để ấn định dãy mẫu màu này. - Thực hiện một trong các thao tác sau đây: Chọn Duplicate Swatch từ menu bật lên. Rê các mẫu này sang nút New Swatch ở cuối Palette. Cách thay một mẫu trong Palette Swatches Nhấn giữ phím Alt và rê màu Gradient từ Palette Color, Palette Gradient, hay hộp Fill và hộp Stroke trong hộp công cụ sang Palette Swatches, bật sáng mẫu màu mà bạn muốn thay thế. Cách xóa một mẫu màu ra khỏi Palette Swatches: - Chọn mẫu màu mà bạn muốn xóa. Để chọn nhiều mẫu màu một lúc hãy nhấn giữ phím Ctrl và nhấp vào mỗi mẫu màu. Để chọn các mẫu màu kề nhau, hãy nhấn giữ Shift và nhấp đẻ ấn định dãy mẫu màu. - Xóa các mẫu màu được chọn bằng một trong các cách sau đấy: + Chọn Delete Sswatch từ menu bật lên. + Nhấp nút Delete Swatch ở cuối Palette. + Rê các mẫu màu được chọn sang nút Delete Swatch. Chỉnh sửa các mẫu màu Bạn có thể thay đổi các thuộc tính riêng lẻ của một mẫu màu, chẳng hạn như tên, chế độ màu, dù nó là màu đốm hay mầu xử lý, hoặc một màu xử lý có thể thay đổi hoàn toàn hay không bằng cách sử dụng hộp thoại Swatch Options. Bất kỳ mẫu màu nào cũng có thể được đặt tên trong Adobe Illustrator. Chẳng hạn bạn có thể thay đổi tên của một màu xử lý CMYK, nó vẫn in và tách biệt với mỗi giá trị CMYK của nó. Cách chỉnh sửa một mẫu màu - Chọn Window/Swatches. - Chọn một mẫu màu, và thực hiện một trong các thao tác sau đây: + Nhấp đúp vào mẫu màu. + Chọn Swatch Options từ menu bật lên trong Palette Swatches. - Nhập thông tin liên quan vào hộp thoại Swatch Option. + Nhập một tên vào hộp Text Swatch Name. + Chọn Spot Color hay Process Color từ menu bật lên Color Type. Cả màu đốm và màu xử lý có thể được thay thế hoàn toàn. + Nhấp Global nếu bạn muốn thay đổi sang màu xử lý được chọn được áp dụng hoàn toàn trong suốt tài liệu. + Chọn RGb, CMYK, Web-Safe RGB, HSB, hay Grayscale từ menu bật lên Color Mode và thay đổi phần ấn định màu bằng cách sử dụng các thanh trượt màu hay các hộp Text ở cuối Palette. - Nhấp Ok để hoàn tất. Thay đổi các màu tổng thể và sắc độ Bạn có thể thay đổi màu hay sắc độ của tất cả các đối tượng có cùng đặc tính, hoặc bạn có thể sử dụng Palette Swatches để thay đổi một màu hay sắc độ trong suốt một file. Bạn có thể thay đổi các màu xử lý hay màu đốm. Thanh trượt Tint trong Palette Color được sử dụng để chỉnh sửa cường độ của một màu tổng thể. Dãy sắc độ là từ 0% đến 100%, số càng thấp thì cấp độ càng sáng. Cách thay đổi màu hay sắc độ của các đối tượng có cùng đặc tính. - Chọn một đối tượng bằng cách sử dụng một trong các chế độ sau đây: + Để chọn tất cả các đối tượng có cùng trong một kiểu, hãy chọn một đối tượng có kiểu hay chọn kiểu từ Palette Styles. Sau đó chọn Select/Same/Style. + Để chọn tất cả các đối tượng có cùng màu tô hay màu nét, hãy chọn một đối tượng có màu tô đó hoặc hoặc chọn màu tô từ Palette Color hay Palette Swatches. Sau đó chọn Select/Same/Fill Color hay Select/Same/Stroke Color. + Để chọn tất cả các đối tượng có cùng bề dày net, hãy chọn một đối tượng có bề dày nét đó hoặc chọn bề day nét từ Palette Stroke. Sau đó chọn Select/Same/Stroke Weight. + Để áp dụng các tùy chọn như nhau bằng cách sử dụng một đối tượng khác (Chẳng hạn, nếu bạn đã chọn tất cả các dối tượng màu đỏ bằng cách sử dụng lệnh Same Fill Color và bây giờ bạn muốn tìm tất cả các đối tượng màu xanh lục), hãy chọn một đối tượng mới. Sau đó chọn Select/Reselect. - Trong Palette Color, hãy rê thanh trượt Tint hoặc nhập một giá trị sắc độ vào hộp Text Tint Percentage. Cách thay đổi một màu xử lý tổng thể hay một màu đóm trong suốt một File. Hãy thay đổi một mẫu màu trong Palette Swatches bằng cách sử dụng một trong các tùy chọn sau đây: + Nhấn Alt và rê một mẫu màu từ Palette Swatches lên trên mẫu màu mà bạn muốn thay. + Nhấn Alt và rê một màu từ Palette Color lên trên mẫu màu mà bạn muốn thay. + Nhấp Alt và rê một màu từ hộp Fill hay hộp Stroke lên trên mẫu màu mà bạn muốn thay. + Nhấp đúp chuột vào mẫu màu và chỉnh sửa màu trong hộp thoại Options. Cách thay đổi sắc độ của một màu xử lý tổng thể hay màu đốm - Chọn một mẫu màu trong Palette Swatches. - Trong Palette Color, hãy rê thanh trượt Tint hoặc nhập một giá trị sắc độ vào hộp Text Tint Percentage. Cách lưu một sắc độ vào Palette Swatches. - Tạo một sắc độ bằng cách chỉnh sửa mẫu màu. - Lưu sắc độ vào Palette Swatches bằng sử dụng một trong các thao tác sau đây: + Rê hộp Fill hay Stroke trong hộp công cụ sang Palette Swatches. + Nhấp nút New trong palette Swatches. Sắc độ được lưu với ten giống như màu cơ sở, nhưng với tỷ lệ phần trăm đã được bổ xung vào tên. Chẳng hạn, nếu bạn đã lưu một màu với tên “Sky Blue” với 51%, tên mẫu màu sẽ là “Sky Blue 51%”. Bổ sung các màu từ các đối tượng khác và kết hợp các tên mẫu màu Khi bạn sao chép các đối tượng từ một tài liệu này sang tài liệu khác, bất kỳ mẫu màu nào (màu xử lý tổng thể, màu đốm, mẫu, hay Gradient) trong đối tượng sẽ được bỏ sung vào Palette Swatches của tài liệu đích. Nếu các mẫu màu trong hai tài liệu có cùng tên, nhưng các giá trị màu khác nhau, một hộp thoại cảnh báo xuất hiện, và bạn có thể bổ sung mẫu màu sao chép hay kết hợp các mẫu màu lại với nhau và sử dụng chỉ một tập hợp các giá trị màu. Nếu các khoảng màu của một File nguồn mà bạn sao chép hay rê cả đối tượng từ đó không phù hợp với khoản màu của tài liệu đích, các khoảng màu sẽ được xác định bởi các tùy chọn mà bạn chọn trong hộp thoại Color Settings. Bạn cũng có thể kết hợp các mẫu màu lại với nhau bằng cách sử dụng lệnh Merge Swatches. Khi bạn kết hợp các mẫu màu lại với nhau, các đối tượng được tô với một trong các màu mẫu sẽ được cập nhật với màu mẫu đã kết hợp. Các bổ sung các mẫu màu, Gradient, hay mẫu từ một tài liệu này vào tài liệu khác. - Sao chép một đối tượng vào tài liệu hiện hành bằng cách sử dụng thao tác rê và thả, sao chép và dán hoặc lênh Place. Bạn cũng có thể sử dụng lệnh Swatches Libraries để bổ sung các mẫu màu mới. - Nếu một hay nhiều mẫu màu có cùng tên (như các giá trị màu khác nhau), hãy chọn từ các tùy chọn sau đây trong hộp thoại Swatch conflict. + Add Swatches bỏ sung mẫu màu mới vào Palette Swatches, gắn thêm tuwfCopy vào tên mẫu màu mới. + Merger Swatches kết hợp hai mẫu màu thành một mẫu màu duy nhất, sử dụng giá trị màu của mẫu màu trong tài liệu đích. - Nếu có nhiều xung đột về tên, hãy chọn hộp kiểm Apply to All để tự động áp dụng phương pháp được chọn ( hoặc bổ sung các mẫu màu hoặc kết hợp các mẫu màu) cho tất cả các xung đột tên trong tài liệu. Điều này ngăn chặn hộp thoại Swatch Conflict khỏi xuất hiện đối với mỗi xung đột tên trong tài liệu. Các kết hợp nhiều màu trong Palette Swatches - Trong Palette Swatches, hãy chọn hai hay nhiều mẫu màu cần kết hợp. Nhấn Shift và nhấn chuột để chọn một dãy các mẫu màu. Nhấn Ctrl và nhấp chuột để chọn các mẫu màu không liên tục. - Chọn Merge Swatches từ menu Palette Swatches, tên mẫu màu và giá trị màu được chọn đầu tiên sẽ thay thế tất cả các mẫu màu được chọn khác. 4.10. Sử dụng lệnh Swatch Libraries Lệnh Swatch Libraries cho phép bạn nhập các màu, các Gradient, và các mầu từ các File Adobe Illustrator khác vào một Palette. Nó còn cho phép bạn nhập toàn bộ các thư viện màu từ các hệ màu khác, chẳng hạn như PANTONE Process Color System. Khi bạn nhập các thư viện màu, các mầu trong thư viện là các màu thường trực. Để chỉnh sửa một thư viện màu, hãy sao chép nó sang Palette Swatches. Tải các màu từ các File khác Sử dụng lệnh Other Library để nhập các màu, các Gradient, và các mẫu từ một File Adobe Illustrator khác. Khi bạn chọn một File bằng cách sử dụng lệnh Other Library, tất cả các màu xử lý và màu đốm, các Gradient, và các mẫu của File nguồn được bổ sng vào một Palette mới. Nếu bạn chọn một File mà chế độ màu của nó khác với tài liệu hiện hành, các mẫu màu sẽ được chuyển đổi thành màu tương đương gần nhất trong chế độ màu của tài liệu đích. Cách nhập màu, các Gradient hay các mẫu từ File khác. - Chọn Window/Swatch Libraries/Other Library. - Chọn File mà bạn muốn các mẫu màu từ File đó và nhấp Enter. Cách bổ sung các màu từ thư viện của File khác vào Palette Swatches - Chọn một hay nhiều mẫu màu trong thư viện. + Nhấp để chọn chỉ một màu. + Nhấp Shift và nhấp để chọn một dãy các mẫu màu. + Nhấn Ctrl và nhấp chọn các mẫu màu không kề nhau. - Thực hiện một trong các thao tác sau đây. + Rê và thả các mẫu màu được chọn từ thư viện vào Palette Swatches. + Chọn Add to Swatches từ menu bật lên của Palette thư viện. Tải các màu từ các hệ mầu khác Lệnh Swatch Libraries cho phép bạn chọn từ một dãy các thư viện màu – bao gồm PANTONE Process Color System, Toyo ink Electronic Colr Finter 1050, hệ màu Focoltone, hệ mẫu màu Trumatch, DIC Process Color Note, và các thư viện được tạo đặc biệt để sử dụng cho Web. Mỗi hệ màu mà các bạn chọn xuất hiện trong Palette Swatch Library của riêng nó. Các màu đốm từ các thư viện màu, giống như tất cả các màu đóm, được chuyển đổi sang các màu xử lý khi được tách trừ khi bạn xóa chọn tùy chọn Convert to Process trong hộp thoại Separation setup. Cách tải các thư viện màu tùy biến đã được ấn định sẵn vào Illustrator. - Chọn Window/Swatch Libraries. - Chọn hệ màu mà bạn muốn từ menu con. Hệ màu mà bạn chọn hiện ở dạng một Palette có nhãn. Cách làm cho một thư viện màu tùy biến xuất hiện mỗi khi khởi động Illustrator. - Chọn một thư viện mẫu màu tùy biến. - Chọn Persistent từ menu bật lên của Palette thư viện mẫu màu. Bây giờ thư viện này sẽ tự động mở trong cùng thư viện mỗi khi khởi động trình ứng dụn Illustrator. Cách chọn mọt mẫu màu dựa vào tên hay số của nó - Chọn Palette Swatches hoặc một thư viện mẫu màu trong một hệ màu cụ thể (chẳng hạn hệ màu PANTONE). - Chọn Show Find Field từ menu Swatches. - Trong hộp Text Find, hãy nhập tên hay số của một mẫu màu để chọn nó. (Chẳng hạn trong Palette thư viện PANTONE Process, bạn có thể gõ nhập 11-7 CVS để chọn PANTONE sswatch 11-7). Tạo một File khởi động tùy biến Adobe Illustrator cung cấp hai file khởi động khác nhau: Một File khởi động dành cho chế độ màu CMYK và một File kia khởi động dành cho chế độ màu RGB. Khi bạn tạo một tài liệu mới, bạn được yêu cầu chọn một chế độ màu cho tài liệu mới. Phu thuộc vào File khởi động mà bạn chọn (CMYK hay RGB), tài liệu mới của bạn sẽ chứa các xác lập mặc định cho File khởi động cụ thể đó: Brushes, Swatch, Gradients, Patterns, và Styles. Các File khởi động được gọi là Adobe Illustrator Startup_CMYK và Adobe Illustrator Startup_RGB, chúng được tìm thấy trong Folder Plug-ins trong Folder trình ứng dụng Adobe Illustrator. Bạn có thể tạo một file khởi động tùy biến vốn ấn định các nội dung của Palette Swatches theo mặc định, bao gồm bất kỳ thư viện màu tùy biến nào mà bạn muốn nó xuất hiện trong Palette Swatches. Bằng cáh này, bạn có thể dễ dàng truy cập vào các mẫu, các Gradient, các kiểu thiết kế đồ thị, các màu, và các thư viện màu mà bạn sử dụng thường xuyên nhất. Bằng cách bổ sung các thành phần này vào một hãy cả hai File khởi động, bạn đã làm cho chúng trở nên có sẵn trong mõi file Adobe Illustrator mới mà bạn tạo. Ngoài ra, bất kỳ file nào bạn cũng có các xác lập Document Setup và Page setup giống như các xác lập được tìm thấy trong các File khởi động CMYK hay RGB, chúng sử dụng mức độ phóng đại, kích cỡ của sổ, các tùy chọn xem ưu tiên, và vị trí cuộn giống như File khởi động khi nó được lưu lần cuối cùng. Cách tạo một File khởi động tùy biến. - Tạo một bản sao lưu dự phòng của File khởi động mặc định hiện hành, Adobe Illustrator Starup_CMYK hay Adobe Illustrator Startup_RGB và sau đó lưu nó file dự phòng ở bên ngoài Folder Flug-ins. Thao tác này sẽ lưu File khởi động gốc để phòng trường hợp bạn cần lại nó. Các file khởi động được đặt trong Folder Plug-ins trong Folder trình ứng dụng Adobe Illustrator. - Mở một trong các File khởi động mặc định (hoặc CMYK hoặc RGB, phụ thuộc vào loại tài liệu mà bạn muốn sử dụng) làm Template cho File khởi động tùy biến. File này chứa các hình vuông được điền đầy các mầu mặc định, các mẫu và các Gradient có sẵn trong Palette Swatches. - Xóa bất kỳ màu, mẫu, các Gradient hiện có nào mà bạn không muốn giữ lại. Lưu ý bạn phải xóa chúng khỏi Palette tương ứng của chúng cũng như ArtWork trong File khởi động. - Bổ sung các các thuộc tính kiểu tô mới vào File khởi động như sau: + Tạo bất kỳ màu, mẫu, các Gradient nào mà bạn muốn. Bạn cũng có thể nhập các mẫu màu bằng cách sử dụng lệnh Swatch Libraries, sau đó di chuyển các mẫu màu mà bạn muốn trong File khởi động sang Palette Swatches. + Lưu bất kỳ kiểu thiết kế đồ thị nào mà bạn muốn chúng có sẵn trong các File của bạn bằng cách sử dụng hộp thoại Graph Design. Giống như các thuộc tính kiểu tô mới, hãy bổ sung các đồ thị vào ArtWork trong File khởi động để bạn có thể xem và tham chiếu các đồ thị sau này nếu cần. - Chọn các tùy chọn mà bạn muốn sử dụng chúng làm các xác lập mặc định trong các hộp thoại Page Setup và Document Setup, cũng như các tùy chọn xem ưu tiên các góc thước, và các góc trang. 4.11. Sử dụng Color Picker Bạn có thể sử dụng Color Picker để chọn màu tô hay màu nét bằng cách chọn từ một phổ màu hoặc bằng cách ấn định các màu bằng số, Ngoài ra, bạn có thể chọn các màu dựa vào các mô hình màu HSB, RGB, và CMYK. Các hiển thị Color Picker Thực hiện một trong các thao tác sau đây: - Nhấp đúp vào hộp chọn màu tô hay màu nét trong hộp công cụ. - Nhấp đúp vào hộp chọn màu hoạt động trong Palette Color. Chỉ định một màu bằng cách sử dụng trường màu và thanh trượt màu. Với các chế độ màu HSB, RGB, và CMYK, bạn có thể sử dụng trường màu và thanh trượt trong hộp thoại Color Picker để chọn một màu. Thanh trượt màu hiển thị dãy các cấp độ màu có sẵn dành cho thành phần màu được chọn (Chẳng hạn R, G hay B). Trường hợp màu hiển thị dãy dành cho hai thành phần còn lại – một trên trục ngang và một trên trục dọc. Chẳng hạn, nếu màu hiện hành là màu đen, và bạn nhấp vào thành phần màu đỏ (R) bằng cách sử dụng một hình màu RGB, thành trượt màu hiển thị dãy màu dành cho màu đỏ (o nằm ở cuối thành trượt và 255 nằm ở đầu thanh trượt). Trường màu hiển thị các giá trị dành cho màu xanh dương dọc theo trục ngang của nó, các giá trị màu dành cho màu xanh lục dọc theo trục dọc của nó. Cách chọn một màu - Nhấp vào một thành phần kế bên giá trị HSB, RGB hay CMYK. - Chọn tùy chọn Only Web Colors để hiển thị chỉ các màu Web-safe trong Color Picker. - Chọn một màu: + Rê các hình tam giác màu trắng dọc thanh trượt + Nhấp bên trong thanh trượt màu. + Nhấp bên trong trường màu. Khi bạn nhấp vào trong trường màu, một Maker hình tròn cho biết vị trí của màu trong trường. Khi bạn điều chỉnh màu bằng cách sử dụng trường màu và thanh trượt màu, các giá trị số thay đổi để phản ánh màu mới. Hình chữ nhật màu ở bên phải thanh trượt màu hiển thị màu mới trong phần trên cùng của hình chữ nhật. Màu ban đầu xuất hiện ở cuối hình chữ nhật. Chỉ định một màu bằng cách sử dụng các giá trị số Trong Color Piker, bạn có thể chọn một màu trong bất kỳ một trong các mô hình màu bằng cách chỉ định các giá trị số cho mỗi thành phần màu. Cách chỉ định các màu bằng cách sử dụng giá trị số. Thực hiện một trong các thao tác sau đây: Trong chế độ màu CMYK, hãy chỉ định mỗi giá trị thành phần là một tỷ lệ phần trăm của màu lục lam, màu đỏ thẫm, màu vàng và màu đen,… - Trong chế độ màu RGB (đây là chế độ màu mà Monitor của bạn sử dụng) hãy chỉ định các giá trị thành phần từ 0 đến 255 (0 là màu đen và 255 là màu thuần khiết). - Trong chế độ màu HSB, hãy chỉ định độ bảo hòa và độ sang là các tỷ lệ phần trăm: Chỉ định mùa làm một góc, từ 0 đến 360 độ, tương ứng với một vị trí trên bánh xe màu. Nhận biết các màu không thể in hay non-Web-safe. Một số màu trong các mô hình màu RGB và HSB, chẳng hạn như các màu neon, không thể được in bởi vì chúng không có màu tương đương trong mô hình màu CMTK. Khi bạn chọn một màu không thể in, một hình tam giác cảnh báo với một dấu chấm than xuất hiện trong hộp thoại Color Picker và trong Palette Color. Màu tương đương CMYK gần nhất được hiển thị phía dưới hình tam giác. Các màu có thể in được xác định bởi các giá trị in mà bạn nhập vào cho mực được chọn trong hộp thoại CMYK Setup. Một hình lập phương phía trên hình tam giác màu vàng cho biết bạn đã không chọn màu Web-safe nào. Cách chọn màu tương đương CMYK gần nhất cho một màu không thể in Nhấp vào hình tam giác cảnh báo vốn xuất hiện trong hộp thoại Color Picker hay Palette Color. Cách xác định màu tương đương được Web-safe gần nhất cho một màu non-Web-safe. Màu tương đương Web-safe gấn nhất xuất hiện kế bên hình lập phương. Nhấp vào hình lập phương đẻ thay thế màu Web-safe gần nhất. 4.12. Chỉnh sửa các màu Adobe Illustrator cung cấp nhiều công cụ để chỉnh sửa màu trong file của bạn. Bạn có thể sử dụng các công cụ Paint Bucket và Eyedropper để sao chép các thuộc tính tô từ đối tượng này sang đối tượng khác. Công cụ EyeDropper sao chép toàn bộ Styke của một đối tượng. Để sao chép chỉ màu từ một phần Gradient, hay một ảnh đã được đặt, hãy nhấp phím Shift khi bạn nhấn vào đối tượng. Sao chép các thuộc tính giữa các đối tượng Bạn có thể sử dụng công cụ EyeDropper để sao chép các thuộc tính diện mạo và màu sắc, bao gồm độ trong suốt, các hiệu ứng sống động và các thuộc tính khác từ một đối tượng bất kỳ trong một File Adobe Illustrator, từ một mẫu tô, hay từ một nơi bất kỳ trên màn hình, bao gồm cả từ một trình ứng dụng khác. Sau đó bạn có thể sử dụng công cụ Paint Bucket để áp dụng các thuộc tính hiện hành cho một đối tượng. Các công cụ này còn cho phép bạn sao chép các thuộc tính từ một đối tượng này sang một đối tượng khác. Theo mặc định, các công cụ EyeDropper và Paint Bucket ảnh hưởng đến tất cả các thuộc tính của một đối tượng. Bạn có thể sử dụng hộp thoại Options của công cụ để thay đổi các thuộc tính của đối tượng. Bạn cũng có thể sử dụng công cụ EyeDropper và công cụ Paint Bucket để sao chép và dán các thuộ tính Type. Cách sao chép các thuộc tính bằng cách sử dụng công cụ EyeDropper. - Chọn đối tượng có các thuộc tính mà bạn muốn thay đổi. - Chọn công cụ EyeDropper. - Nhấp vào đối tượng có các thuộc tính mà bạn muốn lấy mẫu với công cụ EyeDroper. Đối tượng được chọn sẽ được cập nhật tự động với các thuộc tính của đối tượng đã lấy mẫu. Cách sao chép các đối tượng từ nềm màn hình sang Adobe Illustrator bằng cách sử dụng cộng cụ EyeDropper. - Chọn đối tượng có các thuộc tính mà bạn muốn thay đổi. - Chọn công cụ EyeDropper. - Nhấp vào một nơi bất kỳ trên tài liệu và tiếp tục nhấn giữ nút chuột nền của máy tính có các thuộc tính mà bạn muốn so chép. Khi ở ngay trên đối tượng, hãy thả nút chuột. Cách áp dụng các thuộc tính bằng cách sử dụng công cụ Paint Bucket. - Chọn công cụ Paint Bucket. - Nhấp một đối tượng bất kỳ để áp dụng các thuộc tính đã lưu. Nếu bạn đang làm việc trong khung Outline hoặc nếu đối tượng được tạo nét và không được tô đầy, hãy nhớ nhấp vào đường viền bao quanh của đối tượng. Để chuyển đổi giữa công cụ EyeDropper và công cụ Paint Bucket, hãy nhấp Alt trong khi mỗi công cụ được chọn. Cách thay đổi các thuộc tính bị ảnh hưởng bởi công cụ Paint Bucket hay EyeDropper. - Chọn công cụ Paint Bucket hay EyeDropper - Chọn các thuộc tính mà bạn muốn sao chép với công cụ EyeDropper, sau đó áp dụng với công cụ Paint Bucket và nhấp Ok. Sử dụng các hiệu ứng Hard Mix và Soft Mix Các hiệu ứng Hard Mix và Soft Mix Pathfinder cho phép bạn điều khiển sự pha trộn các màu tô phủ chồng lên nhau. Các hiệu ứng PathFinder có thể chỉ được sử dụng trên các nhóm, các lớp hay các lớp con. - Hiệu ứng Hard Mix kết hợp với các màu bằng cách chọn giá trị cao nhất của mỗi thành phần màu. Chẳng hạn, nếu Color 1 là 20% màu lục lam, 66% màu đỏ thẫm, 40% mà vàng và 0% màu đen, và Color 2 là 40% màu lục lam, 20% màu đỏ thẫm, 30% màu vàng, và 10% màu đen; màu được tạo sau cùng là 40% màu lục lam, 66% màu đỏ thẫm, 40% màu vàng, và 10% màu đen. - Hiệu ứng Soft Mix làm cho các màu bên dưới hiển thị qua ArtWork phủ chồng lên trên, sau đó chia ảnh ra thành các mặt thành phần. Bạn chỉ định tỉ lệ hiển thị mà bạn muốn trong các màu phủ chống lên nhau. Trong phần lớn các trường hợp, việc áp dụng hiệu ứng Hard Mix hay Soft Mix cho các đối tượng được tô bằng cách sử dụng kết hợp các màu đóm và màu xử lý không tổng thể với một màu RGB đốm, tất cả các màu đóm được chuyển sang màu RGB xử lý không tổng thể. Nếu bạn phủ chống nhiều đối tượng, tất cả các đối tượng phủ chồng các mức độ hiển thị mà bạn chọn. Cách trọn các màu bằng cách chọn mỗi giá trị thành phần CMYK cao nhất (Hard Mix). Chọn một nhóm trong Artwork, hoặc nhắm vào một nhóm hay lớp trong Palette Layer. Sau đó chọn Effect\PathFinder\Hard Mix. Cách chọn các màu bằng cách chỉ định một tỷ lệ trộn (Soft Mix) - Chọn một nhóm trong Artwork, hoặc nhắm đếm một nhóm hay một lớp Palette Layers. Sau đó chọn Effect\PathFinder\Soft Mix. - Nhập một giá trị giữa 1% và 100% vào hộp Text Mixing Rate để các định tỷ lệ hiển thị mà bạn muốn trong các màu phủ chống lên nhau, và sau đó nhấp OK. 4.13. Sử dụng các bộ lọc để chỉnh sửa các màu Các bộ lọc Adobe Illustrator cung cấp các bước tắt để thay đổi các thuộc tính màu hay hòa trộn các màu giữa các đối tượng. Sử dụng các bộ lọc Adjust Color và Convert Bộ lọc cho Adjust Color phép bạn thay đổi các giá trị màu trong các đối tượng, cũng như sắc độ của các màu tổng thể. Bạn cũng có thể sử dụng các bộ lọc Convert để chuyển đổi các đối tượng giữa thang độ xám và chế độ màu của tài liệu. Cách điều chỉnh các màu bằng cách sử dụng bộ lọc Adjust Color. - Chọn các đối tượng có các màu mà bạn muốn điều chỉnh - Chọn Filter\Colors\Adjust Colors. - Chọn Convert và sau đó chọn một chế độ màu. Nếu tài liệu là một tài liệu RGB, bạn có thể chọn giữa RGB và GrayScale, nếu tài liệu là CMYK, bạn có thể chọn giữa CMYK và Grayscale. - Chọn Fill hoặc Stroke hoặc cả 2 để điều chỉnh kiểu tô hay nét tô hoặc cả hai. - Rê các bộ trượt để nhập các giá trị vào các hộp Text dành cho giá trị màu. - Nhấn Preview để xem trước hiệu ứng và cuối cùng nhấp OK. Cách chuyển đổi một đối tượng sang một chế độ màu khác bằng cách sử dụng lệnh Convert - Chọn đối tượng mà bạn muốn chuyển đổi. - Chuyển đổi đối tượng sang chế độ GrayScale hoặc sang chế độ màu của tài liệu. + Nếu tài liệu là một tài liệu CMYK, hãy chọn Filter/Color/Convert to Grayscale hoặc Filter\Color\Convert to CMYK. + Nếu tài liệu là một Filter\Color\Convert to Filter\Color\Convert to RGB. tài liệu RGB, hãy Grayscale hoặc chọn chọn Bão hòa và hủy bão hòa các màu. Bộ lọc Saturate làm tối hay sang các màu của các đối tượng được chọn bằng cách tăng hoặc giảm các tỷ lệ phần trăm của các giá trị màu hoặc tỷ lệ sắc độ của các màu đốm. Bạn xác lập tỷ lệ phần trăm mong muốn bằng cách sử dụng Saturate. Cách bão hòa hay hủy bỏ bão hòa các màu - Chọn các đối tượng có các màu mà bạn muốn bão hòa hay hủy bão hòa. - Chọn Filter\Colors\Saturate. - Rê thanh trượt hãy nhập một giá trị -100% đến +100% để chỉ định tỷ lệ phần trăm cần giảm hay tăng màu sắc độ màu đốm dựa vào tỷ lệ đó. - Nhấp Preview để xem trước hiệu ứng và cuối cùng nhấp Ok để hoàn tất. Đảo ngược các màu Bộ lọc Invert Colors tạo một sự đảo ngược màu của đối tượng được chọn. Khi bạn đảo được một đối tượng, các giá trị màu của nó được chuyển đổi sang phần nghịch đảo của các giá trị màu trong đối tượng gốc. Cách đảo ngược các màu - Chọn các đối tượng có các màu mà bạn muốn đảo ngược - Chọn Filter\Colors\Invert Colors Bài 5 - Tạo hiệu ứng màu đồng nhất 5.1. Cài đặt sự quản lý màu Adobe Illustrator còn sử dụng các chính sách quản lý màu, xác định cách xử lý dữ liệu màu không phù hợp với dòng quản lý màu hiện hành. Các chính sách được thiết kế để làm rõ các quyết định quản lý màu mà bạn cần đưa ra khi bạn mở một tài liệu hay nhập dữ liệu màu vào một tài liệu hoạt động. Lưu ý rằng bạn phải chỉ định các xác lập quản lý màu trước khi mở hay tạo các file để các xác lập này đạt hiệu ứng trong các file đó. Cách mở hộp thoại Color Settings: Chọn Edit Color Settings. Để hiển thị các phần mô tả hữu ích về thuật ngữ và các tùy chọn trong hộp thoại, hãy đặt con trỏ chuột trên một tiêu đề hay hạng mục menu. Các phần mô tả này xuất hiện ở vùng phía dưới hộp thoại. Sử dụng các xác lập quản lý màu đã được ấn định sẵn Adobe Illustrator cung cấp một tập hợp các xác lập quản lý màu được ấn định sẵn, mỗi xác lập có profile màu tương ứng và các tùy chọn chuyển đổi được thiết kế để duy trì màu nhất quán cho một bản in trong những điều kiện tiêu biểu. Trong phần lớn các trường hợp, các xác lập được ấn định sẵn sẽ cung cấp sự quản lý màu đáp ứng với nhu cầu của bạn. Cách chọn một xác lập màu đã được ấn định sẵn: - Chọn Edit Color Settings. - Đối với Settings, hãy chọn một trong các tùy chọn cấu hình sau đây: + Emulate Adobe Adobe Illustrator 6.0 Mô phỏng dòng làm việc màu được sử dụng bởi Adobe Illustrator 6.0 và các phiên bản trước đây. Cấu hình này không nhận biết hay lưu các profile màu trong các tài liệu. Khi bạn chọn cấu hình này, Assign Profile và các lệnh in thử mềm (softproofing) không có sẵn, và các tùy chọn quản lý màu trong hộp thoại Print không có sẵn. + Custom Sử dụng các xác lập mà bạn chọn trong hộp thoại Color Settigns. + Color Management Off Sử dụng các xác lập quản lý màu tối thiểu để mô phỏng hoạt động của các trình ứng dụng không hỗ trợ sự quản lý màu. Sử dụng tùy chọn này cho nội dung sẽ được xuất hiện trên video hay ở dạng các bản trình bày trên màn hình. + ColorSync Workflow (Mac OS only) Quản lý màu bằng cách sử dụng ColorSync 3.0 CMS với các profile đã được chọn trong panel điều khiển ColorSync. Cấu hình quản lý màu này không được quản lý bởi các hệ Windows, hoặc bởi các phiên bản trước đây của ColorSync. + Emulate Acrobat 4 Mô phỏng dòng làm việc màu được sử dụng bởi Adobe Acrobat 4 và các phiên bản trước đây. + Emulate Photoshop 4 Mô phỏng dòng làm việc màu được sử dụng bởi Adobe Photoshop 4 và các phiên bản trước đây. + Europe Prepress Defaults Quản lý màu đối với nội dung sẽ được in trong những điều kiện in thong thường ở châu Âu. + Japan Prepress Defaults Quản lý màu đối với nội dung sẽ được in trong những điều kiện in thong thường ở Nhật Bản. + Photoshop 5 Default Spaces Mô phỏng dòng làm việc màu được sử dụng bởi Adobe Photoshop 5. + U.S. Prepress Defaults Quản lý màu đối với nội dung sẽ được in trong những điều kiện in thong thường ở Mỹ. + Web Graphics Defaults Quản lý màu đối với nội dung sẽ được xuất bản trên World Wide Web. Khi bạn chọn một cấu hình đã được ấn định sẵn, hộp thoại Color Settings cập nhật để hiển thị các xác lập quản lý màu cụ thể liên quan đến cấu hình đó. Sử dụng các chính sách quản lý màu Khi bạn chỉ định một xác lập quản lý màu đã được ấn định sẵn, Adobe Illustrator cài đặt một dòng quản lý màu sẽ được sử dụng làm chuẩn cho tất cả các tài liệu và dữ liệu màu mà bạn mở hay nhập. Đối với một tài liệu vừa mới được tạo, dòng làm việc màu hoạt động tương đối liên tục: tài liệu sử dụng profile vùng làm việc kết hợp với mô hình màu của nó để tạo và chỉnh sửa các màu, profile thường được nhúng trong tài liệu đã lưu để cung cấp thông tin chuyển dịch màu cho thiết bị xuất đích. Tuy nhiên, một số tài liệu hiện có không sử dụng vùng làm việc mà bạn đã chỉ định, và một số tài liệu hiện có có thể không được quản lý màu. Thông thường, bạn sẽ gặp các trường hợp ngoại lệ sau đây đối với dòng làm việc đã được quản lý màu: - Bạn có thể mở tài liệu hay nhập dữ liệu màu từ một tài liệu vốn không được quản lý màu và thiếu một profile. Đây thường là trường hợp khi bạn mở một tài liệu được tạo trong một trình ứng dụng vốn không hỗ trợ sự quản lý màu hay tính năng quản lý màu đã được tắt. - Bạn có thể mở một tài liệu hay nhập dữ liệu màu từ một tài liệu có chứa một profile màu khác với vùng làm việc hiện hành. Đây có thể là trường hợp khi bạn mở một tài liệu đã được tạo bằng cách sử dụng các xác lập quản lý màu khác nhau, hay một tài liệu đã được quét hay được gán một profile máy quét (scanner profile). Trong mỗi trường hợp, Adobe Illustrator phải quyết định cách xử lý dữ liệu màu trong tài liệu. Một chính sách quản lý màu (color management policy) tìm profile màu có liên quan với một tài liệu đã mở hay dữ liệu màu đã nhập, và so sánh profile (hoặc không có profile) với vùng làm việc hiện hành để đưa ra các quyết định quản lý màu mặc định. Nếu profile phù hợp với vùng làm việc, các màu tự động được đưa vào dòng làm việc có quản lý màu mà bạn đã chỉ định, sử dụng profile vùng làm việc. Nếu profile không có hay không phù hợp với vùng làm việc, Adobe Illustrator hiển thị một thông báo cho bạn biết về tình trạng không phù hợp, và trong nhiều trường hợp nó để cho bạn chỉ định cách xử lý các màu đang nghi vấn. Bảng sau đây tóm tắt các quyết định chính sách mà bạn có thể được nhắc cần xem xét khi mở hay nhập dữ liệu màu không phù hợp: Tình trạng không phù hợp Các tùy chọn chính sách có thể có sẵn Mở tài liệu không được quản Sử dụng vùng làm việc để lý màu mà không có profile chỉnh sửa nhưng không lưu, đừng quản lý màu cho tài màu liệu. Sử dụng vùng làm việc để chỉnh sửa và lưu vùng làm việc với tài liệu. Sử dụng một profile màu khác để chỉnh sửa, và lưu profile với tài liệu. Mở tài liệu với profile màu Sử dụng profile (thay vì không phù hợp với vùng làm vùng làm việc) để chỉnh sửa, việc và lưu profile với tài liệu. Chuyển đổi các màu sang vùng làm việc và lưu vùng làm việc với tài liệu. Loại bỏ profile và không quản lý màu cho tài liệu Nhập dữ liệu màu vào tài liệu Nhập và chuyển đổi các giá đích trị số của các màu nguồn sang khoảng màu của tài liệu đích để duy trì các diện mạo màu. Nhập và duy trì các giá trị số của các màu nguồn. Các dòng làm việc có sự quản lý màu đã được ấn định sẵn được xác lập để hiển thị các thông tin cảnh báo hay tùy chọn khi một chính sách quản lý màu mặc định sắp được thực thi. Mặc dù bạn có thể tắt sự hiển thị lặp lại của một số thông báo, những bạn nên tiếp tục hiển thị tất cả các thông báo chính sách, để đảm bảo sự quản lý màu thích hợp cho các tài liệu trong từng trường hợp, bạn chỉ nên tắt sự hiển thị các thông báo nếu bạn chắc chắn rằng bạn hiểu chính sách màu mặc định và sẵn sàng chấp nhận nó đối với tất cả các tài liệu mà bạn mở. Bạn không thể Undo các kết quả của một quyết định chính xác mặc định ngay sau khi một tài liệu đã được lưu. Cách tắt sự hiển thị một thông báo chính sách. Trong hộp thoại thông báo, hãy chọn tùy chọn Don’t Show Again nếu nó có sẵn. Cách mở lại sự hiển thị của các thông báo chính sách đã được tắt. - Chọn Edit\References\General. - Nhấp Reset All Warning Dialogs, và nhấp Ok. 5.2. Tạo tùy biến xác lập quản lý màu Mặc dù các xác lập đã được ấn định sẵn cung cấp đủ sự quản lý lý màu cho phần lớn các công việc xuất bản, nhưng đôi khi bạn có thể muốn tạo tùy biến các tùy chọn riêng lẻ trong một cấu hình. Chẳng hạn, bạn có thể muốn thay đổi vùng làm việc CMYK sang một Profile phù hợp với hệ thống in thử do bộ phận dịch vụ sử dụng. Các xác lập quản lý màu có thể chia sẻ với những người sử dụng khác và với các trình ứng dụng khác sử dụng hộp thoại Color Setings, chẳng hạn như Adobe Photoshop 6.0 và các phiên bản mới hơn. Điều quan trọng là phải lưu các cấu hình tùy biến của bạn nếu bạn muốn sử dụng lại và chia sẻ chúng với những người khác sử dụng các vùng làm việc có sự quản lý màu giống nhau. Các xác lập quản lý màu mà bạn tạo tùy biến trong hộp thoại Color Setings có một File chứa các tùy chọn liên quan được gọi là Al Color Settings, nằm trong thư mục Adobe Illustrator. Cách tạo tùy biến các xác lập quản lý màu - Chọn Edit/Color Setings - Để sử dụng một cấu hình quản lý màu đã được xác lập sẵn làm điểm bắt đầu cho việc tạo tùy biến của bạn, hãy chọn cấu hình đó từ Menu Setings. 5.3. Chỉ định các chính sách quản lý màu Mỗi cấu hình quản lý màu đã được ấn định sẵn cài đặt một chính sách quản lý màu cho mỗi mô hình màu và hiển thị các thông tin cảnh báo để bạn thay thế hoạt động của chính sách mặc định trong từng trường hợp. Nếu muốn, bạn có thể thay đổi hoạt động của chính sách mặc định để phản ảnh một dòng làm việc có sự quản lý màu mà bạn thường sử dụng. Cách tạo tùy biến các chính sách của quản lý màu. - Trong hộp thoại Color Settings, dưới Color Management Policies, hãy chọn một trong các tùy chọn sau đây để xác lập chính sách quản lý màu mặc định cho mỗi mô hình màu: + Off nếu bạn không muốn quản lý màu cho dữ liệu màu đã được nhập hay được mở. + Preserve Embedded Profiles nếu bạn muốn làm việc với một sự kết hợp giữa các tài liệu được quản lý màu và không được quản lý màu, hoặc với các tài liệu sử dụng các Profile khác nhau trong cùng một mô hình màu. + Convert to Working Space nếu bạn muốn quản lý màu cho tất cả các tài liệu đang sử dụng các vùng làm việc hiện hành. - Chọn một, cả hai, hoặc không chọn tùy chọn nào sau đây: + Ask When Opening để hiển thị một thông váo bất kỳ khi nào Profile màu đã được nhúng trong một tài liệu vừa mới mở không phù hợp với vùng làm việc hiện hành. Bạn sẽ được cung cấp tùy chọn để thay thế hoạt động mặc định của chính sách. + Ask When Pasting để hiển thị một thông báo bất kỳ khi nào Profile màu không phù hợp xuất hiện khi các màu được nhập vào một tài liệu. Bạn sẽ được cung cấp tùy chọn để thay thế hoạt động mặc định của chính sách. Bạn nên chọn cả hai tùy chọn này. Việc xóa chọn các tùy chọn sẽ làm cho Adobe Illustrator thực thi hoạt động mặc định của chính sách mà không hiển thị thông báo. 5.4. Chỉ định một công cụ quản lý màu Công cụ quản lý màu chỉ định hệ thống và phương pháp làm phù hợp màu được sử dụng để chuyển đối các màu giữa các khoảng màu. Sau đây là các tùy chọn công cụ chuẩn có sẵn. Nếu bạn đã cài đặt các công cụ quản lý màu bổ sung, chúng có thể xuất hiện ở dạng các tùy chọn. - Adobe Sử dụng hệ quản lý màu và công cụ màu Adobe. Đây là xác lập mặc định dành cho phần lớn các cấu hình màu đã được xác lập sẵn. - Apple ColorSync Sử dụng hệ quản trị màu do hang máy tính Apple cung cấp dành cho các máy tính Mac Os. - Microsoft ICM Sử dụng hệ quản lý màu do hẵng Microsoft cung cấp dành cho các máy tính sử dụng Window. - Apple CMM Sửu dụng hệ quản lý màu do hẵng Apple cung cấp dành cho các máy tính Mac OX 5.5. Lưu và tảu các xác lập quản lý màu tùy biến Khi bạn tạo một cấu hình quản lý màu tùy biến, bạn nên đặt tên và lưu cấu hình này để đảm bảo nó có thể được sử dụng lại và được chia sẻ với những người khác. Bạn cũng có thể tải các cấu hình quản lý màu đã được lưu trước đây vào hộp thoại Color Settings. Cách lưu một cấu hình quản lý màu tùy biến - Trong hộp thoại Color Settings, hãy nhấp Save. - Đặt tên cho File chứa các xác lập màu của bạn, và nhập Save. Để bảo đảm Adobe Illustrator hiển thị cấu hình đã được lưu trong menu Settings của hộp thoại Color Settings, hãy lưu File vào thưc mực Color Settings (Vị trí mặc định khi bạn lần đầu tiên mở hộp thoại Save). Cách tải một cấu hình quản lý màu - Trong hộp thoại Color Settings, hãy nhấp Load - Xác định và chọn File có các xác lập màu mà bạn muốn, và nhấp Load. Khi bạn tải một File chưa các xác lập màu tùy biến, nó xuất hiện ở dạng mục chọn hoạt động trong menu Settings của hộp thoại Color Settings. Nếu bạn chọn một tùy chọn khác từ Menu Settings, bạn phải tạo lại File có chứa các xác lập tùy biến để truy cập lại nó. 5.6. In thử mềm các màu. Trong việc chế bản, bạn in một bản in thử cứng của tài liệu để xem các các màu của tài liệu sẽ có diện mạo như thế nào khi được tái tạo trên một thiết bị xuất nhất định. Trong một dòng làm việc việc có quản lý màu, bạn có thể sử dụng độ chính xác của các Prolile màu để in thử mềm tài liệu ngay trên Monitor. Bạn có thể hiển thị một khung xem trước trên màn hình để xem diện mạo của các màu trong tài liệu khi được tái tạo trên một thiết bị xuất cụ thể. Lưu ý: Rằng độ tin cậy của bản in thử mềm phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của Monitor, Profile Monitor và các điều khiển ánh sang chung quanh của nơi làm việc. Cách hiển thị một bản in thử mềm. - Chọn View/Proof Setup và chọn màn hình hiển thị kết quả xuất mà bạn muốn mô phỏng. + Chọn Custom để in thử mềm các màu khi được hiển thị trên một thiết bị xuất nhất định. Sau đó thực hiện theo các chỉ dẫn được nêu trong thủ tục kế tiếp để cài đặt bản in thử tùy biến. + Chọn Macintosh RGB hoặc Windows RGB để in thử mềm các màu bằng cách sử dụng tiêu chuẩn Monitor làm vùng Profile in thử mà bạn muốn mô phỏng. + Chọn Monitor RGB để in thử mềm các màu bằng cách sử dụng khoảng màu Monitor hiện hành làm vùng Profile in thử. - Chọn View/Proof Colors để bật và tắt sự in thử mềm. Khi tính năng in thử mềm được bật, một dấu kiểm xuất hiện kế bên lệnh Proof Color. Cách tạo tùy biến một cài đặt in thử - Chọn View\Proog Setup\Custom. - Trong hộp thoại Proof Setup, đối với Profile, hãy chọn Profile màu dành cho thiết bị mà bạn muốn tạo bản in thử. Chọn Preserve Color Numbers để mô phỏng cách tài liệu sẽ xuất hiện nếu màu được chuyển sang vùng Prfile in thử để cố duy trì diện mạo hình ảnh của các màu. Sau đó chỉ định một mục đích mô phỏng cho sự chuyển đổi. - Cuối cùng nhấp Ok để hoàn tất. 5.7. Thay đổi Profile màu của một tài liệu Trong một số trường hợp, bạn có thể muốn sử dụng lệnh Assign Profile để gán một Profile màu khác cho một tài liệu có một Profile hiện có, hoặc loại bỏ Profile hiện có. Chẳng hạn, bạn có thể muốn chuẩn bị tài liệu cho một đích xuất khác, hoặc bạn có thể muốn chỉnh sửa hoạt động của một chính sách mà bạn không còn muốn thực thi trên tài liệu nữa. Lệnh Assign Profile chỉ dành cho những người sử dụng cao cấp. Cách gán lại hay loại bỏ Profile của một tài liệu - Từ Menu Edit/Assign Prifile. - Chọn một trong các thao tác sau đây + Don’t Color Manage this Document: Để loại bỏ Profile hiện có ra khỏi tài liệu. Chọn tùy chọn này chỉ khi bạn chắc chắn rằng bạn không muốn quản lý màu cho tài liệu. + Working để gán Profile vùng làm việc cho một tài liệu không sử dụng Profile nào hay sử dụng một Profile khác với vùng làm việc. + Profile để gán lại một Profile khác cho một tài liệu đã được quản lý màu. Chọn Profile mong muốn từ menu. Adobe Illustrator gắn Profile mới cho tài liệu mà không chuyển đổi các màu sang vùng Profile. - Cuối cùng nhấp Ok để hoàn tất. 5.8. Nhúng các Profile trong các tài liệu đã được lưu Theo mặc định, một tài liệu mà bạn đã chỉ định sự quản lý màu cho tài liệu đó sẽ có Profile của nó được nhúng vào lúc lưu ở một dạng thẻ File hỗ trợ các Profile ICC đã nhúng. Các dạng này bao gồm dạng Adobe Illustrator gốc (.ai), pdf, jpeg, tiff vàn dạng Photoshopp gốc (.psd). Các Profile không được lưu theo mặc định với các tài liệu không được quản lý màu. Bạn có thể thay đổi hoạt động mặc định để nhứng hay không nhúng các Profile khi bạn lưu một tài liệu. Tuy nhiên, việc thay đổi hoạt động mặc định chỉ nên được thực hiện bởi những người đã rất quen thuộc với việc quản lý màu. Cách thay đổi hoạt động nhúng một Profile trong một tài liệu. - Chọn File/Save. Đặt tên cho tài liệu, chỉ định một dạng File, và nhấp Save. - Trong hộp thoại các tùy chọn định dạng File vừa xuất hiện, hãy chọn hoặc xóa chọn Embed ICC Profile. - Nhấp Ok để lưu tài liệu. 5.9. Bổ xung các Profile thiết bị vào hệ quản trị màu Trình cài đặt Adobe Illustrator cho phép bạn chọn từ các Profile thiết bị mà nhà sản xuất cung cấp dành cho một số thiết bị thường được sử dụng. Điều này hữu ích nếu bạn không có sự truy cập vào phần cứng. Trình cài đặt không thể cung cấp các Profile cho tất cả các thiết bị. Nếu trình cài đặt không cài đặt một Profile cho thiết bị của bạn, hãy tạo một Profile hoặc liên hệ với nhà sản xuất thiết bị để lấy một Profile. Để giảm bớt sự nhầm lẫn khi làm việc với các Profile, hãy xóa bất kỳ Profile nào dành cho các thiết bị mà bạn hay nhóm làm việc của bạn không sử dụng. Cách bổ sung các Profile vào hệ thống của bạn. Thực hiện một trong các thao tác sau đây: - Trong Windows NT hoặc 2000, hãy sao chép các Profile sang Folder WinNT\System32\Color. - Trong Window 98 hãy sao chép các Profile sang thư mục Windows\System\Color 5.10. Tạo một Profile Monitor ICC Monitor của bạn sẽ hiển thị màu đáng tin cậy hơn nếu bạn sử dụng sự quản lý màu và các Profile ICC chính xác. Tiện ích Adobe Gamma, vốn được cài đặt tự động vào thư mục Control Panels, cho phép bạn định chuẩn và mô tả monitor theo một tiêu chuẩn, sau đó lưu các xác lập ở dạng một Profile tuân theo ICC có sẵn vào bất kỳ chương trình nào sử dụng hệ quản lý màu của bạn. Sự định chuẩn này giúp bạn loại bỏ bất kỳ gam màu nào trong Monitor, làm cho các màu xám của Monitor càng trung hòa càng tốt, và chuẩn hóa sự hiển thị hình ảnh qua các monitor khác nhau. Mặc dù Adobe Gamma là một tiện ích định chuẩn và tạo Profile hữu hiệu, nhưng các tiện ích dựa vào phần cứng chính xác hơn. Nếu bạn có một tiện ích dựa vào phần cứng có khả nang tạo một Profile tuân theo ICC, bạn nên sử dụng tiện ích đó thay vì Adobe Gamma. Tùy thuộc vào từng trường hợp, một Profile Monitor ICC có thể là một Profile nguồn, một Profile đích, hoặc cả hai. Các xác lập định chuẩn Monitor Sự định chuẩn monitor liên quan đến việc điều chỉnh các xác lập Video, vốn có thể không quen thuộc đối với bạn. Một Profile Monitor sử dụng các xác lập này để mô tả chinh xác cách Monitor tái tạo màu. - Brightness and Contrast Toàn bộ mức đọ và dãy cường độ hiển thị. Các tham số này hoạt động giống như trên một TV. Adobe Gamma giúp bạn xác lập một dãy độ sáng và độ tương phản tối ưu cho sự định chuẩn. - Gamma Độ sáng của các giá trị nửa tông. Các giá trị được tạo bởi một Monitor từ đen sang trắng là các giá trị phi tuyến – nếu bạn biểu diễn các giá trị này trên đồ thị. Đồ thị của bạn sẽ có dạng đường cong chứ không phải đường thẳng Gamma xác định, giá trị của đường cong đó ở giữa màu đen và màu trắng. Sự điều chỉnh Gamma bù vào sự tái tạo tông màu phi tuyến tính của các thiết bị xuất chẳng hạn như các đèn hình Monitor. - Phosphors Chất mà các Monitor sử dụng để phát ra ánh sáng. Các Phosphor khác nhau có các đặc điểm màu khác nhau. - While Point Các tạo đọ RGB mà tại đó các Phosphor màu đỏ, màu xanh lục, và màu xanh dương có cường độ tối đa sẽ tạo nên màu trắng. Các hướng dẫn tạo một Profile Monitor ICC Sau đây là các hướng dẫn có thể giúp bạn tạo một Profile Monitor chính xác, bạn có thể nhận thấy phần hướng dẫn người sử dụng Monitor trở nên hữu ích khi sử dụng Adobe Gamma. - Bạn không cần định chuẩn Monitor của mình nếu bạn đã thực hiện điều này bằng cách sử dụng một công cụ định chuẩn tuân theo ICCchanwgr hạn như Adobe Gamma và đã không thay đổi Card Video hay các xác lập Monitor. - Nếu bạn đã có tiện ích Monitor Setup đi kèm bộ PageMaker 6.0 hãy loại bỏ nó, nó đã lỗi thời, hãy sử dụng Adobe Gamma mới nhất. - Đảm bảo Monitor của bạn đã được bật ít nhất nửa giờ. Điều này làm cho nó có đủ thời gian nóng lên để đọc màu chính xác hơn. Đảm bảo Monitor của bạn đang hiển thị hàng ngàn màu hoặc hơn. - Loại bỏ các mẫu nền màu sắc trên màn hình nềm Monitor của bạn. Các mẫu sáng hay nhiều màu sắc xung quanh một tài liệu sẽ gây cản trở sự cảm nhận màu chính xác. Xác lập nền màn hình hiển thị chỉ các mà xám trung hòa, sử dụng các giá trị RGB là 128. - Nếu Monitor của bạ có các nút điều khiển kỹ thuật số để chọn điểm màu trắng của Monitor từ một dãy các giá trị đã được xác lập sẵn, hãy xác lập các nút điều khiển đó bằng cách khởi động Adobe Gamma. Sau đó, trong Adobe Gamma, bạn sẽ xác lập điểm màu trắng phù hợp với xác lập hiện thời của Monitor. Nhớ xác lập các nút điều khiển kỹ thuật số trước khi bạn khởi động Adobe Gamma. Nếu bạn xác lập chúng sau khi bạn bắt đầu quy trình định chuẩn trong Adobe Gamma, bạn sẽ cần bắt đàu lại quy trình này. - Hiệu quả thực thi của monitor thay đổi và giảm dần theo thời gian, hãy mô tả lại Monitor của bạn khoản một tháng một lần. Nếu bạn nhận thấy việc định chuẩn Monitor của bạn theo một tiêu chuẩn nào đó trở nên khó khăn hay không thể thực hiện được, Monitor của bạn có thể đã quá cũ. Định chuẩn với Adobe Gamma Profile ICC mà bạn nhận được sử dụng Adobe Gamma sử dụng các xác lập định chuẩn để mô tả cách monitor tái tạo màu. Cách sử dụng Adobe Gamma - Để khởi động Adobe Gamma hãy nhấp đúp vào Adobe Gamma, nằm trong thư mục Program Files\Common Files\Adobe\Calibration trên ổ cứng của bạn. - Thực hiện một trong các thao tác sau đây: + Để sử dụng một phiên bản của tiện ích mà nó sẽ hướng dẫn bạn từng bước thực hiện, hãy chọn Step by step, và nhấp Ok. Phiên bản này chỉ dành cho những người chưa có kinh nghiệm. Nếu bạn chọn tùy chọn này, hãy thực hiện theo các chỉ dẫn được mô tả trong tiện ích này. Hãy khởi động từ Profile mặc định dành cho Monitor của bạn nếu có sẵn. + Để sử dụng một phiên bản nén của tiện ích với tất cả các xác lập điều khiển nằm ở một nơi, hãy chọn Control Panel và nhấp Ok. Phiên bản này dành cho những người có kinh nghiệm trong việc tạo các Profile màu. Bất kỳ khi nào đang làm việc với Adobe Gamma control panel, bạn có thể nhấp nút Wizard để chuyển đổi sang Wizard hướng dẫn bạn qua các xác lập giống như trong Control Panel, mỗi lần một tùy chọn. Bài 6 - Hiệu ứng và bộ lọc 6.1. Tổng quan về hiệu ứng và bộ lọc Áp dụng để biến dạng, mẫu kết cấu, hiệu chỉnh màu cùng nhiều hiệu ứng nghệ thuật và phong cách đặc biệt khác cho đối tượng và hình ảnh. Effect và Filter có mối quan hệ chặt chẽ, thiết lập cho cái này có thể sử dụng cho cái kia. Effect: không làm thay đổi các thành phần bên trong của đối tượng và có thể khôi phục lại. Filter: tác động đến toàn bộ đối tượng được lựa chọn và không thể khôi phục lại. Hiệu ứng được liệt kê trong palette Appearance cho từng đối tượng được lựa chọn 6.2. Áp dụng và điều chỉnh hiệu ứng Lựa chọn đối tượng bằng Paltte layer Lựa chọn màu đường viền hoặc màu nền bằng palette Appeareance Lựa chọn hiệu ứng Chọn Preview để xem trước kết quả. Đặt các thông số cho hiệu ứng. Hiệu ứng sẽ xuất hiện ở palette Apprearancen Muốn chỉnh sửa lại các thông số cho hiệu ứng nháy đúp vào tên hiệu ứng trong Palette Appearance. 6.3. Thêm và chỉnh hiệu ứng trên Style Mở palette Mở các Style từ thư viện. Lựa chọn đối tượng. Chọn kiểu Style tương ứng Mở menu của Graphic Styles bạn có thể tiến hành các tuỳ chọn tạo mới, nhân đôi, xoá Style, thay đổi cách hiển thị các Style. Huỷ bỏ đối tượng. Chọn hiệu ứng muốn xoá và rê chuột vào Delete selected Item. Với palette layer Chọn và kéo biểu tượng hình tròn vào Selecte Delection. 6.4. Đối tượng đường viền cho chữ Hiệu ứng Outer Glow: độ sáng chói từ rìa đến tâm. Đặt các thông số cho hiệu ứng Nhấp hình vuông chọn màu chói sáng. Chọn chế độ hoà trộn. Thay đổi độ mờ đục chonj Opacity. Kéo con trượt Blur để thay đổi khoảng chói sáng trải rộng. Kết quả: Hiệu ứng Outer Glow: độ sáng chói từ rìa đến tâm Chọn Edge để vùng chói sáng hội tụ từ rìa vào tâm đối tượng. 6.5. Một số hiệu ứng và bộ lọc vector Mở bộ lọc / hiệu ứng Tweak Thiết lập các thông số cho Tweak: Chọn Horizontal và Vertical để xác định số điểm neo có thể di chuyển theo hướng xác định: Chọn Relative để di chuyển theo tỷ lệ kích thước của đối tượng. Hoặc Absolute để di chuyển chúng một khoảng cách nhất định. Chọn Anchor Point: để các điểm neo có thể di động. In Control Point: biến đổi phân đoạn mở rộng đến điểm neo. Out Control Point: phân đoạn toả đi từ điểm neo. Tuỳ chọn Preview để xem trước kết quả: Mở bộ lọc / hiệu ứng Tweak: Sử dụng hiệu ứng Pucker Mở hiệu ứng: Hoặc: Thiết lập các thông số hiệu chỉnh: Di chuyển hình tam giác về phía Pucker điểm neo di chuyển ra và đường cong di chuyển vào: Di chuyển hình tam giác về phía Bloat điểm neo đi vào và đường cong đi ra: Kết quả: 6.6. Hiệu ứng và bộ lọc mành Mành hoá đối tượng Path: Chọn đối tượng Path. Mở hội thoại Rasterize: Thiết lập các thông số của bộ lọc: Chọn chế độ màu: Chọn độ phân giải: Chọn màu nền. Chọn: Anti-aliasing: làm dịu rìa hình ảnh mành hoá, rìa sẽ bị răng cưa nếu bạn chọn None. Add: tạo pixel quanh đối tượng đường viền rõ nét hơn. Bài 7 - Tạo chữ, định kiểu và hiệu ứng chữ 7.1. Các công cụ tạo chữ Giới thiệu : tạo chữ tự do không đI với path, nhập chữ dọc theo path hở hoặc bên trong path kín. : tạo chữ bên trong path hở hoặc kín dòng chữ tự động xuống dòng trong path. : tạo chữ dọc theo rìa ngoài của path hở hay kín. : tạo chữ dọc. : tạo chữ dọc bên trong path hở hay khép kín. : tạo chữ dọc bên ngoàI path kín hay hở. Tạo chữ tự do Chọn công cụ tạo chữ: Nhập chữ vào: Lựa chọn toàn bộ đoạn chữ: Chọn màu: Sử dụng palette Align để căn chỉnh cho chữ tự do. Chọn trước thuộc tính cho chữ. Tạo chữ dọc Chọn công cụ Vẽ hình chữ nhật. tạo chữ dọc theo rìa ngoài của path hở hay kín Nhập chữ, khi muốn qua hàng mới gõ Enter. Lựa chọn văn bản vừa tạo. Hiệu chỉnh văn bản. Chọn màu cho chữ. Kết quả: Chuyển chữ nằm ngang thành dọc Tạo chữ ngang lựa chọn. Chuyển chữ nằm ngang dọc. Kết quả: Tạo chữ theo đường path Chọn công cụ vẽ đường path: Vẽ đương path: Chọn công cụ để nhập chữ : tạo chữ dọc bên ngoài path kín hay hở. Nhập chữ: Dùng công cụ Seclection để tiếp tục chỉnh sửa. Kết quả: Bạn có thể tiếp tục tô màu cho chữ, chọn font … 7.2. Nhập chữ File Place. Chọn đường dẫn đến văn bản bạn muốn nhập. Hội thoại Microsoft Word Option xuất hiện OK. Văn bản đã được nhập vào Artwork. 7.3. Đường bao Nhập đoạn văn bản. Chuyển sang path. Kết quả: Giải phóng path phức hợp sang đối tượng riêng biệt. Bỏ nhóm: Ráp lại chọn cả 2: Bài 8 - Một số bài thực hành 1. Tạo kiểu chữ xoắn Tạo file mới. Chọn công cụ vẽ đường xoắn ốc. Vào Window Transfrom. Chỉnh các thông số của palette như hình minh hoạ dưới: Chọn công cụ nhập chữ theo đường path. Nhập chữ, chọn fonnt và cỡ chữ. Vào window mở palette Graphic Style: Mở thư viện Style: Kết quả: 2. Tạo ngôi sao Tạo file mới Chọn công cụ vẽ ngôi sao: Thiết lập chế độ vẽ chọn Points = 9 để ngôi sao có 9 cánh. Chọn hiệu ứng cho ngôi sao: Thiết lập hiệu ứng. Tô màu cho viền ngôi sao: Kết quả: 3. Tạo hoa sen Tạo file mới: Chọn công cụ pencil. Tạo một đường cong và tô màu cho nó. Lựa chọn nét vẽ và copy nó. Paste: Dùng công cụ Transform để xoay đường cong lai với nhau và đưa chúng lại gần nhau. Mở hội thoại Blend Options: Thiết lập thông số như hình dưới. Chọn Object Bend Make. Thu được kết quả: Xoay đối tượng nằm ngang. Chọn đối tượng Alt + kéo thả đối tượng để tạo đối tượng mới. Tiếp tục tạo nhiều cánh hoa nữa thu được kết quả. 4. Vẽ con bướm Mở file nhập ảnh. Chọn đối tượng: Copy đối tượng chuyển màu cho đối tượng. Chọn Bend Options thiết lập thông số. Chọn Object bend Make. Kết quả: 5. Tạo hình thay đổi liên tiếp Tạo file mới: Tạo hình tròn và hình vuông tô màu cho chúng. Chọn Object Bend Bend Options Lựa chọn 2 đối tượng. Chọn Object bend Make. Bạn có thể hiệu chỉnh thêm bằng công cụ Free Transform. Kết quả: 6. Tạo tem thư Tạo file mới: Lựa chọn công cụ. Và nháy đúp vào nó để mở hội thoại Rectangle. Chọn Effect Distort & Transform Zig Zag. Hội thoại Zip Zag mở ra thiết lập như hình dưới: Mở hội thoại thiết lập hiệu ứng Drop Shadow. Thiết lập thông số như hình dưới. Đường viền quanh tem thư đã có bóng đổ. Mở palette Symbol. Mở thư viện Symbol. Chèn các symbol vào khung tem thư. Kết quả: 7. Thiết kế hoa văn Mở file mới: Vẽ hình tròn tô màu cho nó và không có đường viền. Copy pase và dùng Free Transfrom để thay đổi kích thước. Mở Palette Align: Window Align. Hiệu chỉnh: Sử dung palette Pathfinder: Và đường tròn trên đã cắt đường tròn dưới Delete. Giữ phím Alt và rê chuột để nhân bản đối tượng xoay đối tượng: Tạo thêm một hình tròn ở giữa. Copy pase để tạo thêm một hình tròn bé nằm giữa. Sử dụng Pathfinder: hình tròn trên cắt hình tròn dưới. Sau đó sử dụng FreeTransform để thu nhỏ nó kết quả: Đổi màu nền của nó thành màu trắng chỉnh sửa kết quả: 8. Thiết kế hòn bi 3D Tạo file mới: Dung công cụ tạo hình tròn, copy pase, tô màu kết quả. Dịch chuyển hình tròn nhỏ xuống dưới: Sử dụng Blend Option và thiết lập như hình dưới: Object Blend Make: Vẽ thêm một hình elip trên hình tròn, sử dụng màu chuyển sắc. Thiết lập lại góc bóng đổ: Chọn chế độ màu: Chọn chế độ hoà trộn: Kết quả: 9. Thiết kế chai rượu Tạo file mới: Lựa chọn công cụ: Vẽ hình nửa chai rượu: Thêm điểm nút cho cổ chai: Sử dụng để uốn phần cổ chai: Sử dụng để làm mịn các góc: Chọn hiệu ứng Revolve: Chọn Preview để xem trước: Thay đổi chiều rộng của đường viền: Chọn Dashed dash =12 Kết quả: 10. Vẽ con cừu Tạo file mới: Lựa chọn công cụ: Vẽ hình tròn tô màu cho hình tròn. Giữ phím Alt để tạo ra các bản sao. Tiếp tục: Sử dụng Pathfinder: Chọn đường viền cho khối. Bỏ màu nền Tạo layer mới. Sử dụng công cụ vẽ chân, đuôi. Tăng kích thước của đường viền và vẽ thêm đầu, mắt, ta kết quả: 11. Thiết kế quả bóng đá Tạo file mới: Chọn công cụ vẽ: Mở hội thoại Polygon. Vẽ hình đa giác: Giữ phím Alt để tạo thêm một hình đa giác nữa. Tô màu cho nó: Tiếp tục nhân bản nó lên ta được: Group: Vẽ hình tròn bao quanh: Tạo mặt nạ: Thu được Sử dụng công cụ lựa chọn: Lựa chọn ô màu trắng: Chọn màu tô Radial: Tiếp tục với các ô màu trắng khác tạo được quả bóng: 12. Thiết kế kiểu Text Wrap Tạo file mới: Lựa chọn cụng cụ Text nhập text vào: Vẽ một hình trũn: Tạo Text Wrap: Chọn OK. Kết quả: 13. Thiết kế màn hình máy vi tính Tạo file mới: Lựa chọn cụng cụ vẽ: Tụ màu nền cho đối tượng: Huỷ chọn màu đường viền: Sử dụng bộ lọc Inner Glow. Thiết lập các thông số như hình vẽ: Tạo thêm một hình chữ nhật nữa ở bên trong. Tiếp tục sử dụng bộ lọc Inner Glow. Thiết lập các thông số như hình dưới: Sử dụng bộ lọc Ruond Corners: Thiết lập thông số như hình dưới: Chọn màu nền cho đối tượng: Kết quả: Chọn màu cho đường viền. Thu được: Chọn cụng cụ line: Vẽ phần dưới của tivi: Tạo nút nguồn cho tivi: Tạo nhón hiệu cho tivi: Gắn nút vào: Tạo chân đến cho màn hình: Cho nút nằm phía sau màn hình: Tạo chân để dưới cùng Chọn bộ lọc Free Distort. Thay đổi chân để như hình dưới: Tiếp tục sử dụng bộ lọc Inner Glow cho chân đế: Kết quả: Di chuyển chân đế ra phía sau. Kết quả: 14. Rổ ba quả táo Bước 1. Vẽ cái rổ : Chọn màu vàng hoặc màu bất kỳ, Màu Boder trên thanh tool đặt giá trị Rỗng. Dùng công cụ Pen vẽ các nét như hình, sau đó vào menu Effect > 3D > Revolve để tạo khối 3D Bước 2. Bây giờ trong hộp thoại Revolve chúng ta thiết lập những thông số cần thiết như sau: Angle : 360 độ -> mục đích xoay mặt cắt toàn diện Thiết lập các giá trị trong Blend step và Shading Color và Preview Surface Bước 3. Bây giờ chúng ta vẽ quả táo + Dùng công cụ Ellipse Tool với màu nền là màu xanh lá cây, đường viền giá trị rỗng ( không tô màu ). sau đó vẽ một khối elip đứng, sau đó vào Effect > 3D > Revolve Giá trị Angle là 360 độ, chúng ta có kết quả Bước 4. Chèn bóng đổ cho quả táo bằng cách dùng lệnh Shadow : Effect > Stylize > Drop Shadow Bước 5. Vào Window > Brushes để hiện bảng thông tin Brush. Bây giờ vẽ 1 đường Path và fill đường Path này với màu đen 100%, sau đó vẽ tiếp 1 đường highlight path và fill với 80% màu đen. Sau đó kéo mẫu brussh này vào thư viện Brush (Kéo vào bảng thông tin Brush) - đặt tên là Art Brush. Bước 6. Vào option của Art Brush đó và chọn Tints trong ô Method Bước 7. Bây giờ sử dụng Pen tool và vẽ 1 đường Path cong theo cái cuống mà bạn nghĩ, sau đó Stroke path cho cái cuống với loại Brush vừa tạo Bước 8. Bây giờ dùng công cụ Selec để chọn toàn bộ quả táo, sau đí nhấn Alt và kéo quả ta sang 1 đoạn để tọa lớp Copy. Hoặc có thể dùng lệnh Copy và paste để nhân đôi quả táo. Sau đó có thể đổi màu lại cho quả táo là màu đỏ Bước 9. Bây giờ vào bảng thông tin Apperance để hiệu chỉnh quả táo đỏ. vào Window > Appearance hoặc Shift+F6. Chọn quả táo đỏ - sau đó Click đúp lên lệnh : 3D Revolve : trên bảng thông tin để hiệu chỉnh thông số Bước 10. Trong bảng setting chúng ta thiết lập như hình để xoáy quả táo Bước 11. Chỉnh lại cuống của quả táo theo chiều xoay Bước 12. Lập lại các bước trên chúng ta tạo ra 3 quả táo Bước 13. Bây giờ đặt layer chứa 3 quá táo nằm trên layer cái rổ, tiếp đó vẽ 1 đường Path bao vừa lấy miệng rổ và không bao phần quả táo nằm dưới miệng rổ Bước 14. Chọn lấy các quả táo và đường path vừa vẽ sau đó vào Menu : Clipping Mask > Make hoặc nhấn Ctrl+7 để che đi vùng quả táo kô được chọn Bước 15. Chúng ta có 3 quả táo nằm trong rổ