KL-NGUYEN_THANH_THUY-DH5KD-HC.doc

November 9, 2017 | Author: Nguyễn Công Huy | Category: Education
Report this link


Description

1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THANH THỦYPHÂN TÍCH QUY TRÌNH XỬ LÝ BỘ CHỨNG TỪ GIAO NHẬN HÀNG ĐƯỜNG BIỂN BẰNG CONTAINER Chuyên ngành: KINH TẾ ĐỐI NGOẠI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC 2. Long Xuyên, tháng 06 năm 2008 TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌCPHÂN TÍCH QUY TRÌNH XỬ LÝ BỘ CHỨNG TỪ GIAO NHẬN HÀNG ĐƯỜNG BIỂN BẰNG CONTAINER Chuyên ngành: KINH TẾ ĐỐI NGOẠI Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THANH THỦY Lớp: DH5KD. Mã Số SV: DKD041641 Giảng viên hướng dẫn: ThS. ĐẶNG HÙNG VŨ 3. Long Xuyên, tháng 06 năm 2008 4. CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐẠI HỌC AN GIANG Người hướng dẫn Thạc sĩ Đặng Hùng Vũ Người chấm, nhận xét 1: ………………………….. (Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký) Người chấm, nhận xét 2: …………………………. (Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký) Khóa luận được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ khóa luậnKhoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh ngày……tháng……năm 2008 5. LỜI CẢM ƠN  Đầu tiên tôi xin gởi lời cảm ơn chân tình đến tất cả giảng viên khoa Kinh tế -Quản trị kinh doanh, những người đã dạy dỗ, truyền tải nhiều kiến thức, kinh nghiệm bổích, quý báo cho tôi trong suốt bốn năm qua. Chính quý thầy cô là người đã trang bịhành trang, cung cấp cho tôi những kiến thức cơ bản làm nền tảng để tôi tự tin bước vàođời. Đạt được kết quả như ngày hôm nay đối với tôi là sự thành công lớn của cả một quátrình cố gắng miệt mài, trau dồi của bản thân, trong đó phải kể đến công ơn dạy dỗ, chỉdẫn, giúp đỡ, ủng hộ của biết bao nhiêu người, những công ơn này tôi xin ghi nhớ mãi. Ngoài ra, để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, công lao to lớn mà tôi mãikhông quên là của thầy Đặng Hùng Vũ. Mặc dù có rất nhiều công việc bận rộn nhưngthầy đã dành thời gian hướng dẫn, hiệu chỉnh và chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt quátrình thực hiện đề tài. Bên cạnh đó, tôi cũng xin chân thành cảm ơn các ban lãnh đạo và toàn thể côngnhân viên công ty cổ phần Thái Minh đã tạo điều kiện cho tôi vào thực tập tại đây, đặcbiệt, đối với tất cả các anh, chị trong phòng chứng từ. Riêng anh Chu Hải Vân là nhữngngười đã chỉ bảo, hướng dẫn nhiệt tình, cung cấp các tài liệu cần thiết để tôi hoàn thànhkhóa luận tốt nghiệp. Thêm vào đó, các anh, chị ở đây còn tạo cơ hội cho tôi tiếp xúc,tham gia vào các công việc thực tế để có thêm nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực vận tải- giao nhận. Tiếp theo, tôi xin gởi lời cảm ơn đến tất cả những bạn bè đã ủng hộ, giúp đỡ tôivượt qua những khó khăn trong quá trình học tập. Tôi cũng xin cảm ơn những ý kiếnquý báo mà các bạn đã đóng góp giúp tôi hoàn chỉnh hơn cho khóa luận của mình. Và kế tiếp, người mà tôi luôn ghi nhớ công ơn đó chính là cha mẹ. Cha mẹ đã sinhra và nuôi dưỡng, động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi được học tập thật tốt. Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn và cầu chúc cho tất cả mọi người đều vui,khỏe, gặp nhiều may mắn và thành công trong cuộc sống! Sinh viên Nguyễn Thanh Thủy 6. TÓM TẮT  Những thập niên gần đây, sự gia tăng thương mại một cách mạnh mẽ giữa các quốcgia và giữa các châu lục đã kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của các phương thức vận tảihàng hóa, điển hình là phương thức giao nhận hàng hóa bằng container đường biển.Trong xu thế chung đó, Việt Nam cũng là một trong những nước có tốc độ gia tăngthương mại rất đáng kể trong những năm gần đây, bên cạnh những cơ hội về mặt kinh tếmà thương mại thế giới đem lại, nước ta còn có một số thuận lợi về điều kiện tự nhiên,là một nước có bờ biển dài và nằm trong những tuyến vận tải lớn, quan trọng của thếgiới. Tất cả những yếu tố trên hứa hẹn Việt Nam trở thành một quốc gia mạnh vềthương mại, đó cũng là cơ hội phát triển cho ngành vận tải hàng hóa, đặc biệt bằngcontainer. Nhận thấy được tiềm năng này, rất nhiều công ty kinh doanh dịch vụ vận tải – giaonhận được thành lập ở Việt Nam, công ty cổ phần Thái Minh cũng là một trong nhữngcông ty được hình thành từ xu thế đó, với nghiệp vụ cung cấp những dịch vụ giao nhậnhàng xuất - nhập khẩu bằng container đường biển. Ngoài công việc kinh doanh thì việcnâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên và hoàn thiện quy trình xử lý bộchứng từ giao nhận cũng rất quan trọng, nó giúp cho việc kinh doanh của công ty thuậnlợi hơn và ngày càng phát triển. Song song đó còn tạo và cũng cố được uy tín của côngty trên thị trường dịch vụ giao nhận. Nhận thấy được sự quan trọng này của quy trình xử lý bộ chứng từ giao nhận hàngbằng container đường biển, tôi đã tiến hành phân tích quy trình này thông qua kết quảhoạt động của công ty Thái Minh, từ đó tiến hành phân tích quy trình xử lý bộ chứng từhàng nhập, hàng xuất sau đó rút ra những khó khăn và thuận lợi mà công ty đang gặpphải khi thực hiện những quy trình này, cuối cùng đưa ra những giải pháp nhằm đểhoàn thiện quy trình. Nội dung của bài nghiên cứu gồm các chương như sau: Chương 1: MỞ ĐẦU Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN Chương 3: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH DOANH GIAO NHẬN HÀNG XNKTẠI CÔNG TY THÁI MINH Chương 4: PHÂN TÍCH QUY TRÌNH XỬ LÝ BỘ CHỨNG TỪ HÀNG XNK VẬNCHUYỂN ĐƯỜNG BIỂN BẰNG CONTAINER Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NGHIỆP VỤ GIAO NHẬNVÀ HOÀN THIỆN QUY TRÌNH XỬ LÝ BỘ CHỨNG TỪChương 6: KẾT LUẬN 7. MỤC LỤCDANH MỤC BẢNG .......................................................................................................7DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................7CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU...................................................................................................1  Thay mặt người nhận hàng.....................................................................................4 DANH MỤC BẢNG BẢNG 3.1: CÁC TUYẾN CHÍNH CÔNG TY TMC ĐANG CUNG CẤP CHO KHÁCH HÀNG......................................................................................................... BẢNG 3.2: CƠ CẤU SỐ LIỆU LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY TMC..................... BẢNG 3.3: TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA GIAO NHẬN HÀNG AIR............ BẢNG 3.4 TÌNH HÌNH KINH DOANH GIAO NHẬN CỦATMC…………...22 DANH MỤC HÌNH HÌNH 2.1 : SƠ ĐỒ QUAN HỆ CỦA NGƯỜI GIAO NHẬN VỚI CÁC BÊN....... HÌNH 2.2: QUI TRÌNH GỬI HÀNG FCL................................................................ HÌNH 2.3 : QUI TRÌNH GỬI HÀNG LCL............................................................... HÌNH 3.1: CƠ CẤU TỔ CHỨC NHÂN SỰ CỦA CÔNG TY THAMI SHIPPING & AIRFREIGHT COR.............................................................................................. HÌNH 4.1 : QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG XUẤT......................................... HÌNH 4.2: QUY TRÌNH LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN HÀNG XUẤT.................. HÌNH 4.3 : QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG NHẬP.......................................... 8. HÌNH 4.4: QUY TRÌNH LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN HÀNG NHẬP.................. DANH MỤC BIỂU ĐỒ BIỂU ĐỒ 3.1: TÌNH HÌNH KINH DOANH GIAO NHẬN HÀNG XUẤT TẠI CÔNG TY TMC........................................................................................................ BIỂU ĐỒ 3.2: TÌNH HÌNH KINH DOANH GIAO NHẬN HÀNG NHẬP TẠI CÔNG TY TMC........................................................................................................ DANH MỤC VIẾT TẮT B/L (Bill of lading): vận đơn đường biểnCFS: trạm hàng lẻC/Y: bãi chứa containerCIF (Cost, Insurece, Freight): giá cả, bảo hiểm, phí vận tảiD/O (Delivery Order): lệnh giao hàngETA (Estimated Time of Arrival): ngày đếnETD (Estimated Time of Departure): ngày điFCL (Full Container Load): hàng nguyên containerHB/L (House bill of loading)INV (Invoice): hóa đơn thương mạiL/C (Letter of Credit): thư tín dụngLCL (Less than a container load): hàng rờiMB/L (Master Bill of Loading): vận đơn chủNK: nhập khẩuP/L (Packing list): phiếu đóng gói 9. S/A (Shipping advice): thông báo lô hàng nhậpTHAMICO: Thai Minh CompanyTMC: công ty Thái MinhTNHH: trách nhiệm hữu hạnXK: xuất khẩuXNK: xuất nhập khẩu 10. Phân tích quy trình xử lý bộ chứng từ giao nhận hàng đường biển bằng container CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU1.1 Lý do chọn đề tài Ngày nay, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực thì mối quan hệ giữa cácquốc gia về phương diện kinh tế ngày càng trở nên gắn bó với nhau hơn. Đặc biệt, làngoại thương - một hoạt động đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển kinhtế, góp phần nâng cao vị thế quốc gia trên thị trường quốc tế. Trong những thập niên gần đây, sự gia tăng thương mại một cách mạnh mẽ giữa cácquốc gia và giữa các châu lục đã kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của các phương thứcvận tải hàng hóa, điển hình là phương thức giao nhận hàng hóa bằng container đườngbiển. Riêng đối với Việt Nam, khi đã là thành viên của Hiệp Hội Thương mại Quốc Tế(WTO), chúng ta lại càng phải chuẩn bị thật tốt về nghiệp vụ ngoại thương, buôn bánquốc tế, về các phương thức vận tải đặc biệt là phương thức giao nhận hàng hóa bằngcontainer đường biển, để có thể theo kịp tốc độ phát triển kinh tế của các nước trongtương lai. Bên cạnh đó, nước ta là nước có bờ biển dài - 3.260 km với nhiều sông lớn như sôngHồng, Thái Bình, Đồng Nai, Cửu Long và có vịnh tự nhiên kín gió như Vũng Tàu, HạLong, Cam Ranh nên có rất nhiều điều kiện để xây dựng các cảng biển lớn. Mặt khác,nước ta nằm trong tuyến vận tải quan trọng từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương, từbiển Đông sang Thái Bình Dương nên vận tải biển của chúng ta là rất lớn. Tất cả nhữngyếu tố trên hứa hẹn Việt Nam trở thành một quốc gia mạnh về thương mại, đó cũng làcơ hội phát triển cho ngành vận tải hàng hóa, đặc biệt bằng container. Xuất phát từnhững lợi thế hiện có và để phù hợp với tình hình, xu thế chung của nhu cầu vận tảihàng hóa bằng container của thế giới, ở nước ta, trong những năm gần đây đã xuất hiệnnhiều công ty giao nhận cũng như đại lý hãng tàu. Công ty cổ phần Thái Minh cũng làmột trong những công ty được hình thành từ xu thế đó, với nghiệp vụ cung cấp nhữngdịch vụ giao nhận hàng xuất - nhập khẩu bằng container đường biển. Bên cạnh đó, trongnhững năm qua, công ty đã đạt được nhiều kết quả hoạt động kinh doanh khả quan. Dođó, bằng những kiến thức đã học cũng như những kinh nghiệm thực tế được tích lũytrong quá trình thực tập tại công ty Thái Minh, tôi quyết định chọn đề tài: “Phân tíchquy trình xử lý bộ chứng từ giao nhận hàng hóa bằng container đường biển” làm đềtài tốt nghiệp. Thông qua đề tài này, góp phần giúp cho quy trình xử lý bộ chứng từ củacông ty thêm hoàn thiện, công việc kinh doanh ngày càng được mở rộng, tạo, cũng cốvà nâng cao uy tín của công ty trên tất cả thị trường trong và ngoài nước.1.2 Mục tiêu của đề tài Mục tiêu của bài nghiên cứu này nhằm: - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩutại công ty Thái Minh. - Tìm hiểu, phân tích quy trình xử lý bộ chứng từ giao nhận hàng đường biển bằngcontainer của công ty để đưa ra những nhận xét và biện pháp khắc phục những khó khăncũng như nâng cao hiệu quả của quy trình giao nhận hàng hóa bằng container đườngbiển.1.3 Phạm vi nghiên cứu Công ty Thái Minh hoạt động trên nhiều lĩnh vực từ năm 1994 cho đến nay. Tuynhiên, bài nghiên cứu này chỉ phân tích quy trình xử lý chứng từ đối với hàng hóa xuấtSVTH: Nguyễn Thanh Thủy Trang 1 11. Phân tích quy trình xử lý bộ chứng từ giao nhận hàng đường biển bằng containernhập khẩu bằng container đường biển của công ty cổ phần Thái Minh qua các năm:2004, 2005, 2006.1.4 Phương pháp nghiên cứu Bài nghiên cứu dựa trên quan sát thực tế, sử dụng phương pháp thống kê mô tả vàphân tích từng quy trình liên quan đến những hoạt động của công ty Thái Minh. Từ đóđưa ra nhận xét và biện pháp thích hợp để cải thiện những khó khăn mà công ty gặpphải. Bên cạnh đó, nguồn số liệu được sử dụng trong bài nghiên cứu chủ yếu được tôitham khảo từ các báo cáo của công ty thông qua việc cung cấp của nhân viên các phòngban.1.5 Cấu trúc của bài nghiên cứuĐề tài gồm 6 chương: Chương 1: Mở đầu: giới thiệu về bài nghiên cứu bao gồm lý do chọn đề tài, mục tiêunghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu dựa trên quan sát thực tế, sửdụng phương pháp thống kê mô tả kết hợp với việc phân tích từng quy trình liên quanđến những hoạt động của công ty Thái Minh. Chương 2: Cơ sở lý luận: nêu những vấn đề cơ bản về lĩnh vực giao nhận bao gồmkhái niệm về giao nhận, người giao nhận, phạm vi dịch vụ giao nhận, vai trò, hoạt độngngười giao nhận, quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của người giao nhận, tác dụng củanghiệp vụ giao nhận, các loại container đường biển, những thuận lợi của vận chuyểnhàng hóa bằng container, nghiệp vụ vận chuyển hàng hóa bằng container và cuối cùnglà tổng quan về vận chuyển hàng hóa bằng container ở Việt Nam. Chương 3: Phân tích tình hình kinh doanh giao nhận hàng XNK tại công ty Thái Minh:trong chương này tôi trình bày về quá trình hình thành và phát triển của công ty, hoạtđộng và nhiệm vụ của công ty, cơ cấu tổ chức và quản lý, phân tích tình hình kinhdoanh của công ty trong những năm gần đây, sau đó là đánh giá chung về tình hình hoạtđộng kinh doanh của công ty. Chương 4: Phân tích quy trình xử lý bộ chứng từ hàng hóa XNK vận chuyển đườngbiển bằng container: bao gồm phân tích quy trình xử lý bộ chứng từ hàng xuất và quytrình xử lý bộ chứng từ hàng nhập. Chương 5: Một số giải pháp nhằm nâng cao nghiệp vụ giao nhận và hoàn thiện quytrình xử lý bộ chứng từ: căn cứ vào những điểm mạnh, điểm yếu hiện tại của công ty,cùng với những yêu cầu, đòi hỏi trong các quy trình xử lý chứng từ kết hợp với nhữngcơ hội, thách thức của ngành từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao nghiệp vụ vàhoàn thiện quy trình. Chương 6: Kết luận: là những kiến nghị đối với nhà nước và các ngành có liên quan,cuối cùng là tóm tắt lại những gì đã trình bày trong bài nghiên cứu.SVTH: Nguyễn Thanh Thủy Trang 2 12. Phân tích quy trình xử lý bộ chứng từ giao nhận hàng đường biển bằng container CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG XUẤT NHẬP KHẨU TRONG VẬN CHUYỂN BẰNG CONTAINER ĐƯỜNG BIỂN.2.1 Giới thiệu chung về đại lý giao nhận hàng hóa2.1.1 Khái niệm về giao nhận, người giao nhận  Giao nhận: Giao nhận là một hoạt động kinh tế có liên quan đến vận tải nhằm đưa hàng đến đíchan toàn, là dịch vụ hải quan, là dịch vụ có liên quan đến vận tải có, là thuê mướn ngườivận tải, cũng có thể là người vận tải có phương tiện vận tải, có thể tham gia vận tải. Còn có thể định nghĩa giao nhận là tập hợp các nghiệp vụ liên quan đến quá trình vậntải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi đến nơi nhận hàng. Giao nhậnthực chất là tổ chức quá trình chuyên chở và giải quyết các thủ tục liên quan đến quátrình chuyên chở đó. Như vậy, giao nhận là một ngành mang tính chất đặc thù nằmtrong khâu lưu thông và phân phối hàng hóa.  Người giao nhận : Người kinh doanh dịch vụ giao nhận gọi là người giao nhận (Forwarder). Người giaonhận có thể là chủ hàng, chủ tàu, công ty xếp dỡ hay kho hàng, người giao nhận chuyênnghiệp hay bất cứ một người nào khác có đăng ký kinh doanh dịch vụ giao nhận hànghóa. Người giao nhận với trình độ chuyên môn như biết kết hợp giữa nhiều phương thứcvận tải khác nhau, biết tận dụng tối đa phương thức, trọng tải của các công cụ vận tảinhờ vào dịch vụ gom hàng và biết kết hợp giữa vận tải - giao nhận – XNK. Ngoài ra,còn liên hệ tốt với các tổ chức có liên quan đến quá trình vận chuyển hàng hóa như hảiquan, đại lý tàu, bảo hiểm, ga, cảng...2.1.2 Phạm vi của dịch vụ giao nhận - Tổ chức chuyên chở hàng hóa trong phạm vi ga, cảng. - Tổ chức xếp dỡ hàng hóa. - Ký kết hợp đồng vận tải với người chuyên chở, thuê tàu, lưu cước với người chuyênchở đã chọn lọc. - Làm thủ tục hải quan. - Mua bảo hiểm cho hàng hóa nếu người gửi hàng yêu cầu. - Lập các chứng từ cần thiết trong quá trình gửi hàng, nhận hàng, thanh toán. - Lo liệu việc lưu kho hàng hóa (nếu cần) và bảo quản hàng hóa. - Cân đo hàng hóa. - Nhận hàng và giao hàng. - Thu xếp chuyển tải hàng hóa. - Gom hàng, lựa chọn tuyến đường vận tải, phương thức vận tải và người chuyên chởthích hợp. - Thanh toán cước phí, chi phí xếp dỡ, lưu kho, lưu bãi...SVTH: Nguyễn Thanh Thủy Trang 3 13. Phân tích quy trình xử lý bộ chứng từ giao nhận hàng đường biển bằng container - Thông báo tình hình đi và đến của các phương tiện vận tải. - Thông báo tổn thất với người chuyên chở.2.1.3 Vai trò của người giao nhận  Người môi giới hải quan: Nhiệm vụ của người giao nhận là làm thủ tục hải quan đối với hàng xuất nhập khẩuvà dành chỗ chở hàng trong vận tải quốc tế hoặc lưu cước với các hãng tàu theo sự ủythác của người XK hoặc người NK tùy thuộc vào hợp đồng mua bán. Trên cơ sở đượcnhà nước cho phép, người giao nhận thay mặt người XK, NK để khai báo, làm thủ tụchải quan như một môi giới hải quan.  Đại lý: (Agent) Trước đây người giao nhận không đảm nhận trách nhiệm của người chuyên chở.Người giao nhận chỉ hoạt động như một cầu nối giữa người gửi hàng và người chuyênchở như là một đại lý của người chuyên chở hoặc của người gửi hàng. Ngày nay, ngườigiao nhận còn được quyền nhận ủy thác từ chủ hàng hoặc từ người chuyên chở để thựchiện các công việc khác nhau như nhận hàng, giao hàng, lập chứng từ, làm thủ tục hảiquan, lưu kho,...trên cơ sở hợp đồng ủy thác.  Người gom hàng (Cargo Consolidator): Đặc biệt trong vận tải hàng hóa bằng container, dịch vụ gom hàng là không thể thiếuđược nhằm biến hàng lẻ (LCL) thành hàng nguyên container (FCL) để tận dụng sức chởcủa container và giảm cước phí vận tải.  Người chuyên chở : Ngày nay, trong nhiều trường hợp người giao nhận đóng vai trò là người chuyên chở,tức là người giao nhận trực tiếp ký hợp đồng vận tải với chủ hàng và chịu trách nhiệmchuyên chở hàng từ nơi này đến nơi khác.2.1.4 Hoạt động của người giao nhận  Thay mặt người gửi hàng - Chọn tuyến đường, phương thức vận tải, hãng tàu thích hợp và có uy tín để chuyênchở hàng hóa cho người gửi hàng. - Cung cấp đơn giá liên quan đến việc chuyên chở, từ đó giúp nhà XK lập phươngán giá XK. - Nhận hàng, cấp chứng từ đã nhận hàng để gửi đi hay cấp House B/L. - Thu xếp việc lưu kho nếu được uỷ thác. - Khai báo hải quan về hàng xuất khẩu, thu xếp và chuẩn bị giấy tờ cần thiết cho lôhàng như: giấy chứng nhận bảo hiểm, giấy tờ hải quan,.. - Thanh toán cước vận chuyển và chi phí liên quan. - Theo dõi quá trình vận chuyển cho tới khi hàng đến tay người nhận, thông báo tìnhhình đi và đến của phương tiện vận tải. - Thu xếp chuyển tải hàng hoá.  Thay mặt người nhận hàng - Giám sát lô hàng trong quá trình chuyên chở.SVTH: Nguyễn Thanh Thủy Trang 4 14. Phân tích quy trình xử lý bộ chứng từ giao nhận hàng đường biển bằng container - Khi tàu về đến cảng, nhận lệnh giao hàng từ người chuyên chở. - Khai báo hải quan về lô hàng nhập, và nhận hàng từ người chuyên chở. - Thanh toán cước phí và các chi phí khác. - Thu xếp việc chuyên chở hàng hoá đến tận kho hay người nhận hàng.2.1.5 Mối quan hệ của người giao nhận với các bên tham gia Cơ quan quản lý XNK - Cơ quan cấp giấy phép XNK - Hải quan - Cơ quan y tế, kiểm dịch - Cảng vụ - Thuế vụ - Lãnh sự, phòng thương mại Người gửi (xuất) Người giao nhận Người nhận (nhập) Cảng - Tổ chức dịch vụ Đại lý giao nhận - Công ty vận tải - Đại lý tàu biển - Công ty bảo hiểm - Cơ quan giám định và kiểm nghiệm - Cung ứng tàu biển - Chủ kho bãi - Ngân hàng và các tổ chức tài chính HÌNH 2.1 : SƠ ĐỒ QUAN HỆ CỦA NGƯỜI GIAO NHẬN VỚI CÁC BÊN2.1.6 Quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của người giao nhận  Quyền và nghĩa vụ của người giao nhận - Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng. - Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của kháchhàng thì có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng nhưng phải thông báo ngaycho khách hàng. - Sau khi ký hợp đồng, nếu xảy ra các trường hợp có thể dẫn đến việc không thựchiện được toàn bộ hay một phần những chỉ dẫn của khách hàng thì phải thông báo ngaycho khách hàng biết để xin chỉ dẫn thêm. - Trong trường hợp hợp đồng không có thỏa thuận về thời hạn cụ thể thực hiệnnghĩa vụ với khách hàng thì phải thực hiện các nghĩa vụ của mình trong thời hạn hợp lý.SVTH: Nguyễn Thanh Thủy Trang 5 15. Phân tích quy trình xử lý bộ chứng từ giao nhận hàng đường biển bằng container - Người giao nhận có quyền không nhận chuyên chở hàng nguy hiểm, làm hại đếnphương tiện vận chuyển. Có quyền dùng bất cứ phương tiện nào để chuyên chở hànghóa.  Trách nhiệm của người giao nhận - Khi người giao nhận là đại lý + Khi người giao nhận hoạt động với danh nghĩa là đại lý, anh ta phải chịu tráchnhiệm về những lỗi lầm hoặc sơ suất của mình hay người làm thuê cho mình. + Tuy nhiên, người giao nhận không chịu trách nhiệm về hành vi lỗi lầm củangười thứ ba như người chuyên chở, hoặc người giao nhận khác…, nếu anh ta chứngminh được là đã lựa chọn cẩn thận. - Khi người giao nhận là người chuyên chở chính + Khi là một người chuyên chở, người giao nhận đóng vai trò là một nhà thầu độclập, nhân danh mình chịu trách nhiệm cung cấp các dịch vụ mà khách hàng yêu cầu.Anh ta phải chịu trách nhiệm về những hành vi và lỗi lầm của người chuyên chở, củangười giao nhận khác...mà anh ta thuê để thực hiện hợp đồng vận tải như thể là hành vivà thiếu sót của mình. + Người giao nhận đóng vai trò là người chuyên chở không chỉ trong trường hợpanh ta tự vận chuyển hàng hóa bằng các phương tiện vận tải của chính mình mà còntrong trường hợp anh ta phát hành chứng từ vận tải của mình hay cam kết đảm nhậntrách nhiệm của người chuyên chở. Người giao nhận sẽ chịu trách nhiệm như ngườichuyên chở nếu người giao nhận thực hiện các dịch vụ trên bằng phương tiện và ngườicủa mình hoặc của người giao nhận đã cam kết một cách rõ ràng hay ngụ ý là họ chịutrách nhiệm như một người chuyên chở.  Các trường hợp miễn trách nhiệm cho người giao nhận - Người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa không phải chịu trách nhiệm về những mấtmát, hư hỏng phát sinh do lỗi của khách hàng hoặc của người được khách hàng ủyquyền. - Đã làm đúng theo những chỉ dẫn của khách hàng hoặc người được khách hàng ủyquyền. - Khách hàng đóng gói và ký mã hiệu không phù hợp. - Do khách hàng hoặc người được khách hàng ủy quyền thực hiện việc xếp/dỡ hànghóa. - Do khuyết tật của hàng hóa, do có đình công và các trường hợp bất khả khángkhác.  Giới hạn trách nhiệm - Trách nhiệm của người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa trong mọi trường hợpkhông vượt quá giá trị hàng hóa, trừ khi các bên có thỏa thuận khác trong hợp đồng. - Người làm dịch vụ hàng hóa không được miễn trách nhiệm nếu không chứng minhđược việc mất mát, hư hỏng hoặc giao hàng chậm không phải do lỗi của mình gây ra. - Tiền bồi thường được tính trên cơ sở giá trị hàng hoá ghi trên hóa đơn và cáckhoản tiền khác có chứng từ hợp lệ. - Người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa không phải chịu trách nhiệm khi khôngSVTH: Nguyễn Thanh Thủy Trang 6 16. Phân tích quy trình xử lý bộ chứng từ giao nhận hàng đường biển bằng containernhận được thông báo về khiếu nại trong thời hạn 14 ngày làm việc (không tính chủ nhậtvà ngày lễ), kể từ ngày giao hàng. - Ngoài ra, người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa sẽ không phải chịu trách nhiệmkhi không nhận được thông báo bằng văn bản về việc bị kiện tại trọng tài hoặc tòa ántrong thời hạn 9 tháng kể từ ngày giao hàng.2.1.7 Tác dụng của nghiệp vụ giao nhận  Tạo điều kiện cho người xuất nhập khẩu hoạt động có hiệu quả - Doanh nghiệp XNK sẽ giảm được chi phí cho việc đào tạo cán bộ chuyên môn,đảm bảo thực hiện hợp đồng đúng thời hạn, sự luân chuyển hàng hóa được thông suốt. - Giảm được chi phí kho hàng do sử dụng kho của người giao nhận hay kho củangười giao nhận thuê, từ đây ta có thể giảm được giá thành hàng hóa XNK, nâng caokhả năng cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường. - Nhà kinh doanh có thể lựa chọn phương thức, dịch vụ tốt nhất với giá cả phù hợpđể hàng hóa được đến nơi an toàn.  Giảm chi phí vận tải - Do người giao nhận có chuyên môn sâu, cho nên họ thực hiện công việc rất nhanhchóng và đạt hiệu quả cao do họ có thể kết hợp được nhiều phương thức vận tải để thựchiện một chuyến hàng. - Tận dụng được dung tích, trọng tải của công cụ và phương tiện vận tải nhờ vàonghiệp vụ gom hàng. - Họ có quan hệ tốt với các tổ chức có liên quan đến quá trình vận tải hàng hóa như:công ty vận tải, công ty bảo hiểm, kho, cảng... - Người giao nhận có khả năng kết hợp được giữa vận tải, giao nhận và XNK. - Giao nhận là quá trình phức tạp, nó vừa đòi hỏi giải quyết đồng thời một lúc haicông việc đối nội và đối ngoại. Do vậy, ngoài những nhân tố trên, giao nhận muốn đạthiệu quả tốt thì cần phải có: - Thời gian giao nhận hợp lý : + Rút ngắn được thời gian giao nhận sẽ giảm được chi phí, mất mát, hư hỏng vềhàng hóa. + Tránh ứ đọng vốn, tranh thủ thị trường, giảm thời gian lưu kho bãi, thời gian lậpchứng từ và giảm thời gian giám định kiểm tra hàng hóa. - Giao nhận chất lượng tốt: giao nhận phải đảm bảo chính xác, có khả năng đáp ứngcao đối với yêu cầu giao nhận và đảm bảo an toàn cho hàng hóa.2.2 Các loại container đường biển Container có thể được phân loại làm 2 cách:  Phân loại theo cách sử dụng - Container bách hoá (General Cargo Container) Dùng để chở hàng khô, có bao bì nên còn gọi là container hàng khô (Dry cargocontainer). Vì hàng không cần phải bắt buộc ở một nhiệt độ nhất định trong containernên container có hình dáng như một toa xe thùng có cửa đóng mở và có mui, được dùngnhiều nhất trong các loại container.SVTH: Nguyễn Thanh Thủy Trang 7 17. Phân tích quy trình xử lý bộ chứng từ giao nhận hàng đường biển bằng container - Container nhiệt độ (Thermal container) Được thiết kế dùng để chứa loại hàng đặc biệt đòi hỏi nhiệt độ ở bên trong containerphải ở một mức nhất định, nên vách và mái thường bọc xốp để giảm nhiệt độ bên trongcontainer tiếp xúc và chịu ảnh hưởng nhiệt độ ngoài trời. Có 3 loại container nhiệt độ: + Container lạnh (Refrigerated/ Reefer container): Được thiết kế cho vận chuyểnhàng cần giữ độ lạnh cao như thịt, cá, tôm…Có các loại máy làm lạnh được đặt bêntrong container và cũng có loại dùng hơi lạnh được cung cấp qua ống dẫn từ máy làmlạnh bên ngoài. + Container cách nhiệt (Insulated Container): Dùng chở rau trái, dược phẩm…cókết cấu cách nhiệt giữ độ mát, ngăn nhiệt độ gia tăng và thường dùng đá lạnh làm nguồndây mát. + Container thông gió (Ventilated container): Có các lỗ thông gió ở thành váchdọc hoặc thành vách mặt trước container giúp rau quả bên trong container trao đổikhông khí dễ dàng và khỏi bị hư trong thời gian vận chuyển nhất định. - Container đặc biệt (Special container): dùng vận chuyển hàng đặc biệt gồm các kiểu: + Container hàng khô rời (Dry bulk container) được thiết kế đặc biệt để chứa hàngkhô: ngũ cốc, phân bón… + Container bồn (Tank container) dùng vận chuyển chất lỏng như: rượu, hóa chất,thực phẩm… + Container mái mở (Open top container): dùng vận chuyển máy móc hoặc gỗ cóthân dài. + Container mặt bằng (Platform container) dùng chở hàng nặng: thiết bị máy, sắtthép… + Container mặt bằng có vách hai đầu (Platfrom based container). + Container vách dọc mở (Side open container). + Container chở xe hơi (Car container): dùng chở xe hơi, có thể xếp bên trongcontainer 1 hoặc 2 tầng tùy theo chiều cao của xe. + Container chở súc vật (Live-stock/ Pen container): để chở thú hay gia súc. + Container chở da sống (Hide container): để chở da thú sống có mùi nặng và độẩm cao, đòi hỏi nhiều điều kiện vệ sinh. + Container sức chứa lớn (High Cubic container): dùng để hàng cồng kềnh có hệsố xếp dỡ cao.  Phân loại theo vật liệu chế tạo  Container thép (Steel container)  Ưu điểm: - Kín nước, ít rò rỉ và ít biến dạng. - Bền chắc, ít hư khi va chạm. - Dễ sửa, dễ mua. - Giá thành thấp so với nhôm và nhựa.SVTH: Nguyễn Thanh Thủy Trang 8 18. Phân tích quy trình xử lý bộ chứng từ giao nhận hàng đường biển bằng container  Nhược điểm: - Tốn sức bảo dưỡng vì thép tương đối bị ăn mòn. - Trọng lượng vỏ thép tương đối nặng.  Container nhôm (Aluminium Container)  Ưu điếm: - Trọng lượng vỏ container nhẹ, thể tích chứa hàng nhiều. - Có dáng ngoài đẹp, ít bị ăn mòn.  Nhược điểm: - Rách khi bị va đập. - Giá thành cao do nhôm đắt.  Container chất dẻo - Dung tích chứa hàng lớn hơn. - Hơi nước ít đọng bên trong, hạn chế thiệt hại do nước đọng. - Chống ăn mòn tốt hơn.2.3 Những thuận lợi của vận chuyển hàng hóa bằng container Vận tải container ngày càng phát triển mạnh vì đã mang lại nhiều lợi ích cho các bêntham gia:  Đối với chủ hàng - Hàng được bảo vệ tránh được các tổn thất, hư hỏng, mất mát xảy ra trong lúc vậnchuyển. - Tiết kiệm được chi phí do giảm thiểu được thời gian kiểm đếm hàng, giúp cho việcgiảm sát được tốt hơn, đồng thời làm cho việc chuyển tải nhanh hơn. - Làm giảm bớt và đơn giản hóa các thủ tục trung gian trong lúc vận chuyển nội địanên tiết kiệm được chi phí điều hành lúc lưu thông. - Hàng được luân chuyển tiện lợi, nhanh, tạo điều kiện giúp cho việc kinh doanh đạthiệu quả cao.  Đối với chủ tàu - Rút ngắn thời gian tàu đậu tại cảng xếp dỡ hàng, tăng nhanh vòng quay khai tháctàu, tạo thuận lợi cho việc chuyển tải và vận chuyển đa phương thức. Giảm được cáckhiếu nại từ phía chủ hàng về các hư hỏng hàng xảy ra trong lúc vận chuyển. - Giúp cho người vận tải tận dụng được tối đa trọng tải và dung tích tàu, nâng caohiệu quả khai thác.  Đối với đại lý vận tải Tạo cơ hội thực hiện chức năng như là một người vận chuyển không khai thác tàu,cung cấp các dịch vụ như: dịch vụ thu gom hàng lẻ, dịch vụ từ kho đến kho, dịch vụphát hàng.SVTH: Nguyễn Thanh Thủy Trang 9 19. Phân tích quy trình xử lý bộ chứng từ giao nhận hàng đường biển bằng container2.4 Nghiệp vụ vận chuyển hàng hóa bằng container  Gởi hàng đầy và nhận đầy container FCL/FCL (FCL: Full Container Load) Người gởi hàng có lượng hàng với tính chất giống nhau, đủ chứa đầy một hay nhiềucontainer, nên thuê cả một hay nhiều container để gởi hàng. Hãng tàu cấp lệnh giao vỏ container cho chủ hàng đóng hàng tại kho riêng hoặc tại bãi. Container được niêm phong kẹp chì sau khi đã làm thủ tục hải quan kiểm hoá Chủ hàng hay công ty giao nhận vận chuyển container đã được niêm phong kẹp chì đến bãi chứa container (C/Y) của người vận chuyển để chờ xếp hàng Tại cảng đến, người vận tải sắp xếp và chịu chi phí vận chuyển container vào bãi chứa của mình Tại bãi chứa container, người nhận hàng hoặc công ty giao nhận sắp xếp và chịu chi phí lo thủ tục hải quan, vận chuyển về kho riêng và rút hàng HÌNH 2.2: QUI TRÌNH GỬI HÀNG FCL Quy trình: - Container do người vận tải cung cấp được chủ hàng đóng hàng tại kho riêng hoặctại bãi container. Sau đó, container được niêm phong kẹp chì sau khi đã làm thủ tục hảiquan kiểm hóa. - Chủ hàng hay công ty giao nhận vận chuyển container đã được niêm phong kẹpchì đến bãi chứa container của người vận chuyển để chờ xếp lên tàu. - Tại cảng đến, người vận chuyển sắp xếp và chịu chi phí vận chuyển container vàobãi chứa của mình. - Từ bãi container, người nhận hàng hoặc công ty giao nhận sắp xếp và chịu chi phílo thủ tục hải quan, vận chuyển về kho riêng và rút hàng. Trách nhiệm các bên:  Người gởi hàng (Shipper) - Vận tải hàng của mình từ kho hay nơi chứa hàng đến bãi chứa container của cảnggởi. - Đóng hàng vào container, kể cả chất xếp và chèn lót. - Ghi ký mã hiệu và dấu hiệu chuyên chở.SVTH: Nguyễn Thanh Thủy Trang 10 20. Phân tích quy trình xử lý bộ chứng từ giao nhận hàng đường biển bằng container - Niêm phong và cặp chì container theo quy chế xuất khẩu và thủ tục hải quan. - Chịu mọi chi phí liên quan đến việc làm trên.  Người nhận hàng (Consignee) - Xin giấy phép nhập khẩu và làm thủ tục hải quan cho lô hàng. - Xuất trình B/L hợp lệ cho người vận chuyển để nhận hàng. - Nhanh chóng rút hàng tại bãi chứa hoặc tại kho của mình để hoàn trả container rỗng cho người chuyên chở kịp lúc, tránh bị phạt.  Người vận chuyển (Carrier) - Chăm sóc, giữ gìn, bảo quản hàng xếp trong container kể từ khi nhận từ ngườigởi tại bãi chứa của cảng gửi cho đến khi giao trả cho người nhận tại bãi chứa ở cảngđến. - Xếp hàng từ bãi chứa ở cảng gởi lên tàu chở đi, kể cả việc sắp xếp hàng trên tàu. - Dỡ hàng từ tàu xuống bãi chứa ở cảng đến. - Giao hàng cho người nhận có vận đơn hợp pháp. - Chịu mọi chi phí xếp dỡ container lên xuống tàu.  Gởi hàng lẻ, nhận hàng lẻ LCL/LCL (LCL: Less than a container load) Người gởi hàng vì không đủ lượng hàng để xếp đầy container gởi nên phải gởi hànglẻ. Người kinh doanh vận chuyển hàng lẻ được gọi là người gom hàng (Cosolidator) sẽtập trung các lô hàng của nhiều chủ hàng rồi sắp xếp, phân loại, kết hợp các lô hàng lẻđóng vào container, niêm phong cặp chì theo quy định của thủ tục xuất khẩu và hảiquan, xếp container xuống bãi chứa ở cảng đến và giao hàng cho người nhận. Người gom hàng nhận nhiều lô hàng lẻ của nhiều chủ hàng khác nhau gom vào kho CFS Người gom hàng đóng nhiều lô hàng lẻ của các chủ hàng khác nhau vào cùng một container bằng chi phí của mình Người vận chuyển xếp container lên tàu Tại cảng đến, đại lý giao nhận nhận container được dỡ từ tàu xuống, vận chuyển về trạm hàng lẻ để rút hàng Các lô hàng được tách ra riêng biệt và giao cho người nhận (người nhập khẩu) HÌNH 2.3 : QUI TRÌNH GỬI HÀNG LCLSVTH: Nguyễn Thanh Thủy Trang 11 21. Phân tích quy trình xử lý bộ chứng từ giao nhận hàng đường biển bằng container Quy trình: - Người gom hàng nhận nhiều lô hàng của nhiều chủ hàng khác nhau gởi cho nhiềungười nhận khác nhau tại trạm hàng lẻ (CFS). - Người gom hàng đóng nhiều lô hàng lẻ của các loại chủ hàng khác nhau vào cùngmột container bằng chi phí của mình. - Người vận chuyển xếp container lên tàu. - Tại cảng đến, đại lý giao nhận container được dỡ từ tàu xuống, vận chuyển về trạmlàm hàng lẻ để rút hàng. - Các lô hàng được tách ra riêng biệt và giao cho người nhận (người nhập khẩu). Trách nhiệm các bên  Người gởi hàng (Shipper) - Vận chuyển hàng từ kho hay nơi chứa hàng của mình trong nội địa đến giao chongười gom hàng tại trạm làm hàng lẻ của cảng gửi và phải chịu chi phí vận chuyển này. - Chuyển các chứng từ cần thiết liên hệ đến thương mại, vận tải, thủ tục xuất khẩucho người gom hàng. - Nhận vận đơn và trả cước hàng lẻ.  Người nhận hàng (Consignee) - Xin giấy phép nhập khẩu và làm thủ tục hải quan cho lô hàng nhập. - Xuất trình vận đơn hợp lệ cho người nhận hàng hoặc đại diện của họ để nhậnhàng. - Nhanh chóng nhận hàng tại trạm CFS.  Người vận chuyển (Carrier) - Người vận chuyển thực sự (hãng tàu) vận chuyển hàng lẻ với tư cách người gomhàng chịu trách nhiệm suốt quá trình vận chuyển hàng từ khi nhận hàng tại cảng gửi đếnkhi giao trả hàng xong tại cảng đích. Vận đơn họ ký phát cho người gửi hàng có thể làHouse Bill of Loading do họ soạn thảo. - Mặt khác, vì không có phương tiện vận tải để tự kinh doanh chuyên chở nên họphải thuê tàu của người chuyên chở thực tế chở các lô hàng lẻ đã được xếp vàocontainer và niêm phong cặp chì. Quan hệ giữa họ và người chuyên chở thực là quan hệgiữa người thuê tàu và người chuyên chở. Người chuyên chở thực bốc container lên tàu, ký phát cho người thầu chuyên chở“Vận đơn chủ” (Master Ocean Bill of Lading), vận chuyển hàng đến đích, dỡ hàng lênbãi chứa và giao hàng cho đại lý hoặc đại diện người thầu chuyên chở.2.5 Tổng quan về vận chuyển hàng hóa bằng container ở Việt Nam Ở Việt Nam, phương thức xuất nhập khẩu hàng bằng container xuất hiện khá muộn(trước năm 1975), chủ yếu là để vận chuyển hàng hóa viện trợ của quân đội Mỹ. Saunăm 1975 chúng ta đã tiếp nhận 45.000 container trong đó có 25.000 cái sử dụng được.Năm 1978, thành lập công ty container trực thuộc phân cục đường biển ở thành phố HồChí Minh để làm nhiệm vụ thu hồi, sửa chữa và khai thác số container đó (85% làSVTH: Nguyễn Thanh Thủy Trang 12 22. Phân tích quy trình xử lý bộ chứng từ giao nhận hàng đường biển bằng containercontainer tổng hợp)1. Lúc này vận tải container chưa đáng kể, chủ yếu là trao đổi hànghóa với Liên Xô và một số nước xã hội chủ nghĩa khác và vận chuyển nội địa. Năm1977, Cục đường biển đã mua tàu Hậu Giang (semi – container) và có thề coi đây làcontainer đầu tiên ở Việt Nam. Năm 1988, vận tải container bắt đầu phát triển. SaigonShip đã mua tàu Mimosa chạy đường gần. Với tư cách đại lý dịch vụ vận tải container,Việt Nam đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm, song song đó còn xác định được hướngphát triển, đầu tư trang thiết bị, xác lập được quan hệ với các chủ hàng cùng các tổ chứcđại lý thế giới. Từ khi có chính sách mở cửa, tiếp nhận đầu tư nước ngoài, sản xuất thương mại cả nộiđịa lẫn quốc tế đều gia tăng. Nhu cầu vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu ngày càngphát triển nhất là trong giai đọan phát tiển toàn cầu hiện nay. Cùng với chính sách mởcửa Việt Nam đã ký kết được nhiều hiệp định song phương và đặc biệt Việt Nam đã làthành viên thứ 50 của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO), điều này đã thu hút mộtsố lượng lớn vốn đầu tư nước ngoài, các hãng tàu lớn nước ngoài bắt đầu tiến dần đầutư vốn vào thị trường Việt Nam trong lĩnh vực vận tải – giao nhận. Cho đến nay, hầu hếtcác hãng tàu nước ngoài hiện nay có khoảng hơn 80 công ty đại lý tàu nước ngoài tại thịtrường Việt Nam và đã xuất hiện đầy đủ các hãng tàu lớn của làng vận tải container nhưCGM (Pháp), NYM (Nhật), NOL (Singapore), P&O (Anh)…. Vận tải container xuất phát từ các cảng container chính ở nước ta là Hải Phòng vàTP.HCM đến khắp các cảng trên thế giới, trong đó mạnh nhất là tuyến liên Á và ChâuÂu – Địa Trung Hải. Các mặt hàng xuất chủ yếu là hàng nông sản, hàng may mặc, thủcông mỹ nghệ và hàng hải sản. Các mặt hàng nhập chủ yếu là máy móc thiết bị, xi măngxăng dầu, sắt thép, phân bón, nguyên vật liệu sản xuất… Xuất phát từ những lợi thế đặc biệt của quy trình vận chuyển hàng hóa bằng containervà nhu cầu hội nhập vận tải biển thế giới, trong những năm gần đây, khối lượng hànghóa xuất nhập khẩu được vận chuyển bằng container của Việt Nam đã tăng một cáchđột biến, vượt tất cả các dự đoán của ngành hàng hải cũng như của các tổ chức nghiêncứu quốc tế. Điều này chứng tỏ sự bùng nổ thực sự của phương thức vận chuyển hànghóa bằng container.1 Dương Hữu Hạnh. Vận tải – giao nhận quốc tế và bảo hiểm hàng hải. NXB Thống Kê. Trang 155SVTH: Nguyễn Thanh Thủy Trang 13 23. Phân tích quy trình xử lý bộ chứng từ giao nhận hàng đường biển bằng containerCHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH DOANH GIAO NHẬN HÀNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY THÁI MINH.3.1 Giới thiệu lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần Thái Minh. Năm 1994 công ty được thành lập dưới dạng là công ty TNHH Thái Minh có vănphòng tại: 94 Nguyễn Trường Tộ - Quận 4 chuyên về tư vấn và giao nhận đường biểnvà đường hàng không. Sau nhiều năm hoạt động, thích ứng với môi trường doanh nghiệp đang thay đổi ởViệt Nam và do việc bành trướng mậu dịch quốc tế, phát triển các phương thức vậnchuyển khác nhau trong nhiều năm qua đã kéo theo việc mở rộng phạm vi hoạt độngcủa dịch vụ giao nhận. Năm 2001 công ty TNHH Thái Minh trở thành Công Ty CổPhần Thái Minh hay còn gọi là công ty THAMICO (TMC). Công ty THAMICO là 1 đơn vị doanh nghiệp tư nhân, thành lập dựa trên giấy phép số21555GP/TLDN của Uỷ ban nhân dân Thành phố, giấy phép số 2919 PCVT của BộVận Tải Việt Nam và giấy phép số 113/CHK - DKGN của cục Hàng Hải Việt Nam. Công ty THAMICO trực thuộc Hội liên hiệp Giao nhận quốc tế và là thành viên củaHiệp hội giao nhận Việt nam Tên gọi đầy đủ bằng tiếng Việt: Công ty Giao nhận Vận tải Đường biển và Đườnghàng không Thái Minh. Tên giao dịch quốc tế: THAMI SHIPPING & AIRFREIGHT CORP. Trụ sở chính: 161 Khánh Hội - Quận 4 - Thành Phố Hồ Chí Minh.3.2 Hoạt động và nhiệm vụ của công ty3.2.1 Lĩnh vực hoạt động  Cung cấp dịch vụ giao nhận hàng Xuất- Nhập khẩu Nhờ quan hệ mật thiết với nhiều công ty, các tổ chức trong cũng như ngoài nước vàtập hợp được nhiều nhân viên giỏi, có năng lực đã làm việc cho một số công ty vận tảibiển lớn ở Việt Nam, TMC có thể phục vụ một cách hiệu quả các họat động đa dạng củamình. Là người giao nhận, là một người đại lý (Commission Agent) thay mặt người xuấtnhập khẩu thực hiện các công việc thông thường như bốc/dỡ hàng, lưu kho hàng(storage of goods), sắp xếp việc vận chuyển trong nước, nhận thanh toán cho kháchhàng của mình. Do việc bành trướng mậu dịch quốc tế và do việc phát triển các phươngthức vận chuyển khác nhau trong nhiều năm qua đã kéo theo việc mở rộng phạm vi hoạtđộng của dịch vụ giao nhận. Các dịch vụ mà người giao nhận đảm nhận bao gồm cáccông việc như lưu khoang tàu (booking space) hay khai hải quan (custom clearance) chođến khi thực hiện trọn gói các dịch vụ trong toàn bộ quá trình vận chuyển hoạt độngtheo các lĩnh vực sau đây:  Thay mặt người gởi hàng (người xuất khẩu) Theo các thông tin gởi hàng (shipping instructions) mà người xuất khẩu đã thỏathuận trước, công ty TMC phải: - Chọn tuyến đường, phương thức vận tải và người vận tải thích hợp. - Lưu khoang (book space) với hãng tàu đã chọn lựa.SVTH: Nguyễn Thanh Thủy Trang 14 24. Phân tích quy trình xử lý bộ chứng từ giao nhận hàng đường biển bằng container - Nhận hàng. - Sắp xếp việc lưu kho (warehousing) hàng hóa (nếu cần). - Vận chuyển hàng vào cảng, sắp xếp việc khai hải quan, lo các thủ tục, chứng từliên hệ và giao hàng cho người vận tải. - Thanh toán chi phí và các phí tổn khác, bao gồm cước phí. - Nhận vận đơn có ký tên của hãng tàu giao cho người nhận hàng hoặc phát hànhvận đơn của mình cho người gởi hàng tùy từng yêu cầu cụ thể.  Thay mặt người nhận hàng Theo các thông tin giao hàng của người nhập đã thỏa thuận trước, công ty TMC cầnphải: - Thay mặt người nhận hàng giám sát việc chuyển hàng, khi người nhận hàng loviệc vận tải hàng . - Nhận và kiểm soát mọi chứng từ thích hợp liên quan đến việc chuyển hàng. - Nhận hàng từ người vận tải và nếu cần, trả cước phí vận tải cho người chuyên chở. - Sắp xếp việc khai hải quan và trả thuế, lệ phí và các chi phí khác cho hải quan vàcác cơ quan công quyền khác trong trường hợp người nhập khẩu yêu cầu công ty làmdịch vụ này. - Sắp xếp việc lưu kho quá cảnh (transit warehousing) (nếu cần). - Giao hàng đã làm thủ tục hải quan cho người nhận (trong trường hợp TMC đảmnhận việc khai hải quan cho người nhập khẩu). - Giúp người nhận hàng trong việc lưu kho và phân phối hàng hóa nếu cần.  Tư vấn hàng hải Tư vấn cho khách hàng những vấn đề liên quan đến chính sách của cục hàng hải,như kế hoạch phát triển cảng, đàm phán hợp đồng…  Các dịch vụ khác Ngoài các dịch vụ đã nêu ở trên, tùy thuộc vào yêu cầu khách hàng của mình, TMCcũng có thể làm các dịch vụ khác phát sinh trong các nghiệp vụ quá cảnh (transit) và cácdịch vụ đặc biệt khác như các dịch vụ gom hàng hay tập trung hàng (tập trung các lôhàng riêng lẻ lại…) TMC cũng có thể thông báo cho khách hàng của mình về nhu cầutiêu dùng, các thị trường mới, các điều khoản thương mại thích hợp cần phải có tronghoạt động ngoại thương.SVTH: Nguyễn Thanh Thủy Trang 15 25. Phân tích quy trình xử lý bộ chứng từ giao nhận hàng đường biển bằng container BẢNG 3.1: CÁC TUYẾN CHÍNH CÔNG TY TMC ĐANG CUNG CẤP CHO KHÁCH HÀNG Số thứ tự Khu vực Tuyến chính Các nước phổ biến LeHarve, Hamburg Pháp Rotterdam, Antwerp Đức 1 Châu Âu Felixstowe Hà Lan Southampton Bỉ, Anh Singapore, Bangkok Singapore Leamchabang Tháilan,Brunei 2 Đông Nam Á Port klang, Manila Malaysia Muara, Jakarta Indonesia Phnom penh Philipine, Cambodia Hongkong, Shanghai Hong kong Pusan, Inchon Korea Kaoshiung,Tianjing Taiwan 3 Châu Á Keelung, Tokyo Japan Kobe, Osaka China Bejing, Qingdao Longbeach, LosAngeles USA Portland, U.SEast Coast Cananda 4 Châu Mỹ Houston, Vancouver, Toronto Châu Đại Sydney, Melbourne Australia 5 Tây Dương Fremantle, Auckland Newzealand…. Nhận xét: Qua bảng trên cho thấy công ty phục vụ các tuyến đường khá đa dạng, nhằm đem lại nhiều sự lựa chọn cho khách hàng và chủ yếu là khu vực châu Âu và châu Á được khách hàng lựa chọn nhiều nhất vì đây là những thị trường phát triển và năng động nhất là đối với các mặt hàng xuất nhập khẩu. Tuy nhiên công ty cũng nên tăng cường thêm nhiều tuyến khác nhằm củng cố vị thế của công ty trên thị trường giao nhận trong nước và thế giới.3.2.2 Nhiệm vụ của công ty - Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch kinh doanh phù hợp với nhiệm vụ nhànước giao và nhu cầu thị trường. - Đầu tư phát triển công ty cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, từ đó tạo được thế mạnhcho công ty để có thể đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và đặc biệt là thịSVTH: Nguyễn Thanh Thủy Trang 16 26. Phân tích quy trình xử lý bộ chứng từ giao nhận hàng đường biển bằng containertrường nước ngoài. - Hoàn thành kế hoạch kinh doanh, giao nộp thuế cho nhà nước đầy đủ, đúng thời hạn.Hoàn thành kế hoạch luân chuyển hàng hóa đề ra từng năm. - Đảm bảo an toàn lao động, tạo điều kiện tốt cho cán bộ nhân viên được thuận lợi đểhoàn thành tốt kế hoạch đề ra. Xây dựng kế hoạch đào tạo chuyên môn sản xuất nângcao trình độ quản lý, tay nghề đáp ứng cho nhu cầu hiện nay và sau này. - Không ngừng nâng cao hiệu quả và mở rộng tuyến đường vận tải. Dự đoán và nắmbắt kịp thời diễn biến của thị trường nhằm đưa ra mục tiêu kinh doanh có hiệu quả. Căncứ vào biến động của thị trường trong từng giai đoạn, từng năm để đưa ra kế hoạch hoạtđộng của công ty sao cho có lợi nhất. - Khai thác tối đa hiệu quả cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có để mở rộng kinh doanh.Tăng cường công tác quản lý tài chính, tạo mối quan hệ làm ăn tốt đẹp với các nướctrên thế giới nhằm thu được lợi nhuận tối đa và đưa ra biện pháp thích hợp để giảm chiphí. - Nâng cao uy tín và thương hiệu của công ty. - Giữ vững khách hàng và tuyến đường vận tải chủ lực, mở rộng thêm tuyến đườngvận tải mới và khách hàng mới.3.3 Cơ cấu tổ chức và quản lý3.3.1 Sơ đồ tổ chức của công ty VĂN PHÒNG CHI NHÁNH – TP.Hồ Chí Minh HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ – Hà Nội – Hải Phòng – Vinh – Đà Nẵng – Hội An BAN GIÁM ĐỐC – Bình Dương PHÒNG PHÒNG PHÒNG PHÒNG PHÒNG PHÒNG HÀNG HÀNG HẢI HÀNG HÀNH KẾ TOÁN XUẤT AIR QUAN NHẬP CHÍNH HÀNG HÀNG NGUYÊN LẺ CÔNG PHÒNG PHÒNG CHỨNG SALE TỪ HÌNH 3.1: CƠ CẤU TỔ CHỨC NHÂN SỰ CỦA CÔNG TY THAMI SHIPPINGSVTH: Nguyễn Thanh Thủy Trang 17 27. Phân tích quy trình xử lý bộ chứng từ giao nhận hàng đường biển bằng container & AIRFREIGHT COR3.3.2 Chức năng và các nhiệm vụ của phòng ban  Hội đồng quản trị - Chỉ đạo đầu tư phát triển: chỉ đạo ban điều hành lập các phương án đầu tư pháttriển công ty. - Chỉ đạo hoạt động kinh doanh dịch vụ: quán triệt và chỉ đạo kịp thời hoạt độngkinh doanh dịch vụ, đề ra các phương hướng và các biện pháp để thu hút các dịch vụ đạilý giao nhận và đại lý hàng hải. - Chỉ đạo trong công tác sắp xếp tổ chức lao động - tiền lương: xây dựng quy chế trảlương cho cán bộ công nhân viên theo từng chức danh, công việc đảm nhiệm, xây dựngcác quy chế về tổ chức, quy chế làm việc, quy chế chi tiêu… - Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm giám đốc và các cán bộ quản lý quan trọng. - Quyết định thành lập các công ty con, chi nhánh đại diện. - Trình bày, báo cáo quyết toán tài chính.  Các văn phòng chi nhánh Mỗi chi nhánh hoạt động độc lập nhưng phải có trách nhiệm: - Tổng kết báo cáo tình hình hoạt động cho Hội đồng quản trị. - Báo cáo tài chính cho phòng kế toán của công ty. - Giúp đỡ các nhân viên của công ty cũng như các nhân viên của các chi nhánh kháckhi thi hành công việc tại địa bàn của chi nhánh.  Giám đốc điều hành Là người đứng đầu có nhiệm vụ tổ chức và điều khiển mọi hoạt động kinh doanh,dịch vụ của công ty - Là người đại diện theo pháp luật của công ty. - Điều hành, phân công cụ thể việc phụ trách từng lĩnh vực hoạt động trong thànhviên Ban giám đốc. - Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị, các kế hoạch kinh doanh,phương án đầu tư. - Kiến nghị lên cơ quan tổ chức, Hội đồng quản trị các phương án, dự án phát triển. - Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý. - Quyết định mức lương cho nhân viên. - Chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị.  Phòng tài chính kế toán Chức năng của Phòng Kế Toán là quản lý và thực hiện các nguồn tài chính của côngty như : - Làm kế toán, kiểm toán các nguồn vốn, các tài khoản, các nguồn tài chính - Theo dõi tình hình thu chi của công ty và các văn phòng đại diện. - Thực hiện các nhiệm vụ với nhà nước như: đóng thuế, báo cáo tài chính…SVTH: Nguyễn Thanh Thủy Trang 18 28. Phân tích quy trình xử lý bộ chứng từ giao nhận hàng đường biển bằng container Phòng kế toán chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám Đốc đảm trách từng công việc kếtoán tài vụ như: kế toán tổng hợp, tiền lương, quản lý ngân quỹ, theo dõi công nợ…Chịu trách nhiệm với Ban Giám đốc về việc xây dựng kế hoạch tài chính năm.  Phòng hành chính Quản lý về nhân sự, lương bổng, khen thưởng, theo dõi đề bạt cán bộ… - Thực hiện các hợp đồng thuê mướn lao động, nhà xưởng, thiết bị công tác, muavăn phòng phẩm… - Đảm nhiệm việc tổ chức các buổi họp hội đồng quản trị, các buổi họp, liên hoan,tiếp khách… - Tiếp nhận, thực hiện và phân phối công văn, báo chí…  Phòng hải quan Thực hiện và chịu trách nhiệm về các công việc liên quan đến thủ tục hàng hải, khaibáo hải quan. Nói chung là tất cả những chứng từ liên quan đến hải quan.  Phòng sale Có thể nói đây là bộ phận trực tiếp giao dịch với khách hàng, thực hiện công tácnghiên cứu tiếp cận mở rộng thị trường, tổ chức tìm kiếm khách hàng. Soạn thảo và tổchức thực hiện hợp đồng nhằm mang lại hiệu quả tốt cho công ty.  Phòng chứng từ Chịu trách nhiệm về toàn bộ chứng từ vào việc vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu.Phòng chứng từ có nhiệm vụ giao chứng từ cho khách hàng, liên hệ với người vậnchuyển, đại lý và giải quyết mọi khó khăn cho khách hàng. Nhập dữ liệu, làm các chứngtừ cho những lô hàng xuất khẩu hoặc nhập khẩu, liên lạc với khách hàng và xuống cảngkhai hàng, nhận hàng hoặc xuất hàng theo yêu cầu của khách, giao hàng đúng hẹn.3.3.3 Số liệu tình hình lao động của công ty Nhận xét tình hình lao động của công ty: Hầu hết các cán bộ quản lý, điều hành công ty đều có trình độ từ đại học và được côngty bồi dưỡng những khoá học nâng cao chuyên môn, có thể giúp các cán bộ quản lýnâng cao khả năng phản ứng nhanh nhẹn với những thay đổi của thị trường và điều hànhcông ty theo hướng ngày càng phát triển. Bên cạnh đó, nhân viên ở các phòng ban củaTMC đều có trình độ từ cao đẳng trở lên và có nghiệp vụ vững vàng lẫn kiến thức sâurộng về lĩnh vực vận tải. Trong đó, công ty cũng tạo điều kiện làm việc cho những sinhviên mới tốt nghiệp với những khoá huấn luận thường xuyên về nghiệp vụ, nâng cao taynghề cho các nhân viên cũ cũng như mới. Nhờ có một đội ngũ nhân viên với trình độchuyên môn cao góp phần thuận lợi đưa công ty ngày càng phát triển hơn.SVTH: Nguyễn Thanh Thủy Trang 19 29. Phân tích quy trình xử lý bộ chứng từ giao nhận hàng đường biển bằng container BẢNG 3.2: CƠ CẤU SỐ LIỆU LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY TMC Tổng số Tỷ trọng Trình độ Bộ phận ( người) (%) Đại học Cao đẳng Trung họcHội đồng quản trị 3 4.23% 3Ban giám đốc 1 1.41% 1Phòng sale 25 35.21% 25Phòng chứng từ 20 28.17% 18 2Phòng kế toán 7 9.86% 7Phòng hải quan 9 12.68% 5 4Phòng hành chính 3 4.23% 3Bảo vệ 1 1.41% 1Lái xe 2 2.82% 2Tổng cộng 71 100% 62 6 3 (Nguồn: Phòng Hành Chính) 3.4 Phân tích tình hình kinh doanh của công ty trong những năm gần đây 3.4.1 Tình hình kinh doanh giao nhận  Hàng xuất BIỂU ĐỒ 3.1: TÌNH HÌNH KINH DOANH GIAO NHẬN HÀNG XUẤT TẠI CÔNG TY TMC 300 250 200 150 LCL FCL 100 50 0 2004 2005 2006 SVTH: Nguyễn Thanh Thủy Trang 20 30. Phân tích quy trình xử lý bộ chứng từ giao nhận hàng đường biển bằng container  Nhận xét: Nhìn chung, doanh thu vận chuyển hàng xuất khẩu 2 năm 2005, 2006 có tăng so vớinăm 2004. Doanh thu xuất khẩu 2006/2005 là 209,289 USD, doanh thu xuất khẩu2005/2004 là 243,278 USD, tăng 33,989 USD chiếm tỷ trọng 0.34%. Doanh thu từ năm2004 đến 2005 có tăng nhưng đến năm 2006 mức doanh thu này tăng cách đáng kể từ17,882 USD đến 88,136 USD gấp 4.93 lần. Nguyên nhân của sự tăng doanh thu này làdo nền kinh tế thế giới ít biến động và nguồn khách hàng đã ổn định. Bên cạnh đó côngty đã hết sức cố gắng và phấn đấu để vượt qua những khó khăn để đưa doanh thu tăngđều qua các năm. Đây là kết quả của sự nỗ lực toàn công ty.Nguyên nhân hàng FCL ít hơn so với hàng LCL là do hàng FCL là hàng nguyên công,là loại hàng của một chủ hàng với khối lượng lớn, khách hàng của loại hàng này thườnglà khách hàng lớn. Vì vậy sẽ khó tìm hơn là khách hàng của hàng LCL là loại hàng gồmnhiều chủ hàng nhập lại thành một container để xuất hàng đi thì sẽ giảm được chi phí. - Năm 2005/2004 công ty đạt 1.06% hàng FCL và 1.03% hàng LCL. - Năm 2006/2005 công ty đạt 1.41% hàng LCL và 1.02% hàng FCL.Nhìn chung từng loại mặt hàng tăng đều qua các năm cho thấy tình hình công ty pháttriển ổn định và ngày một gia tăng. Đây là một kết quả khả quan của công ty cần đượcgiữ gìn và phát triển.  Hàng nhập  Nhận xét: Cũng giống với hàng xuất trong 3 năm 2004, 2005, 2006 doanh thu hàng nhập khẩucủa công ty vẫn tăng đều qua từng năm. Năm 2005/2004 tỷ lệ tăng cao hơn so với năm2006/2005: năm 2005/2004 tăng 3.54%, năm 2006/2005 tăng 2.1%. Tỷ lệ năm2006/2005 thấp hơn là do lúc này chính sách của nhà nước về xuất nhập khẩu chưa ổnđịnh còn có nhiều thay đổi và ngày càng có nhiều công ty kinh doanhn dịch vụ giốngnhư TMC ra đời nên tỷ lệ cạnh tranh rất lớn. Hàng FCL cũng thấp hơn hàng LCL giốngnhư hàng xuất là do lượng khách hàng của hàng FCL khan hiếm hơn so với hàng LCL.Nhìn chung, doanh thu về lượng hàng nhập khẩu của công ty vẫn tăng đều không bị sụtgiảm. Đây là nỗ lực rất lớn của công ty trong tình hình biến động về chính sách của nhànước, tình hình cạnh tranh ngày càng nhiều. Chính vì vậy công ty phải ngày càng đổimới và phát triển mới có thể phát triển vững mạnh được. BIỂU ĐỒ 3.2: TÌNH HÌNH KINH DOANH GIAO NHẬN HÀNG NHẬP TẠI CÔNG TY TMCSVTH: Nguyễn Thanh Thủy Trang 21 31. Phân tích quy trình xử lý bộ chứng từ giao nhận hàng đường biển bằng container 250 200 150 LCL 100 FCL 50 0 2004 2005 2006  Hàng air  Nhận xét: Do tốc độ tăng trưởng kinh tế và đời sống ngày càng được nâng caonên việc vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không cũng ngày càng được phát triển.Doanh thu về hàng air của công ty đều tăng qua từng năm. Đây ra một kết quả khả quancủa công ty. Cũng giống như hàng nhập và hàng xuất do biến động kinh tế cũng nhưchính sách cho nên mặt dù doanh thu của công ty có tăng nhưng không cao. Hiện naycông ty đang cố khắc phục tình trạng này để doanh thu phát triển cao và ổn định hơn. Bảng 3.3: TÌNH HÌNH KINH DOANH GIAO NHẬN HÀNG AIR (ĐVT: USD)Hàng 2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005 air (%) (%) Giá trị Giá trị Giá trịTổng 212,765 309,468 389,666 2.92 2.51 (Nguồn: Phòng Xuất Nhập Khẩu)3.4.2 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty BẢNG 3.4: TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CÔNG TY TMC (ĐVT: Triệu đồng) Năm 2005/2004 Năm 2006/2005 Nội dung 2004 2005 2006 Tuyệt Tương Tuyệt Tương đối đối (%) đối đối (%) 500 600 800 100 120 200 133.33Vốn kinh doanhDoanh Thu thuần 1,050 1,150 1,406 100 109.52 256 122.26Tổng chi phí 685 767 939 82 111.97 172 122.43SVTH: Nguyễn Thanh Thủy Trang 22 32. Phân tích quy trình xử lý bộ chứng từ giao nhận hàng đường biển bằng containerLợi nhuận trước 365 383 467 18 104.93 102 127.95thuếLợi nhuận sau 298 369 408 71 123.83 110 110.57thuế (Nguồn: Phòng Kế Toán)  Nhận xét: Từ bảng trên ta thấy vốn kinh doanh của công ty tăng dần đều qua các năm từ lợinhuận của hoạt động kinh doanh của công ty. Cụ thể vốn kinh doanh tăng 100 triệuđồng hay 20% năm 2005/2004. Năm 2006/2005 tăng 33.33% tức 200 triệu đồng hơnhẳn năm 2005/2004. Điều này chứng tỏ công ty đã có sự cố gắng và nỗ lực rất lớn đểcải tiến công ty và làm nền móng cho những năm sau đạt được kết quả cao hơn. Còn về tình hình doanh thu thuần phát triển đều qua từng năm tuy nhiên năm2005/2004 tỷ lệ tăng cao hơn so với năm 2006/2005. Năm 2005/2004 đạt 100 triệu tức109.52%, năm 2006/2005 đạt 256 triệu tức 122.26%. Điều này có ý nghĩa là đường lốihoạt động kinh doanh của công ty đúng đắn, chủ trương phù hợp. Công ty cần phát huykết quả này và tiếp tục cố gắng trong các năm tiếp theo nhằm tạo ra một nguồn thu lớncho công ty. Cũng giống như doanh thu thuần lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế cũngtăng đều qua từng năm: năm 2005/2004 lợi nhuận trước thuế là 104.93% tức 18 triệuđồng, lợi nhuận sau thuế 123.83% tức 71 triệu đồng; năm 2006/2005 tăng lợi nhuậntrước thuế 127.95% ứng với 102 triệu đồng 2005/2004, lợi nhuận sau thuế 110.57% ứngvới 110 triệu đồng. Lợi nhuận của công ty đã hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với nhànước vẫn cao và tăng đều qua các năm. Tóm lại là tình hình kinh doanh của công ty khá tốt. Tuy chưa cao nhưng công ty đãcố gắng khắc phục để đưa công ty đi lên và đứng vững trên thị trường như hiện nay.Qua các năm ta thấy chỉ tiêu đều có xu hướng tăng thêm. Công ty phải biết nắm vữngcác thời cơ, các thế mạnh để làm tiền đề phát triển cho các năm tiếp theo. Do đó tiềnlương bình quân trên người của công ty cũng dần tăng cao và mức sống của cán bộ nhânviên công ty cũng dần ổn định. Đây là kết quả của sự nỗ lực của toàn bộ nhân viên côngty TMC.3.5 Đánh giá chung về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty3.5.1 Thuận lợi Trong thời buổi cạnh tranh gay gắt giữa các công ty vận tải trong nước cũng như quốctế, công ty vẫn giữ vững vị trí của mình trên thương trường, đó chính là sự nỗ lực củaban lãnh đạo và các nhân viên trong công ty. Bám sát thị trường, năng động trong tổ chức sản xuất kinh doanh, đã và đang tổ chứcthực hiện công tác tiếp thị tìm kiếm khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ thu hútkhách hàng. Đội ngũ nhân viên giỏi nghiệp vụ, có nhiều kinh nghiệm trong công tác. Khả năng cập nhật thông tin và nắm bắt kịp thời cơ chế quản lý xuất nhập khẩu củanhà nước, điều này làm cho cán bộ nhân viên thực hiện tốt công việc của mình. Việc hoàn thành kế hoạch về doanh thu của từng bộ phận đã góp phần làm tăng hiệuquả chung của toàn công ty, tạo động lực thúc đẩy lớn mạnh không ngừng của công tySVTH: Nguyễn Thanh Thủy Trang 23 33. Phân tích quy trình xử lý bộ chứng từ giao nhận hàng đường biển bằng containertrong thời gian tới. Mối quan hệ giữ các bộ phận trong công ty rất chặt chẽ, tạo được sự phối hợp nhịpnhàng trong công ty. Cán bộ công nhân viên làm việc tận tụy, nhiệt tình, không quảnngày đêm phục vụ khách hàng. Được sự quan tâm chỉ đạo và hổ trợ của ban lãnh đạo công ty, đặc biệt là việc đầu tưcho công ty đã tạo đối trọng cần thiết cho việc đàm phán với khách hàng mối quan hệvới khách hàng có nhiều cải thiện, cả hai cùng phối hợp.3.5.2 Khó khăn - Nhân viên đã nỗ lực làm việc nhưng còn một số rủi ro, sơ suất làm ảnh hưởng đếncông tác giao nhận nhưng đã khắc phục được nên vấn đề này không đáng lo ngại. - Ngoài ra còn có những yếu tố bên ngoài như do thị trường kinh tế, tài chính thế giớivà khu vực luôn biến động ảnh hưởng đến thị trường xuất nhập khẩu và đầu tư vào ViệtNam. - Việc quảng bá công ty chưa tích cực nên khả năng tiếp cận khách hàng còn hạn chế. - Một số chính sách, cơ chế quản lý kinh tế của Nhà nước còn thiếu đồng bộ, chưa cụthể. Thủ tục Hải quan có cải cách nhưng chưa thông thoáng để rút ngắn thời gian thôngquan hàng xuất nhập khẩu. Một số chi phí bồi dưỡng trong khâu cung ứng dịch vụkhông có chứng từ gây khó khăn trong hoạt động cũng như trong thực hiện chế độchứng từ thu chi tài chính. - Do xu thế mới vừa xuất hiện trong những năm gần đây, đó là những đơn vị sản xuấtđã và đang tìm cách tổ chức khép dây chuyền kinh doanh của mình, tự do tổ chức đầutư tàu, tự thực hiện giao nhận… Xu thế này đang ngày càng phát triển ở hầu hết cácdoanh nghiệp trong nước cũng như ngoài nước, trong khi đội vận tải và giao nhận đangthừa năng lực. Đây cũng là một khó khăn không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quảkinh doanh mà còn làm suy giảm, phân tán khả năng đầu tư, đổi mới phương tiện thiếtbị và phương tiện làm hàng của ngành giao nhận. - Về mặt dịch vụ vận tải biển: đang phát triển ồ ạt, có đến hơn 300 doanh nghiệp làmđại lý tàu, đại lý vận tải, đại lý giao nhận, nhưng nhiều doanh nghiệp không có cán bộ,không có thị trường mà chỉ làm bình phong cho các văn phòng đại diện hoặc doanhnghiệp nước ngoài khai thác thị trường, dẫn đến tình trạng cạnh tranh, giảm giá tùy tiệnlàm thiệt hại cho các doanh nghiệp nhà nước. Tóm lại, trong tình hình khó khăn hiện nay, công ty đã biết khắc phục những khó khănvà tận dụng được những khả năng của mình, có những hướng đi mới để phát triển côngty. Các dịch vụ do công ty cung cấp đã đáp ứng phần nào các yêu cầu của khách hàngtrong nước cũng như ngoài nước. Nhanh chóng, mọi lúc, mọi nơi với đội ngũ cán bộđầy kinh nghiệm về kinh tế và hàng hải, hoàn toàn có thể giải quyết những yêu cầu củakhách hàng về hàng hải và các dịch vụ có liên quan đến vận tải và giao nhận hàng hóa.SVTH: Nguyễn Thanh Thủy Trang 24 34. Phân tích quy trình xử lý bộ chứng từ giao nhận hàng đường biển bằng container CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH QUY TRÌNH XỬ LÝ BỘ CHỨNG TỪ HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG CONTAINER ĐƯỜNG BIỂN.4.1 Quy trình xử lý bộ chứng từ hàng xuất 9 Người nhận Người gởi (Shipper) (Consignee) 3 Hải quan 1 2a 5 3 Đại lý giao TMC (Forwarder) 8 nhận của TMC 2b 4 6 Hãng tàu (Shipping Lines) Ship Đại lý của 7 7 hãng tàu HÌNH 4.1 : QUY TRÌNH XỬ LÝ BỘ CHỨNG TỪ GIAO NHẬN HÀNG XUẤT  Hàng nguyên Container (FCL – Full Container Load) Hàng nguyên container là lô hàng của người gửi hàng, có khối lượng tương đối lớn,đòi hỏi phải xếp trong một hoặc nhiều container. Công ty nhận container từ người gửihàng (Shipper) ở nơi đi và giao nguyên container cho người nhận (Consignee) ở nơiSVTH: Nguyễn Thanh Thủy Trang 25 35. Phân tích quy trình xử lý bộ chứng từ giao nhận hàng đường biển bằng containerđến.  Bước 1: Chuẩn bị hàng xuất khẩu Sau khi thỏa thuận xong việc ủy thác của chủ hàng, công ty sẽ tiến hành khảo sátcác lô hàng được xuất khẩu: - Về loại hàng: công ty sẽ xem hàng đó thuộc loại hàng gì: hàng mậu dịch, hàng phimậu dịch. Từ việc phân loại hàng, công ty xác định được những yêu cầu về vật liệuchèn lót thích hợp phụ thuộc vào tính chất hàng hóa. Công việc này rất quan trọng trongviệc bảo quản hàng hóa trong quá trình bốc xếp, bảo quản và vận chuyển hàng hóa. - Về số lượng hàng: để xác định số lượng vật liệu chèn lót hàng. Số lượng hàng ảnhhưởng đến việc đăng ký chỗ trên tàu khi lập cargo list, packing list cho hàng khi xếp lêntàu. Bước 2: Đăng ký chỗ trên tàu - Về phía khách hàng TMC cung cấp lịch trình của tàu chạy (Sailing schedule) cho khách hàng theo yêucầu của họ. Qua đó, khách hàng có thể biết được thời gian tàu chạy và thời gian tàu đếnđể chuẩn bị hàng và book chỗ cho số hàng cần xuất. Công ty cũng tư vấn cho kháchhàng trong việc chuyên chở hàng hóa như xem xét tuyến đường, phương thức vậnchuyển cho phù hợp với L/C quy định (hàng cho phép chuyển tải hay không cho phépchuyển tải), làm thủ tục cho lô hàng trước khi đưa lên tàu. Lịch tàu này do các hãng tàucung cấp, thường theo lịch trình hàng tháng. Người giao nhận yêu cầu chủ hàng cấp Bảng danh mục hàng hóa (Cargo list)nhằm chứng tỏ chủ hàng đã sẵn sàng có hàng để xuất và TMC nắm được các chi tiết vềhàng hóa để cung cấp cho hãng tàu. Đồng thời thoả thuận các yêu cầu và điều kiện theotừng hình thức giao nhận như kho hàng, dịch vụ từ cửa đến cửa, đóng cước phí, làm cácthủ tục xuất hàng…Sau đó, chủ hàng sẽ lưu cước với công ty. - Về phía hãng tàu TMC sẽ liên hệ với hãng tàu và quyết định lựa chọn hãng tàu sẽ đi. Việc lựa chọnhãng tàu nào tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố như: giá cước, chất lượng dịch vụ, tuyếnđường, thời gian vận chuyển (theo yêu cầu của chủ hàng) và mối quan hệ giữa công tyvới hãng tàu đó… Công ty tiến hành đăng ký chỗ trên tàu sau khi đã thoả thuận chi phí vận chuyển.Trong phần này công ty cần nghiên cứu phân tích thị trường thuê tàu để đưa ra nhữngquyết định đúng đắn khi thuê tàu cho có hiệu quả. Công ty liên lạc với các đại lýcontainer có tàu theo luồng mà mình cần, nắm bắt lịch trình để chuẩn bị hàng và tiếnhành làm các thủ tục xuất hàng. Hãng tàu sẽ căn cứ vào Cargo list và khả năng thực tế của con tàu để giữ chỗ chohàng hóa và cung cấp lệnh giao vỏ container cho công ty. Thời hạn lưu container tại khođóng hàng và hạ bãi tùy thuộc vào từng hãng tàu. Thông thường, vỏ container đượcmượn miễn phí đem về kho khoảng 3 ngày. Sau khi làm xong thủ tục xuất hàng,container được lưu tại bãi tối đa khoảng 7 ngày cho đến ngày tàu khởi hành. Thời hạnnày cũng tùy thuộc vào từng hãng tàu và tùy từng cảng lấy và hạ container. Giữcontainer quá hạn cũng như hạ container quá sớm sẽ bị phạt. Chủ hàng nhận container rỗng và đóng hàng vào container tại kho riêng hay tại bãicontainer tùy theo sự lựa chọn hình thức đóng hàng của chủ hàng.SVTH: Nguyễn Thanh Thủy Trang 26 36. Phân tích quy trình xử lý bộ chứng từ giao nhận hàng đường biển bằng container  Bước 3: Tiến hành thủ tục hải quan Sau khi khách hàng lưu cước, chúng ta yêu cầu khách hàng gởi Invoice vàPacking list và các chứng từ khác nếu có như L/C, giấy chứng thư bảo hiểm … hoặcnhững thông tin liên quan đến lô hàng xuất để công ty tiến hành làm thủ tục cho lôhàng. Trình tự làm thủ tục hải quan dược thể hiện qua sơ đồ sau:(1) Bộ chứng từ làm thủ tục hải quan gồm có: - Giấy giới thiệu: 1 bản chính. - Phiếu tiếp nhận làm thủ tục hải quan: 2 bản chính (1 bản dành cho hải quan, 1 bảndành cho người khai hải quan). - Tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu/nhập khẩu màu hồng: 2 bản chính. - Hóa đơn thương mại: 1 bản chính, 1 bản sao y. - Bản kê chi tiết hàng hóa: 1 bản chính, 1 bản sao y. - Hợp đồng mua bán ngoại thương: 1 bản sao y. - Giấy phép xuất khẩu của cơ quan chuyên ngành: 1 bản sao y. (1) Chuẩn bị bộ chứng từ (2) Đăng ký mở tờ khai (3) Kiểm hóa HÌNH 4.2: QUY TRÌNH LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN HÀNG XUẤT(2) Đăng ký mở tờ khai - Tùy theo trên lệnh cấp container rỗng chỉ định hạ container tại bãi container củacảng nào thì ta tiến hành mở tờ khai tại cảng đó. Sau khi hoàn thành bộ hồ sơ, chúng tasẽ nộp vào phòng tiếp nhận hồ sơ của hải quan. Cán bộ hải quan sẽ đối chiếu nợ thuếtrong doanh sách các doanh nghiệp đang bị cưỡng chế về thuế, nếu doanh nghiệp đangnợ thuế sẽ không được đăng ký thủ tục hải quan. - Sau khi đối chiếu xong, nếu doanh nghiệp không bị nợ thuế, cán bộ hải quan sẽ nhậpdữ liệu lô hàng vào hệ thống máy vi tính và phân công cán bộ hải quan trực tiếp xuốngkiểm tra lô hàng và sẽ cung cấp cho chúng ta số tờ khai.(3) Kiểm hóa - Để biết được cán bộ hải quan nào xuống kiểm hóa, chúng ta nhìn vào bảng phâncông kiểm hóa dò theo số tờ khai. Theo quy định kiểm hóa gồm hai cán bộ hải quan. - Theo danh mục hàng hóa khai báo mà lãnh đạo hải quan sẽ ghi kiểm hóa toàn bộ haykiểm theo phần trăm vào tờ khai. Có một số mặt hàng sẽ được miễn kiểm.SVTH: Nguyễn Thanh Thủy Trang 27 37. Phân tích quy trình xử lý bộ chứng từ giao nhận hàng đường biển bằng container - Mời cán bộ hải quan đã được phân công xuống bãi container để kiểm tra hàng. Saukhi kiểm tra xong, hải quan sẽ ghi kết quả kiểm hóa và ký xác nhận vào tờ khai.Container sẽ được niêm phong bằng kẹp chì của hải quan và kẹp chì của hãng tàu.  Bước 4: Giao hàng cho hãng tàu Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan, tiến hành giao hàng cho hãng tàu. Nhân viêngiao nhận sẽ mang tờ khai xuống phòng điều độ cảng để vào sổ tàu. Đây là khâu cuốicùng trong quy trình xuất hàng tại cảng những cũng là khâu rất quan trọng. Vì sau khivào sổ tàu, nghĩa là lô hàng sẽ được xếp lên tàu để xuất đi.  Bước 5: Phát hành HB/L Bộ phận hàng xuất của công ty sẽ phát hành House B/L được lập dựa trên tín dụngthư (L/C), Packing List, Invoice, giấy chứng nhận xuất xứ, giấy bảo hiểm hoặc nhữngchi tiết do người gởi hàng cung cấp sau khi đã hoàn tất thủ tục hải quan. Khi lập House B/L (HB/L) để giao cho Shipper, người giao nhận chú ý đến điềukiện về cước phí đã được thỏa thuận trong Booking Note: - Nếu là Freight Prepaid: khi nào cước phí được thanh toán xong, người giao nhậnmới giao B/L gốc hoặc surrendered B/L hoặc Sea Waybill (tùy theo khách hàng yêu cầuphát hành loại B/L nào). - Nếu là Freight Collect: có thể giao ngay cho chủ hàng sau khi đã lập xong và đãthanh toán phí chứng từ.  Bước 6: Phát hành MB/L Công ty sẽ dựa vào chi tiết trên HB/L để cung cấp chi tiết cho hãng tàu để pháthành MB/L. Vận đơn này phải hoàn hảo “Clean”, xác nhận hàng đã lên tàu “On board”.Sau đó, hãng tàu sẽ fax cho chúng ta kiểm tra. Tùy theo yêu cầu, hãng tàu sẽ phát hànhSurrendered MBL, Original MB/L hay Seawaybill.  Bước 7: Gởi chứng từ cho đại lý hãng tàu Hãng tàu gửi MB/L và Manifest theo tàu đến đại lý của mình tại cảng đến. Tạicảng đến, đại lý hãng tàu thu hồi B/L và Manifest để làm thủ tục hải quan nhập khẩu lôhàng.  Bước 8: Gởi chứng từ cho đại lý TMC Sau khi đã có đầy đủ chứng từ : MB/L, HB/L, INV, P/L, Debit note hoặc Creditnote, công ty sẽ gởi thông báo lô hàng (Shipping Advice) cho đại lý của mình kèm theocác chứng từ của lô hàng tại cảng đến để họ theo dõi thời gian tàu đến cảng đến, chuẩnbị tốt cho việc phát hành lệnh giao hàng và các thủ tục khác để khách hàng làm thủ tụcnhận hàng thuận lợi.  Bước 9: Gởi chứng từ cho người nhận Shipper gửi toàn bộ chứng từ cần thiết cho việc nhận lô hàng đến cho người nhận(Consignee). Việc chuyển chứng từ có thể qua ngân hàng (nếu thanh toán bằng L/C)hoặc gởi thẳng đến người nhận bằng DHL.  Hàng lẻ (LCL – Less than Container Load) Hàng lẻ LCL là lô hàng của một người gửi có khối lượng nhỏ, không đủ đóng trongmột container. Để giảm chi phí và thời gian vận chuyển, các chủ hàng lẻ thường nhờđến dịch vụ gom hàng.SVTH: Nguyễn Thanh Thủy Trang 28


Comments

Copyright © 2024 UPDOCS Inc.